Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LẬT TẨY HIỆN TẠI

LẬT TẨY HIỆN TẠI Câu nói thật thà của ông Nguyễn Thiện Nhân để cố gắng mang lại niềm tin cho bà con mất đất ở Thủ Thiêm đã cho chúng ta thấy...

LẬT TẨY HIỆN TẠI
Câu nói thật thà của ông Nguyễn Thiện Nhân để cố gắng mang lại niềm tin cho bà con mất đất ở Thủ Thiêm đã cho chúng ta thấy một vấn đề rất hệ trọng của đất nước mình: sự đoàn kết quốc gia.
Câu nói ấy đã khẳng định một điều: cuộc hòa giải Bắc Nam sau 43 năm hòa bình và thống nhất đất nước đã bất thành. Làm sao mà ko bất thành khi người miền Bắc vẫn xem người miền Nam như kẻ bại trận với ánh mắt đề phòng? Làm sao mà ko bất thành khi người Nam lưu lạc khắp thế giới như một phần dân tộc lưu vong và quay nhìn về cố quốc với đôi mắt thù hằn của kẻ bị ruồng bỏ? Làm sao mà không bất thành khi hệ tư tưởng và quan điểm sống khác nhau do chiến tranh và lịch sử lệ thuộc ngoại bang của đất nước này để lại? Làm sao mà không bất thành khi một người miền Nam sinh ra đã lưu truyền trong máu ý thức về sự tự do bình đằng trong khi người miền Bắc thừa hưởng ngay từ trong bụng mẹ lý thuyết về cuộc đầu tranh giai cấp cũng như lòng tôn sùng Bác và Đảng?
Ngay trong bộ máy cầm quyền của đất nước, sự bất thành ấy càng rõ rệt hơn nữa. "Tấm gương" của sự phân chia vùng miền Bắc Nam trong chính trị đã ko giúp ích một chút nào cho việc hòa giải mà còn khiến tình trạng bất thành của nó ngày càng thêm trầm trọng.
Khi bộ máy đã mặc định, "ngôi vua" của chế độ (TBT) phải là người miền Bắc (có lý luận?), còn người Nam chỉ được phép làm đến chức Thủ tướng hay chủ tịch nước, chúng ta đã có thể hình dung về tính bền chắc của đoàn kết giữa các lãnh đạo cấp cao của hai miền. Dù có giỏi che dấu đến đâu, sự xung đột tinh thần Bắc - Nam vẫn âm ỉ xảy ra, giống như mặc định của các gia đình phong kiến truyền thống (khiến mâu thuẫn và cả hận thù luôn xảy ra giữa những người con cùng mẹ cùng cha với nhau) con trai trưởng phải là kẻ hưởng gia tài cha mẹ để lại.
Không phải người miền Nam ko có kẻ đi lừa gạt người khác nhưng cần phải trung thực để nói với nhau điều này: người Nam ko tin người Bắc về nhiều phương diện, trong đó có cả tính thật thà, sự đãi bôi (do tác động của điều kiện địa lý quốc gia đến tâm tính con người mà thôi). Chính vì thế mà ông Nhân buộc phải buông một câu nói mà ông, có thể chưa thể tính đến hậu quả của nó.
Người ta có thể quy cho ông Nhân cố tình gây chia rẽ Bắc - Nam hoặc tệ hơn là sự mặc định của ông về tính không thật thà của người Bắc. Và dĩ nhiên, dù không muốn, nó cũng sẽ đụng đến tự ái của các lãnh đạo người miền Bắc. Và kết cục, những điều này sẽ gây khó khăn cho con đường hoạn lộ của ông Nhân, dù xét về bản chất, người ta vẫn phải thừa nhận ông ấy là một chính khách hết sức thật thà và có phần bất cẩn!
Tôi có nhiều bạn thân là người Bắc, tôi yêu quý họ, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn thấy rằng, giữa người Bắc và người Bắc, cũng như giữa người Nam với người Nam, việc thông hiểu tâm hồn lẫn nhau của họ dễ hơn là giữa người Nam và người Bắc.
Sự phân chia Bắc Nam có từ trong lịch sử chia tách đàng trong đàng ngoài, chiến cuộc sông Gianh, thực dân Pháp chia để trị, chiến tranh Cộng sản - Cộng hòa, cuộc di dân bi thảm của thuyền nhân miền Nam. Lịch sử không có tội mà tội lệ nằm ở những con người tạo ra lịch sử đó. Dù đất nước đã thống nhất về chính trị - xã hội - kinh tế sau hơn 40 năm nhưng có thể nói rằng, chưa hề có một tinh thần quốc gia thống nhất. Chính ông Nhân lật tẩy lịch sử của chúng ta chỉ bằng một câu nói (ko biết có ngẫu hứng hay không) trong một chiều buồn bã ở Thủ Thiêm - Sài Gòn - miền Mam.
Nếu một quốc gia không đạt độ thống nhất về tinh thần thì tương lai của nó sẽ như thế nào? Xin thưa: sẽ là sự phân rã!
_Ngọc Vinh_




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo