Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VIỆT NAM CÓ VỠ NỢ ? – dưới góc nhìn của doanh nghiệp (Phần 1 )

VIỆT NAM CÓ VỠ NỢ ? – dưới góc nhìn của doanh nghiệp (Phần 1 ) Cách đây hơn 5 năm lúc trà dư tửu hậu tôi thường “chém gió” với bạn bè về tìn...

VIỆT NAM CÓ VỠ NỢ ? – dưới góc nhìn của doanh nghiệp (Phần 1 )
Cách đây hơn 5 năm lúc trà dư tửu hậu tôi thường “chém gió” với bạn bè về tình hình kinh tế chính trị,với kinh nghiệm của một người làm kinh doanh tôi dự đoán tương lai Việt Nam không thể nào sáng sủa, với việc mượn thật nhiều nợ để tiêu sài vô tội vạ,tham nhũng,thất thoát tràn lan rồi cái gì đến nó cũng sẽ phải đến
Thật ra Quốc Gia và Doanh Nghiệp có mô hình gần như giống nhau việc quản lý hiệu quả đầu tư,quản trị nguồn nhân lực, quản lý vốn, chống tham nhũng,chống thất thoát đều rất quan trọng đến sự tồn vong của doanh nghiệp cũng như của quốc gia.
VAY NỢ
Để phát triển sx kinh doanh DN và QG đều cần phải vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư cơ sở hạ tầng
Việc vay nợ là không khó, nhưng làm thế nào đề sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả lại là cực kỳ khó khăn chính vì lẽ đó các ngân hàng luôn luôn phải thẩm định thật kỹ lưỡng dự án mà doanh nghiệp đầu tư, xem tính khả thi, khả năng sinh lợi và khả năng hoàn vốn của dự án.
Đối với QG cũng vậy,việc vay nợ nước ngoài bây giờ khá dễ dàng,tuy nhiên nếu sử dụng nguồn vốn vay vào dự án ít sinh lợi,thiếu hiệu quả và quản lý kém làm thất thoát nguồn vốn vì tham nhũng thì hậu quả gánh chịu sẽ hết sức nặng nề, thậm chí đến thời hạn nợ mà không trả được thì sẽ khả năng vỡ nợ là chuyện xảy ra như “cơm bữa”
Chúng ta đừng nghĩ rằng nước nghèo mới vỡ nợ,thật ra những quốc gia giàu có như Tây Ban Nha cũng đã từng vỡ nợ, danh sách vỡ nợ càng kéo dài ra như Hy lạp-2012,Nga 1998,Jamaica (2 lần),Peru,Urunguay,Peurto Rico,Venezuela,Achentina -10 lần  ) và sắp tới đây Italia một quốc gia giàu có cũng đang nằm trong vòng “nguy hiểm”
Chính vì lẽ đó bất kỳ quốc gia nào khi vay nợ đều hết sức thận trọng,mọi khoản vay nợ đều được minh bạch công khai mục đích sử dụng và phải vượt qua nhiều vòng kiểm duyệt của các đại diện nhân dân là thượng viện,hạ viện,quốc hội.v.v để mổ xẻ,phân tích,phản biện,chỉ trích,thậm chí là “chửi nhau” trước khi được thông qua.
Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra đối với một doanh nghiệp khi vay tiền và kinh doanh thu lỗ,thất thoát tài sản.
Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện những công việc sau để vượt qua khủng hoảng
+ Cắt giảm chi phí tối đa,giảm lương và sa thải bớt nhân viên,bán bớt tài sản,quản lý chặt chẻ tài sản của doanh nghiệp tránh thất thoát
+ Báo công an và ra tòa để thu hồi tài sản mất mát do tham nhũng,trộm cắp
+ Tái cấu trúc lại doanh nghiệp,thay đổi mô hình quản lý và tăng cường các hoạt động đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và mang lại nguồn tiền mặt để tăng tính thanh khoản
+ Bán tài sản,đất đai và vay thêm tiền để trả chi phí hoạt động và  nợ tới hạn (đảo nợ ),
Giải pháp cuối cùng:  nếu không vay được tiền  thì tuyên bố phá sản và giao tài sản thế chấp,đất đai cho ngân hàng

Còn đối với một QG khi vay tiền đầu tư kém hiệu quả,thất thoát,lãng phí và tham nhũng họ sẽ làm gì ?
+ Tinh giảm biên chế bộ máy gọn nhẹ,sa thải bớt những bộ ngành "thừa xếp" thiếu nhân viên chuyên môn,siết lại các quy định về chi tiêu chính phủ và quản lý tài sản công.
+ Chống tham nhũng, bắt bỏ tù những quan chức tham nhũng và thu hồi tài sản của quan chức tham nhũng,làm trong sạch bộ máy quản lý.
+ Tái cấu trúc lại hoạt động của bộ máy nhà nước,thay đổi thể chế để có thể kiểm soát tham nhũng quyền lực (tam quyền phân lập,thay đổi phương cách bầu cữ,đa nguyên,tự do ngôn luận để nâng cao vai trò kiểm soát của báo chí và nhân dân.v.v )
+ Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,bán tài sản công,đất công để trả nợ,đẩy mạnh tốc độ khai thác tài nguyên khoán sản,dầu mỏ,BĐS, tăng thu tất cả các loại thuế phí
+ In thêm tiền để trả nợ và chi tiêu
+ Vay và phát hành trái phiếu để đảo nợ và duy trì bộ máy nhà nước.
 + Nếu không vay được nợ thì phải “gán nợ” bằng đất đai,cảng biển,đảo và các vị trí chiến lược để đổi lấy điều kiện “bơm vốn” và gia hạn nợ
Và cuối cùng nếu không vay được tiền và không được gia hạn nợ thì tuyên bố vỡ nợ
Quốc gia và DN về sản xuất kinh doanh,quản lý và tài chính gần như là giống nhau, chỉ có khác ở chổ DN thì ở quy mô nhỏ,QG thì ở quy mô lớn hơn
DN khi gặp khủng hoảng thì có thể cân đối tài chính dễ dàng hơn bằng cách giảm chi phí “sa thải” nhân viên,bán bớt tài sản,đất đai
Nhưng đối với quốc gia thì điều này rất khó có thể thực hiện,việc bán tài sản,đất đai còn liên quan đến vấn đề chính trị, chủ quyền và an ninh quốc gia,còn việc tinh giảm biên chế Việt Nam đã hô hào cả chục năm nay mà bộ máy thì cứ ngày càng phìng ra. 
tôi sẽ phân tích trong phần tiếp theo của bài này về THỰC TRẠNG VIỆT NAM và GIẢI PHÁP với góc nhìn của một doanh nghiệp (chủ đề NỢ CÔNG  này sẽ rất dài,trong khuôn khổ 1 bài viết  không thể thể hiện hết được mọi khía cạnh,tôi sẽ cắt ra làm nhiều phần để các bạn dễ tiếp cận )

Nguồn : Yen Vo



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo