Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

"ĂN CƠM QUỐC GIA, THỜ MA CỘNG SẢN"

"ĂN CƠM QUỐC GIA, THỜ MA CỘNG SẢN" Ngày 30 tháng 4 năm 1975, một đám trí thức "ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản" nhảy lê...

"ĂN CƠM QUỐC GIA, THỜ MA CỘNG SẢN"

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, một đám trí thức "ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản" nhảy lên sướng thỏa. Để rồi chỉ vài năm sau, bọn họ thất vọng ê chề!

Điển hình là Hạ Đình Nguyên. Nguyên sinh năm 1943 nơi miền núi Lở sông Vu Gia xứ Quảng Nam. Lúc đang học ban Triết, ĐH Văn khoa Saigon, Nguyên theo Việt cộng, giữ chức Chủ tịch Ủy ban Phối hợp Hành động của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn. Năm 1968 bị bắt đi tù Côn Đảo, đến cuối năm 1973 được trả tự do.

Sau 1975, Đại học Văn khoa và Đại học khoa học Sài Gòn được sáp nhập thành Đại học Tổng hợp, Nguyên vô Đảng, được bổ làm Bí thư Đoàn trường. 

Được 2 năm, miền Nam đói sảng, Nguyên sáng mắt, chuyển sang chửi Đảng. Nguyên hay ví von câu của Sartre: Tous les communistes sont des chiens! (Tất cả những thằng cộng sản đều là con chó!), rồi bỏ về vườn.

Hóa ra Nguyên chiêu hồi hậu 75 còn nhanh hơn đám Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giầu, Huỳnh Kim Báu, Lê Thân ... Duy còn Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn thổi ống đu đủ cho Đảng (mặc dù con gái y đã đi Mỹ rồi).

Sau 36 năm sống trong lòng chủ nghĩa xã hội, tháng 3 năm 2011, Hạ Đình Nguyên viết trong tác phẩm “Ngày ấy giảng đường” (sách tự in) rằng Nguyên sai lầm khi đi theo Việt cộng và rằng chế độ Việt Nam Cộng hòa tốt hơn cộng sản ngàn lần.

Ngày 13 tháng 8 năm 2011, Nguyên viết bài tùy bút "Anh hãy ngồi xuống đây", có đoạn đọc thấy cay cay:

"Chiều ngày 29 tháng 4, giờ thứ 25 của cuộc chiến.

Bịn rịn với gia đình, giằng co với lý trí, Chung chia tay với mọi người thân sơ, vẫn trong bộ đồ hải quân rất ư hãnh diện, hớt hãi chạy xuống Nhà Bè, lên một chiếc Hải thuyền cùng đồng đội của nó, vượt qua sông rạch trong đêm, bị súng trên bờ dập xuống, suýt chết mấy đợt, vượt ra được biển khơi có tàu lớn đợi.

Nó định cư ở Mỹ, một thời gian làm Cảnh sát khu vực rồi nghỉ hưu. Mỗi năm đều về thăm nhà, không bao giờ nói chính trị, không nhắc đến Hoàng Sa. Tôi cũng thế! Tôi vờ quên đi, nó vờ quên đi. Nhưng tôi vẫn nhớ, nó vẫn nhớ. Nó vờ quên vì lòng nhân hậu của nó đối với tôi. Tôi vờ quên vì lòng hổ thẹn bởi sự không toàn vẹn lãnh thổ. Vì không chỉ có Hoàng Sa, mà còn Trường Sa, và bao nhiêu vùng nữa trong đất liền.

Ban đầu, khi bỏ chạy, nó nghĩ nó là kẻ thua cuộc, thiếu chính nghĩa vì đi với Mỹ. Sau này nó không nghĩ thế, có thể nó nghĩ kẻ ấy là tôi. Một cú đánh hồi mã thương đau đớn của lịch sử, một sự lừa mỵ có tính thời đại…"

Hóa ra chỉ khi bị đói nghẹn bởi cái gọi "thực tiễn là thước đo chân lý" thì những trí thức miền Nam theo Việt cộng trước 75 mới kịp vỡ rằng “Những thiên đường vỡ chợ, những học thuyết đứng đường" (thơ Trần Mạnh Hảo).

Trịnh Bá Truyền





Không có nhận xét nào

Quảng Cáo