Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

INDO-PACIFIC (phần 8, bản dịch nguyên văn) HIỆN ĐẠI HOÁ QUAN HỆ ĐỒNG MINH

INDO-PACIFIC (phần 8, bản dịch nguyên văn) HIỆN ĐẠI HOÁ QUAN HỆ ĐỒNG MINH  3/ ÚC ​ Quân đội Mỹ và Úc đã cùng nhau chia sẻ chiến trường trong...

INDO-PACIFIC (phần 8, bản dịch nguyên văn)

HIỆN ĐẠI HOÁ QUAN HỆ ĐỒNG MINH 

3/ ÚC

Quân đội Mỹ và Úc đã cùng nhau chia sẻ chiến trường trong mỗi cuộc mâu thuẫn chính kể từ chiến tranh thế giới lần 1 và đã kỷ niệm “100 năm đầu tiên của tình bạn” vào năm 2018. 

Hơn 1 thế kỷ qua, Mỹ-Úc đã thực hiện nhiều hoạt động liên minh, huấn luyện và diễn tập, hợp tác tình báo và phát triển năng lực. Mỹ và Úc chia sẻ cam kết xây dựng việc trao đổi thông tin của các lực lượng vũ trang, hợp tác đảm bảo an ninh ở khu vực Indo-Pacific trong tương lai, và tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để thích nghi với những nguy cơ mới. 

Lực lượng quân sự của Úc đang đảm nhận vai trò huấn luyện, bảo vệ lực lượng và cố vấn cho cuộc chiến chống ISIS ở Iraq. Cam kết đáng kể của Úc đối với sự an toàn và ổn định của Afghanistan cũng đang giúp hiện đại hóa mối quan hệ đồng minh Mỹ-Úc thông qua việc đóng góp nhiệm vụ hỗ trợ kiên quyết (RSM) do NATO dẫn đầu đối với việc huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ Bộ quốc phòng và Lực lượng an ninh của Afghanistan. 

Úc cũng là nước đóng góp chính cho hoạt động thực hiện nghị quyết của Liên Hiệp quốc nhằm buộc Triều Tiên phải tuân thủ những nghĩa vụ quốc tế, và là đối tác chính trong việc xây dựng khả năng chống khủng bố ở Philippines.

​Cả Mỹ và Úc đều đang tăng cường an ninh ở khu vực Indo-Pacific bằng những chính sách hợp tác và ưu tiên cụ thể hơn, làm nền tảng cho sự có mặt tại khu vực bằng việc tăng cường khả năng trao đổi thông tin để giải quyết những nguy cơ mới, tăng cường tập trung vào những đảo quốc ở Thái Bình Dương, các kế hoạch gia tăng ảnh hưởng của lực lượng Mỹ-Úc cũng như là các cơ hội tập huấn và diễn tập đặc biệt được tạo ra trong suốt quá trình.
Bộ quốc phòng Mỹ cũng đang hợp tác với Úc trong lĩnh vực an ninh mạng, không gian, khoa học và công nghệ quốc phòng. Mỹ-Úc cũng đã xây dựng quan hệ đối tác trong lĩnh vực tình báo quốc phòng suốt một thời gian dài bằng việc thường xuyên trao đổi thông tin và các đánh giá, điều này đã giúp Mỹ nâng cao khả năng và sự nhận biết các tình huống thực tế, tăng cường khả năng hoạt động cùng nhau để hỗ trợ cho sự ổn định ở khu vực và trật tự thế giới dựa trên các điều lệ. 

Mỹ và Úc có kế hoạch triển khai mô hình mới về phát triển, đào tạo và bền vững, đồng thời tiếp tục chuyển đổi những tổ chức và quy trình quốc phòng để đáp ứng các thử thách mới.
 
VỊ THẾ CỦA MỸ TẠI ÚC
Vào năm 2014, Mỹ và Úc đã ký “Thỏa thuận tư thế lực lượng Hoa Kỳ”, thỏa thuận hơn 25 năm này sẽ quản lý “Kế hoạch tư thế lực lượng Hoa Kỳ” và tạo thêm nhiều cơ hội để các lực lượng Mỹ-Úc làm việc song phương, cũng như là trong các hoạt động khu vực và đa phương, trong những lĩnh vực xây dựng năng lực hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HA/DR).

​Có 2 “Sáng kiến tư thế lực lượng Hoa Kỳ” ở miền Bắc nước Úc: (1) tăng cường hợp tác không quân, cải thiện khả năng trao đổi thông tin bằng việc huấn luyện dài hơn và hiện đại hơn; và (2) hàng năm luân chuyển đến 2.500 lính thủy quân lục chiến thuộc Lực lượng luân chuyển biển Darwin (MRF-D). Các “kế hoạch tư thế lực lượng Hoa Kỳ” sẽ giúp nâng cao khả năng kết hợp để phản ứng với những khủng hoảng và nguy cơ, tăng cường khả năng trao đổi thông tin và tham gia nhiều hơn với các đối tác khu vực.

​Trong năm 2018, Lực lượng luân chuyển biển Darwin (MRF-D) đã hoàn thành đợt luân chuyển lần thứ 7, tập huấn với các lực lượng từ Úc và 12 quốc gia trong khu vực, đang triển khai như là một phần “Indo-Pacific Endeavor” của Úc, đây là lực lượng đặc nhiệm chung gồm các tàu và máy bay tuần tra hàng hải được thành lập để thực hiện những hoạt động hợp tác an ninh ở Đông Nam Á và các đảo quốc ở Thái Bình Dương.

​Trong năm 2019, Lực lượng luân chuyển biển Darwin (MRF-D) dự kiến sẽ tăng lên 2.500 lính thủy quân lục chiến Mỹ. Các hoạt động hợp tác trên không (EAC) sẽ diễn ra theo hướng sâu hơn trong năm 2019, với các hoạt động mạnh mẽ được lên kế hoạch từ trước, và sẽ triển khai những năng lực mới trong các hoạt động này.

4/ PHILIPPIN
“Bằng cách trả lại các chuông Balangiga cho đồng minh và bạn của Mỹ - Philippines – chúng ta nhận thấy trách nhiệm của thế hệ chúng ta trong việc làm sâu sắc hơn nữa sự tôn trọng giữa nhân dân hai nước” – Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mattis, phát biểu tại căn cứ không quân F.E. Warren, Wyoming, ngày 15/11/2018.

​Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines năm 1951 tạo nền tảng cho hợp tác an ninh song phương, cùng với Hiệp định lực lượng tham quân Hoa Kỳ 1998 (VFA) và Hiệp định hợp tác quốc phòng tăng cường 2014 (EDCA). Những thỏa thuận nền tảng này và lịch sử quan hệ lâu đời cho phép quân đội Mỹ hỗ trợ Philppines trong suốt những cuộc chiến chống lại những thành phần cực đoan thân ISIS đã kiểm soát thành phố Marawi vào năm 2017. Những cố vấn của Lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ (SOF) hiện vẫn ở tại Philippines để tiếp tục hỗ trợ quân đội Philippines.

​Mỹ có 280 hoạt động phòng thủ song phương dự định thực hiện với Philippines trong năm 2019, và Philippines chủ trì phần lớn những cuộc tập trận song phương trong phạm vi trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Indo-Pacific của Mỹ (USINDOPACOM). Sự hợp tác thường niên mạnh mẽ này đảm bảo các lực lượng của Mỹ duy trì mức độ trao đổi thông tin cần thiết để phản hồi phù hợp trong những lúc khủng hoảng.

​Bộ quốc phòng Mỹ đang hợp tác với các lực lượng vũ trang của Philippines trong kế hoạch hiện đại hóa 15 năm để nâng cấp năng lực bảo vệ lãnh thổ. Những lĩnh vực chính gồm: an ninh hàng hải, tình báo-giám sát-do thám, và hàng không. Mỹ và Philippines cũng đang hợp tác tái cấu trúc các lực lượng chống khủng bố sau vụ vây ráp ở Marawi.

​Vào tháng 12 năm 2018, Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis, được tổng thống ủy quyền, đã trả lại các chuông Balangiga cho Philippines. Những chiếc chuông này đã bị nắm giữ trong suốt cuộc chiến tranh Mỹ-Philippines 1901 và được người dân Philippines tôn kính như cổ vật tôn giáo linh thiêng. Với việc trao trả lại các chuông Balangiga cho người dân Philippines, Mỹ đã thắt chặt mối quan hệ giữa hai quốc gia và nhân dân hai nước, vốn dựa trên sự tôn trọng và chia sẻ hy sinh.

​Vào tháng 3 năm 2016, Mỹ và Philippines bắt đầu thực hiện Hiệp định hợp tác quốc phòng tăng cường 2014 (EDCA) để quân đội hai nước có thể tiếp cận những trang thiết bị chính và cùng nhau làm việc gần gũi hơn. Mỹ hỗ trợ hiện đại hóa Lực lượng vũ trang của Philippines và tăng cường khả năng phòng thủ chung, như là một phần cam kết của Mỹ trong hiệp định. 

Có 5 địa điểm đã được sắp xếp trên quần đảo theo như thỏa thuận trong hiệp định EDCA: căn cứ không quân Bautista, căn cứ không quân Basa, khu bảo tồn quân sự Fort Magsaysay (FMMR), căn cứ không quân Lumbia và căn cứ không quân Mactan Benito Ebuen. Những dự án đầu tiên trong thỏa thuận đã hoàn thành vào năm 2018 và có thêm 12 dự án đã được cấp phép thực hiện trong năm 2019 và 2020. 

Những khoản đầu tư này giúp nâng cao hình ảnh quân đội, cải thiện tính sẵn sàng chiến đấu trong tương lai và nâng cao tính linh hoạt tác chiến của đồng minh trong các tình huống có thể xảy ra.

​Vào tháng 3 năm 2019, Ngoại trưởng Pompeo đã tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với Hiệp ước phòng thủ chung, đảm bảo rằng “biển Đông là một phần của Thái Bình Dương, bất cứ cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào các lực lượng, máy bay chiến đấu hoặc những tàu dân sự của Philippines tại biển Đông sẽ kích hoạt nghĩa vụ phòng thủ chung theo điều 4 của Hiệp ước phòng thủ chung”.
Mỹ và Philippines tiếp tục tìm kiếm những phương thức mới để đạt được những mục tiêu chung. Ví dụ, dựa trên lời đề nghị của chính phủ Philippines, hai nước đã kết thúc cuộc tập trận không quân chung giữa máy bay chiến đấu của lực lượng vũ trang Philippines và không quân Mỹ tại căn cứ không quân Basa.

Nhóm dịch giả

#indopacifictiengviet



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo