Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ỦY BAN ĐỐI PHÓ VỚI HIỂM HỌA CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

ỦY BAN ĐỐI PHÓ VỚI HIỂM HỌA CỘNG SẢN TRUNG QUỐC I. CPD - CHINA:   Một điều mà ít người được biết, đó là tại Hoa Kỳ có một hiệp hội siêu quyề...

ỦY BAN ĐỐI PHÓ VỚI HIỂM HỌA CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

I. CPD - CHINA:
 
Một điều mà ít người được biết, đó là tại Hoa Kỳ có một hiệp hội siêu quyền lực hoạt động có tính cách giống như Phù Đổng Thiên Vương ở nước ta, tức là hiệp hội nầy chỉ xuất hiện và nổi lên ảnh hưởng những quyết định của Hoa Thịnh Đốn khi Hoa Kỳ đối phó với một hiểm họa nhất định nào đó và rồi, khi hiểm họa nầy bị triệt tiêu, người ta thấy ảnh hưởng quyền lực của hiệp hội nầy đột nhiên từ từ biến mất. 

Hiệp hội siêu quyền lực này khởi thủy được thành lập năm 1950 nhằm một mục tiêu duy nhất là vận động và trợ giúp tổng thống Mỹ Harry Truman trong việc đưa ra các chính sách ép buộc Liên Xô phải đồng ý tồn tại chung trong hòa bình với Hoa Kỳ sau Đệ Nhị Thế Chiến. 

Hiệp hội siêu quyền lực nầy tự động lần hồi biến mất vào đầu khoảng năm 1955 trở đi khi lãnh đạo Liên Xô là Nikita Khrushchev cuối cùng đồng ý và tỏ ý sẵn sàng tồn tại chung với chủ nghĩa tư bản trong hòa bình. 

Hiệp hội nầy lại xuất hiện trở lại lần thứ hai vào cuối thập niên năm 1970, ngay sau khi nước Mỹ thấm thía sự nhục nhã trong việc phản bội Việt Nam Cộng Hòa khiến toàn cõi Đông Dương nằm trong sự cai trị tàn bạo của cộng sản. 

Vào thời điểm cuối thập niên 1970, chiến thắng của cộng sản tại Việt Nam đã kéo theo hàng loạt các chính thể cộng sản được thành lập tại vùng trung châu Phi, vùng trung Mỹ dưới hậu thuẩn của Liên Xô, nhất là tại Nicaragua năm 1979,  quân phiến loạn  Cộng sản Sandinista đã có thể lật đổ chính quyền của Tổng thống  Anastasio Somoza DeBayle. Cho đến ngày Tổng thống DeBayle bị lật đổ, Nicaragua là đồng minh vô cùng thân cận với Hoa Kỳ, đã từng công khai tuyên chiến với phe Trục vào thời Đệ Nhị Thế Chiến và ủng hộ Hoa Kỳ thành lập Liên Hiệp Quốc sau chiến tranh. 

Lần thứ hai xuất hiện, tổ chức này cũng như lần đầu xuất hiện, cũng chỉ có một mục tiêu duy nhất, đó là tìm đủ cách ảnh hưởng lèo lái đường lối quốc sách của Hoa Thịnh Đốn để sao cho nước Mỹ đạt được chiến thắng sau cùng trong cuộc chiến tranh Lạnh với Liên Xô. 

Các thành viên của hiệp hội nầy trong sự xuất hiện lần thứ hai đều có ảnh hưởng và vị trí rất cao trong nội các của tổng thống Ronald Reagan, có tài liệu còn khẳng định chính tổng thống Reagan cũng là một thành viên của tổ chức nầy. 

Tổ chức nầy lại biến mất sau khi Liên Xô sụp đổ khiến không ai để ý, suốt thời tổng thống Bill.Clinton, người ta không thấy tổ chức này lên tiếng cho đến khi nước Mỹ bị al-Qaeda khủng bố tấn công vụ 911 vào năm 2001, người ta thấy tổ chức nầy lại xuất hiện trở lại vào năm 2004 để đưa ra các chính sách giúp nước Mỹ đề phòng khủng bố. Tổ chức nầy cũng lại biến mất không ai ngờ ngay sau đó, suốt 8 năm dưới triều B.Obama, tổ chức nầy không hề xuất hiện. 

Thế nhưng vào ngày 25 tháng Ba năm 2019, tổ chức nầy lại xuất hiện. Và mục tiêu duy nhất của sự xuất hiện lần nầy là thúc đẩy để Hoa Kỳ đi đến các chính sách nhằm loại bỏ hoàn toàn chủ nghĩa cộng sản tại Trung Quốc. 

Nói một cách khác, mỗi lần tổ chức siêu quyền lực nầy xuất hiện và tăng ảnh hưởng của mình tại Hoa Thịnh Đốn thì coi như số phận của một đế chế, số phận của một chủ nghĩa, của một chế độ, hay số phận của các nhóm cực đoan đã được định đoạt gần như không có ngoại lệ. 

Hiệp hội nầy đã điều khiển Hoa Thịnh Đốn đằng sau hậu trường đẩy mạnh chạy đua vũ trang làm nền đế chế cộng sản Liên Xô hùng mạnh kiệt quệ phải tan rã. 

Hiệp hội này đang điều khiển Hoa Thịnh Đốn đằng sau hậu trường kể từ bây giờ với mục tiêu duy nhất là làm nền đế chế cộng sản Trung Quốc sụp đổ. 

Hiệp hội siêu quyền lực này có tên là: “The Committee on the Present Danger” (viết tắt là CPD), và do mục tiêu của sự xuất hiện lần nầy, hiệp hội còn có tên là: “The Committee on the Present Danger: China”, tạm dịch là: “Ủy Ban Đối Phó Hiểm Họa Cộng sản Trung quốc.” 

Hiện tại, CPD đang khẳng định là chỉ khi nào chế độ cộng sản tại Trung Quốc sụp đổ thì nước Mỹ mới thoát khỏi mối đe dọa an ninh quốc phòng từ chế độ cộng sản nầy. 

Trong bài viết của Ana Swanson gởi cho New York Times với tựa đề: ”A New Red Scare Is Reshaping Washington“ tạm dịch là: “Mối đe dọa lần nữa của cộng sản đang làm rung chuyển Hoa Thịnh Đốn” có đoạn mở đầu như sau: 

“Trong khắp các đại sảnh đối diện với toà nhà Quốc Hội, một nhóm người bao gồm giới chức quân sự thế lực, những nhà hoạt động dân quyền, những người đấu tranh tự do cho Hồi giáo tại các vùng bị Trung Quốc chiếm đóng và những người theo Pháp Luân Công đã và đang tổ chức hội họp cảnh báo mọi người  rằng Cộng sản Trung Quốc đe dọa trực tiếp đến tồn vong của Hoa Kỳ và sự đe dọa nầy chỉ có thể chấm dứt khi mà đảng Cộng sản cầm quyền tại Trung Quốc bị lật đổ.”
 
Cũng trong bài viết, Swanson đã trích dẫn lời của Stephen K. Bannon, nguyên cố vấn chiến lược chính trị cho Tổng thống Donald J. Trump, một thành viên của CPD có đại ý như sau: 

”Nền chính trị Mỹ và nền chính trị cộng sản Trung Quốc là hai nền chính trị không thể cùng tồn tại. Do đó, một trong hai nền chính trị nầy cần phải bị tiêu diệt.”
 
Quan điểm và quyết tâm của Bannon trong việc loại bỏ hoàn toàn chế độ cộng sản tại Trung Quốc đang ảnh hưởng ngày càng mạnh lên mọi giới quyền lực tại Hoa Thịnh Đốn. Có thể nói trước mắt, sự xuất hiện trở lại của hiệp hội CPD vào năm 2019 đã tác động rất lớn đến giới chính trị gia và xã hội Mỹ. Càng ngày, càng có thêm nhiều người Mỹ thừa nhận Trung Cộng đang đe dọa đến vị trí lãnh đạo của Hoa Kỳ ở mọi mặt, từ kinh tế đến quân sự, và chính quyền cần phải làm một điều gì đó để đối phó. 

Một điểm son cho sự xuất hiện trở lại của hiệp hội siêu quyền lực CPD là chỉ sau sáu tháng  xuất hiện  thì vào tháng 25 tháng Chín năm 2019, bài diễn văn của Tổng thống Trump tại Liên Hiệp Quốc đã thể hiện đầy đủ quan điểm của hiệp hội nầy về Trung Cộng. Cả thế giới im lặng lắng nghe. Tổng thống Trump, thẳng thừng chỉ trích Trung Cộng như sau: 

“Năm 2001, Trung Cộng được Hoa Kỳ đồng ý cho gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Các nhà lãnh đạo của chúng tôi lúc bấy giờ tin tưởng  rằng quyết định này sẽ thúc đẩy Trung Cộng tự do hóa nền kinh tế và tăng cường các biện pháp luật lệ bảo vệ tài sản trí tuệ. Trải qua  hai thập niên đã cho thấy quan niệm nầy hoàn toàn sai lầm.
 
Trung Quốc không chỉ từ chối áp dụng các cải cách kinh tế như đã hứa, mà họ còn áp dụng mô hình kinh tế gia tăng các rào cản bảo hộ mậu dịch, đẩy mạnh hoạt động kinh tế nhà nước, thao túng tiền tệ, bán phá giá sản phẩm, chuyển giao công nghệ lén lủt và trộm cắp tài sản trí tuệ bí mật thương mại trên bình diện quy mô lớn ở mọi mặt.”
 
Không những như vậy, thế giới hết sức ngạc nhiên khi thấy tổng thống Trump còn đi xa hơn nữa khi tuyên bố những câu như sau trong bài diễn văn của mình, có thể coi đây như là một lời tuyên chiến với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản: 

“Các sự kiện xảy ra ở Venezuela nhắc nhở tất cả chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không hề tôn trọng công lý, không hề bảo vệ sự bình đẳng, hay là để nâng đỡ người nghèo như rêu rao, và  chắc chắn cũng không phải là vì lo lắng đến lợi ích của quốc gia. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chỉ nhằm mục đích bảo vệ quyền lực cho giai cấp đảng cầm quyền.” 

Tổng thống Trump còn tiếp: 

“Trong thế kỷ trước, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã giết chết 100 triệu người. Thật là điều đáng buồn, như chúng ta đã thấy ở Venezuela, số người chết vẫn tiếp tục ở đất nước này. Hệ tư tưởng độc tài toàn trị xã hội chủ nghĩa hay cộng sản, kết hợp với công nghệ hiện đại, có đủ sức mạnh và khả năng để  thực hiện các hình thức đàn áp và bành trướng sự thống trị một cách dã man, tinh vi và rất đáng lo ngại.” 

Trong một thời đại mà chiến tranh Lạnh và chiến tranh ý thức hệ đã chấm dứt từ lâu thì việc công kích chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản công khai thẳng thừng của tổng thống Trump tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc là một điều lạ lùng không ai nghĩ đến, nhất là sau bao nhiêu năm kể từ khi Trung Cộng gia nhập WTO, không còn người Mỹ nào khi được hỏi lại nghĩ rằng Trung Quốc là một quốc gia cộng sản. Hiệp hội CPD nay tìm đủ cách để người Mỹ nhận ra rằng Trung Quốc vẫn là quốc gia Cộng sản. 

Hiệp hội CPD nay cũng tìm đủ cách để người Mỹ nhận ra rằng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đang đem đến thảm họa cho nước Mỹ một cách trực tiếp và lật đổ hoàn toàn chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội tại những nơi chủ nghĩa nầy còn duy trì quyền lực là biện pháp duy nhất. 

Trong một bài viết vào tháng 10.2019 với tựa đề: “Không thể giao dịch với một Trung Cộng láo, gian lận và trộm cắp”, luật sư Gordon Chang đã viết như sau: 

“Thông qua việc Bắc Kinh phá vỡ thêm một thỏa thuận thương mại trong những ngày gần đây, cho thấy rõ ràng CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN TRUNG QUỐC không thể nào làm việc tồn tại chung với Hoa Kỳ – hoặc bất kỳ quốc gia nào khác trong thương mại. Vì vậy, (có thể khẳng định) không thể giao dịch với một cộng sản Trung Quốc dối trá, lừa gạt và trộm cắp.”
 
Như vậy lần hồi mọi người có thể nhận ra, người Mỹ và giới truyền thông của Mỹ nay bắt đầu không còn gọi Trung quốc đơn thuần là ” China” như trước nữa  mà  chuyển đổi từ từ sang cách gọi đích danh ” the communist regime in China” tức “chế độ cộng sản tại Trung Quốc”. 

Việc thay đổi cách gọi như vậy là một nỗ lực từ giới trí thức Mỹ muốn người dân Mỹ thoát ra khỏi sự ngộ nhận bấy lâu, quên rằng Trung Quốc vẫn còn là một quốc gia cộng sản sau khi tham dự WTO. 

Có thể nói, mặt trận dân vận nhằm thúc đẩy cả xã hội Hoa Kỳ lao vào chống cộng sản Trung Quốc thật sự bắt đầu một cách gay gắt, gay cấn ở mọi nơi, mọi lúc như Swanson đã trích dẫn lời của cựu Giám đốc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang FBI như sau: 

“Tại một phiên điều trần của Thượng viện năm ngoái, Christopher A. Wray, Giám đốc FBI, cho biết chính quyền Trump đang cố gắng để nâng mối đe dọa từ cộng sản Trung Quốc không chỉ là mối đe dọa của toàn chính phủ, mà còn là mối đe dọa của toàn xã hội”
 
Tiếc rằng đối với cộng sản Việt Nam, báo chí tự do, các trang mạng tự do vẫn dùng hai chữ Việt Nam thay vì là: “cộng sản Việt Nam”, tạo ra cơ hội tốt cho cộng sản trốn trách sự chống đối của thế giới và nhất là của Hoa Kỳ về mặt công luận. 

II. SƠ LƯỢC NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA HIỆP HỘI CPD TRONG LẦN XUẤT HIỆN THỨ TƯ: 

Khó khăn lớn nhất mà hiệp hội CPD trong lần xuất hiện nầy phải đối phó là cộng sản Trung Quốc, vốn quỷ quyệt ranh ma hơn cộng sản Liên Xô cả ngàn lần. Thành công của hiệp hội trong chiến Lạnh khi đối phó với Liên Xô không có nghĩa là sự thành công đó sẽ được lập lại cho lần đối mặt nầy. Trên thực tế, hiệp hội siêu quyền lực này đang vấp phải những khó khăn vô cùng lớn khi xúc tiến các kế hoạch của mình tại Hoa Thịnh Đốn. 

Những khó khăn có thể tạm liệt kê khái quát như sau: 

1. Khó Khăn Về Hoàn Cảnh Xã Hội:
 
Xã hội Hoa Kỳ cuối thập niên 1970 là một xã hội nổi giận vì bị đánh lừa nên thua cuộc tại Việt Nam trong tức tưởi. Tin tức về thuyền nhân, thảm cảnh cướp bóc cầm tù và bị sát hại bởi cộng sản mà nhân dân ba nước Đông Dương phải gánh chịu sau sự phản bội làm nước Mỹ thẹn đỏ mặt, nhức nhối. Hơn nữa, phe cộng sản thừa thắng xông lên tấn công bành trướng lãnh thổ và vùng kiểm soát khắp mọi nơi, từ Trung Mỹ lan ra đến châu Phi, khiến người dân Mỹ nhanh chóng nhận ra phải cương quyết loại trừ Liên Xô thẳng tay để diệt trừ mối đe dọa của cộng sản cũng như để gỡ thẹn sự phản bội tại Việt Nam. Từ đó, đường lối và chính sách cứng rắn của nước Mỹ đối với Liên Xô xuất phát từ hiệp hội CPD được người dân Mỹ ủng hộ tuyệt đối. Những thuận lợi như thế vào cuối thập niên 1970 đã không còn nữa cho hiệp hội CPD ngày nay. 

Cho đến giờ phút nầy, hầu hết người dân Mỹ vẫn chưa cảm nhận một cách trực tiếp  được sự đe dọa của Trung Cộng lên nước Mỹ như cảm nhận sự đe dọa của Liên Xô lên nước Mỹ vào cuối thập niên 1970. 

Trong các cuộc thăm dò cho thấy hiện giờ người dân Mỹ cảm thấy hay nghĩ rằng hàng hóa Trung Cộng bán rẽ tại thị trường Hoa Kỳ chỉ có lợi cho người tiêu thụ. Công ăn việc làm từ Mỹ đúng là có di dời sang Trung Cộng nhưng đều đó không có nghĩa là người dân Mỹ không thể kiếm công ăn việc làm khác. Ăn cắp mẫu mã thì thiệt hại cho một nhóm tư bản nào đó nhưng bình dân bá tánh chẳng mấy quan tâm. Theo suy nghĩ của người Mỹ, thâm hụt mậu dịch tuy có xảy ra nhưng sự thâm hụt mậu dịch nầy lại đi vào túi các công ty Mỹ, quay trở về Mỹ nên cũng chẳng sao. Nói tóm lại, người dân Mỹ hầu hết vẫn còn đang hoài nghi Trung Cộng có thật sự là mối đe dọa nước Mỹ hay không hay chỉ là ảo tưởng. 

Ngoài ra, nhiều người dân Mỹ cũng không mấy lo lắng là sự lớn mạnh của Trung Cộng sẽ đẩy nước Mỹ xuống hàng thứ hai. Các cuộc thăm dò cho thấy, hầu hết dân Mỹ đồng ý rằng Trung Quốc có cả tỷ người, nhiều tài nguyên, trở thành cường quốc số một cũng là lẽ đương nhiên. 

Đó cũng là lý do tại sao mà hiệp hội CPD hiện đang đặt trọng tâm vấn đề vận động tuyên truyền rộng khắp nước Mỹ về thảm họa mang tên: “cộng sản Trung Quốc“.

Dựa trên nỗ lực nầy, các bảng quãng cáo về thảm họa và tội ác cộng sản sẽ bắt đầu xuất hiện trên đường phố của nước Mỹ. Tin tức về sự bội tín của Trung Cộng cần phải được lan rộng khắp mọi phương tiện thông tin. Các cuộc hội thảo tranh luận về thảm họa cộng sản cũng được mở ra khắp nơi. 

Hàng loạt các tin tức về đàn áp nhân quyền, đàn áp phụ nữ, đàn áp người thiểu số, cầm tù sát hại vạn người Hồi giáo của chế độ cộng sản Trung quốc cũng được loan truyền rộng rãi trên khắp mọi phương tiên truyền thông, nhắm cố gắng gây ác cảm của người dân Mỹ đối với chế độ cộng sản Trung Cộng. 

Tuy nhiên, bất luận là hiệp hội CPD cố gắng như thế nào đi chăng nữa, nếu không có một sự kiện khiến toàn thể người dân Mỹ nổi giận lên chế độ cộng sản Trung Quốc như vụ Trân Châu Cảng khiến người dân Mỹ nổi giận lên Đế quốc Nhật; hay vụ  phản bội bại trận ở Việt Nam khiến cả xã hội Mỹ căm tức cộng sản; hay vụ  911 khiến người dân Mỹ nổi giận lên Bin Ladin, thì mọi nỗ lực ảnh hưởng của hiệp hội CPD khi đối phó với Trung Cộng cũng sẽ chỉ đạt kết quả nữa vời, vì quyền lực của các nhà chính trị tại Hoa Thịnh Đốn vẫn có một mức giới hạn nhất định không thể ra ngoài khuôn khổ. 

Và do đó, mục đích triệt tiêu hoàn toàn chế độ cộng sản tại Trung Quốc của CPD dù có thể khả thi nhưng có thể nói khó khăn hơn nhiều so với mục đích làm sụp đổ khối Xô Viết vào cuối thập niên 1970. 

2. Khó Khăn Về Kinh Tế:
 
Trong cuộc chiến tranh Lạnh đối đầu với Liên Xô, người Mỹ phải đối phó với một cuộc chiến có chiến tuyến lằn ranh  rằng hẳn hòi dù không có động binh đao hay nổ súng. Cuộc chiến đối đầu với Trung Cộng thì lại khác, đây là một cuộc chiến vật lộn hòa trộn lẫn nhau trên mọi mặt từ tình báo, kinh tế, quân sự, tuyên truyền. 

Vì vậy, để bảo đảm chiến thắng cho mình, giới chiến lược gia của hiệp hội CPD đang tìm đủ cách tách rời hai nền kinh tế, hai nền ngoại giao Hoa Kỳ - cộng sản Trung Quốc ra, biến đổi từ tình trạng đối tác, hợp tác thành đổi thủ và kẻ thù. 

Tuy nhiên, hiệp hội CPD sẽ phải nhức đầu đầu để giải quyết những khúc mắc quan trọng về kinh tế khi tách rời hai nền kinh tế lệ thuộc nhau mà phát triển trong suốt mấy chục năm qua. 

Cụ thể trước mắt người ta thấy hàng trăm ngàn tỷ đô-la Mỹ tiền tiết kiệm để dành của người dân Mỹ, tiền về hưu của người dân Mỹ đã được các công ty Mỹ đem sang Trung Cộng đầu tư mấy chục năm nay để kiếm lời cho thân chủ. Bất cứ một sự đối đầu căng thẳng nào khiến cộng sản Trung Quốc và Hoa Kỳ tách rời nhau hẳn ra và có chiến tuyến hẳn hỏi cũng dẫn đến một thảm họa khủng hoảng tài chánh trầm trọng chưa từng có mà  trong đó, tiền dành dụm của giới lao động nước Mỹ có thể sẽ tiêu tan thành mây khói ngay lập tức. Hiện nay, chưa có một nhà chính trị nào ở Hoa Thịnh Đốn có đủ bản lãnh và sẫn sàng đương đầu với tình trạng khủng khiếp nầy để thực hiện triệt để những chính sách của hiệp hội nhằm đưa Trung Cộng vào chổ sụp đổ. 

Frank Gaffney, một chuyên gia về các vấn đề an ninh kinh tế đã có cuộc phỏng vấn cảnh báo người dân Mỹ về vấn đề quỹ  để dành khi về hưu của mình có thể đang bị Trung Cộng khống chế do các công ty Mỹ đem sang đầu tư ở Trung Cộng kiếm lời về cho thân chủ. Trong đó, Gaffney, khẳng định người dân Mỹ đang bị cộng sản Trung Quốc nắm cán một cách dễ dàng và đã đến lúc ông kêu gọi cần phải thức tỉnh. 

Điều nầy cho thấy rõ nước Mỹ thật sự đã bị lún rất sâu về an ninh an toàn kinh tế trước sự đe dọa khống chế của cộng sản Trung Quốc, đòi hỏi cần một thời gian tuyên vân khá dài, bền bỉ từ hiệp hội CPD để người dân Mỹ nhận ra điều nầy, để nước Mỹ từng bước từ từ thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa âm thầm của Trung Cộng. 

Tuy nhiên, dù đứng trước sức ép từ các đại công ty Mỹ rất nặng nề, hiệp hội CPD vẫn có thể xoay sở  để Quốc Hội thông qua đạo luật do hai Thượng Nghị Sĩ Rubio và Jeanne Shaheen chủ xướng mà trong đó, cấm chỉ việc đem tiền tiết kiệm về hưu của nhân viên chính phủ Liên Bang đầu tư vào Trung Cộng. Xin lưu ý, quỹ hưu tiết kiệm của người dân Mỹ đầu tư vào Trung Cộng xẩy ra ở mọi cấp không những chỉ ở cấp Liên Bang mà còn ở địa phương, tiểu bang. Cho nên, hành động này cũng chỉ là mang tính chất biểu tượng cảnh báo người dân Mỹ vẫn còn đang không hề hay biết lương hưu của mình đang bị Trung Cộng kiểm soát. 

Chính sách tăng thuế quan của tổng thống Trump là những gì mà hiệp hội CPD có thể cố vấn chính phủ thực thi  trong lúc nầy, nhưng sự tăng thuế lại khiến các đại công ty Mỹ bị giảm lợi nhuận nên quay sang ép buộc ngược trở lại chính quyền đòi hỏi thay đổi hay hủy bỏ chính sách tăng thuế quan. Đơn giản là vì có hơn 90% hàng hóa bị tăng thuế là hàng hóa, dù gia công tại Trung quốc,  nhưng lại là sản phẩm của các đại công ty Mỹ như Apple, Microsoft, GE, vân vân. Hãng Apple thường xuyên gây áp lực mạnh lên chính phủ Trump về chính sách tăng thuế quan buộc chính phủ Trump có đôi khi phải kéo dài gia hạn thời gian không tăng thuế. 

Cũng từ đó, hiệp hội CPD trở thành mục tiêu thanh trừng của các đại công ty đầy thế lực của Hoa Kỳ. Hay nói ngược lại, để đường lối của mình thành công, hiêp hội CPD lại phải có những chính sách đối phó với các đại công ty đầy thế lực của Hoa Kỳ, chỉ biết đến lợi nhuận bất kể đến nền an ninh quốc gia như Apple, Microsoft  chẳng hạn. 

Để đối phó với những đại công ty nhiều tiền thừa của nầy không phải là đơn giản. Nhất là khi các công ty này đồng loạt liên kết hợp tác để gạt bỏ ảnh hưởng của CPD ra khỏi Hoa Thịnh Đốn.
Có thể nói, hiệp hội siêu quyền lực CPD lần nầy gặp phải một sự phản kháng quá mạnh từ nội bộ nước Mỹ, sự phản kháng từ các đại công ty Hoa Kỳ. Nếu quá khứ cho thấy hiệp hội siêu quyền lực CPD bất khả chiến bại trong việc đẩy mạnh ý đồ chiến lược của mình thì các đại công ty của Hoa Kỳ khi liên minh lại cũng chưa bao giờ bị quy phục bởi sức mạnh của chính quyền Liên Bang một cách dễ dàng cả. 

Áp lực từ các đại công ty lên hiệp hội siêu quyền lực CPD, tìm đủ cách gạt bỏ ảnh hưởng của hiệp hội này là điều mà hiệp hội này chưa từng gặp phải trong những lần xuất hiện trước. Sự giằng co giữa các đại công ty Hoa Kỳ và hiệp hội siêu quyền lực CPD sẽ tạo ra nhiều xáo trộn trên chính trường của Mỹ, mà vụ đòi truất phế Tổng thống Trump sẽ chỉ là sự khởi đầu của sự giằng co nầy. 

3. Khó Khăn Về Ngoại Giao:
 
Tình hình thế giới cuối thập niên 1970,  nhất là sau vụ Hoa Kỳ bại trận tại Việt Nam, tận mắt nhìn những thảm họa mà phe cộng sản gây ra cho người dân, cũng như sau khi nhận ra dã tâm của Liên Xô muốn đánh bại khối NATO bằng quân sự, toàn bộ các thành viên của khối NATO và các đồng minh khác của Hoa Kỳ đều quyết tâm sát cánh cùng Hoa Kỳ đeo đuổi đường lối cứng rắn của hiệp hội CPD để ra thông qua chính phủ của tổng thống Ronald Reagan bằng mọi giá để đi đến chiến thắng sau cùng trong vụ chiến tranh Lạnh, mà kết cục là Liên Xô tan rã. 

Trong khi vào thời điểm bây giờ, nhiều quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ vẫn chưa đồng ý quan điểm của hiệp hội CPD đưa ra, tức là vẫn chưa coi  cộng sản Trung Quốc là mối đe dọa toàn cầu như thời còn Liên Xô. 

Trong một chừng mực nào đó, các nước đồng minh Hoa Kỳ thừa nhận cộng sản Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng siêu cường với Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á Thái Bình Dương nhưng các quốc gia nầy vẫn thừa nhận Trung Cộng là một đối tác kinh tế quan trọng cho quốc gia mình, không phải là mối đe dọa như Hoa Kỳ tuyên bố. 

Do đó, các nước đồng minh của Hoa Kỳ cho đến giờ nầy vẫn còn thờ ơ miễn cưỡng trong việc cùng Hoa Kỳ chống lại cộng sản Trung Quốc. Đó cũng là lý do tại sao người ta thấy Tổng thống Trump hằn học khối NATO ra mặt, cắt mọi chi phí viện trợ quân sự, cũng như tăng thuế quan lên hàng hóa khối Tây Âu, chỉ trích lời qua tiếng lại về mặt ngoại giao đối với chính phủ các nước. 

Mặc dù giới chính trị gia của đảng Dân Chủ chỉ trích Trump về thái độ được coi là du côn trong lãnh vực ngoại giao, nhưng bên trong, mọi người đều Hoa Kỳ hiểu rõ tổng thống Trump đang tìm đủ mọi cách có thể được để ép buộc các nước đồng minh NATO của mình phải đứng cùng chiến tuyến, giúp đỡ Hoa Kỳ chống đỡ những đòn phép thâm trầm của cộng sản Trung Quốc. 

Cho đến giờ phút nầy, dường như chỉ có Canada, Anh, Bỉ, Áo, Ba Lan, Hung, Ucraine, là đứng về phía Hoa Kỳ trong việc đối phó với Trung Cộng. Đức và Pháp biết rõ dã tâm của Trung Cộng tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ nhưng vẫn nhích gần hơn về phía Trung cộng trong mọi hợp tác kinh tế. Quốc gia Ý vẫn còn coi Trung Cộng là một bạn hàng gần gũi. 

Nỗi chán chường của tổng thống Trump trước hai đồng minh Pháp và Đức trong việc hai quốc gia nầy thờ ơ trước thảm họa cộng sản Trung Quốc dẫn đến nhiều rạn nứt nghiêm trọng buộc CPD phải tung ra những đòn công phá Trung Cộng trên bình diện toàn cầu, mà trong đó, người ta thấy có vụ tiết lộ tin tức về các trại tập trung bí mật của Trung cộng giam giữ có thể gần cả mấy triệu người thiểu số để từ từ thanh trừng chủng tộc, cũng như giật dây vụ biểu tình ở Hồng Kông đang làm các nước Tây Âu thất vọng rất nhiều đối với Trung Cộng. 

Có thể nói bàn tay vô hình của cộng sản Trung Quốc đã âm thầm khôn khéo khống chế xã hội Hoa Kỳ từ lâu sao cho có lợi cho mình, khống chế qua các đại công ty Hoa Kỳ, khống chế qua truyền thông và các lãnh vực giải trí, không chế qua các lãnh  vực tài chánh, mua bán. Cộng sản Trung Quốc thật sự có được sự hậu thuẩn của người dân Mỹ về mặt tâm lý khi người Mỹ vẫn rất yêu chuộng hàng hóa giá rẻ, và yêu chuộng tiền lời cao mà quên suy sét hậu quả. 

Mức độ nước Mỹ ở từng mặt bị khống chế sâu rộng hay nặng nhẹ còn tùy nhưng nước Mỹ không thể một sớm một chiều mà thoát khỏi sự không chế nầy ngay lập tức nếu không muốn thấy những hậu quả bất lợi quá lớn. Tuy nhiên, nếu thoát ra một cách từ từ thì lại càng dễ dàng lún sâu khó thoát hơn trong sự khống chế ma quỷ của cộng sản Trung Quốc. 

Khó khăn trở ngại về tâm lý xã hội, trở ngại kinh tế và trở ngại đối ngoại đang làm cho những chính sách đối phó Trung Cộng của hiệp hội CPD bị chậm lại. Mặc dù vậy cũng phải thừa nhận rằng, với sự xuất hiện trở lại chưa đầy sáu tháng sau mười mấy năm biệt tích, hiệp hội CPD cũng đã chứng tỏ sức mạnh ảnh hưởng siêu quyền lực của mình một sức mạnh rõ ràng đủ sức đối phó và bảo vệ nước Mỹ trước sự đe dọa và những mưu tính thâm độc của cộng sản Trung Quốc. 

III. SƠ LƯỢC NHỮNG THUẬN LỢI CỦA HIỆP HỘI CPD TRONG LẦN XUẤT HIỆN THỨ TƯ:
 
Song song với những khó khăn nêu ở trên, hiệp hội CPD cũng có những thuận lợi rất quan trọng mà những thuân lợi nầy đang được hiệp hội CPD vận dụng tối đa. 

1. Thuận Lợi Về Sức Mạnh Tình Báo:
 
Hiệp hội siêu quyền lực CPD được thành lập trong sự hậu thuẩn mạnh mẽ của giới tình báo đầy thế lực và uy tín ở Hoa Kỳ. Tất cả các đối sách mà CPD đưa ra hay vận động để Hoa Thịnh Đốn thi hành đều dựa trên tin tức tình báo chính xác cung cấp bởi giới chức tình báo Hoa Kỳ. 

Trong danh sách hội viên trên bề mặt của hiệp hội, người ta thấy đã có tướng William Gerald “Jerry” Boykin, nguyên thứ trưởng bộ Quốc phòng đặc trách về tình báo, từng là toán trưởng lực lượng biệt kích Delta Force của Mỹ suốt cả mười mấy năm.  

Người ta còn thấy Đại tá James E. Fanell, nguyên trưởng phòng tình báo Hạm Đội Bảy, hay giáo sư Nicholas Eftimiades, chuyên gia phân tích tình báo, tiến sĩ Peter Vincent Fry, tổng chỉ huy lực lượng chuyên viên phòng chống tấn công mạng, tấn công bằng từ trường thuộc  Bộ An Ninh Quốc Gia, hay luật gia R. James Woolsey Jr, nguyên giám đốc CIA từ năm 1993 đến 1995, sau còn làm Thứ Trưởng bộ Hải quân, hay có cả giáo sư chuyên giảng dạy về tình báo Kenneth E. deGraffenreid. Đương nhiên, danh sách các hội viên ngầm trong lãnh vực tình báo của hiệp hội CPD còn dài hơn như thế nữa, không chỉ là có vài dòng như trên. 

Lực lượng tình báo trong hiệp hội CPD đã đưa ra những bằng chứng tình báo cho thấy đảng cộng sản Trung Quốc thật sự đã tiến hành nhiều âm mưu thâm độc để không chế một nước Mỹ hiền lành, khống chế suy nghĩ vô tư của người dân Mỹ, và tìm đủ cách dùng nước Mỹ để phục vụ cho sự bành trướng ảnh hưởng của mình. Những bằng chứng này rõ ràng minh bạch khiến giới chính trị gia ở Hoa Thịnh Đốn không thể nhắm mắt làm ngơ dù rằng tác động của những âm mưu trên chưa thật sự ảnh hưởng trực tiếp hay ảnh huởng một cách cụ thể đến đời sống của người dân Hoa Kỳ trước mắt. Tuy nhiên, nếu Hoa Thịnh Đốn không làm gì cả để ngăn cản thì tương lai, người dân Mỹ sẽ bị mất trắng ở mọi mặt, từ tài chánh đến độc lập về kinh tế. 

Đó là chưa kể sức mạnh quân sự của Trung Cộng cũng bắt đầu phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ an toàn trong khi Trung Cộng từ chối hợp tác với Hoa Kỳ trong việc kiểm soát sức mạnh quân sự song phương. Điều nầy dẫn đến nền quốc phòng của Hoa Kỳ thật sự đang bị đe dọa từ Trung Cộng một cách nghiệm trọng chứ không phải là dựng chuyện hay ảo tưởng. Sự đe dọa của Trung Cộng lên nền an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ không còn giới hạn ở khu vực mà đang loan ra trực tiếp trên toàn cầu. Ảnh hưởng  sức mạnh quân sự của Trung Cộng có thể thấy không phải chỉ ở Đông Nam Á, ở Phi châu, ở Ấn Độ Dương mà ngay cả ở vùng Trung Mỹ và vùng Caribbean, sát gần lãnh thổ Hoa Kỳ.

Chính sách phát triển quân sự có tên  gọi là: “thao quang dưỡng hối” của đảng cộng sản Trung Quốc thực tế là một chính sách phát triển quân sự lừa đảo dối trá thể hiện đúng bản sắc dối trá của cộng sản, mà trong đó, mọi sự phát triển quân sự nhằm tăng khả năng bành trướng của cộng sản điều được giấu kín, khiến cho toàn cầu lâm vào tình trạng bất ổn vì không có hay mất sự hợp tác kiểm soát đa phương rõ rệt khi phát triển quân sự giữa các quốc gia. Chính sách phát triển quân sự: “thao quang dưỡng hối” của Trung Cộng cũng liên hệ đến việc buôn bán vũ khí lén lút cho các chế độ chỉ muốn phá hoại sự phát triển ổn định của nhân loại mà Hoa Kỳ đã dày công thiết lập sau Đệ Nhị Thế Chiến. Chính sách nầy cũng liên quan đến nỗ lực của đảng cộng sản Trung Quốc trong việc chôm chỉa kỹ thuật quốc phòng của Hoa Kỳ và của các đồng minh Hoa Kỳ thay vì thông qua các kênh trao đổi mua bán hợp pháp công khai có sự kiểm soát.

Cũng bởi vì vậy, đứng trước một chế độ cộng sản quỷ quyệt ranh ma như đảng cộng sản Trung Quốc, giới chính trị gia của Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn hết cách lựa chọn mà phải dựa dẫm hoàn toàn vào khả năng của lực lượng tình báo để nắm rõ tình hình và để có những đề nghị đối phó thích hợp, Do đó, lực lượng tình báo đông đảo tham dự trong tổ chức CPD đã khiến tổ chức nầy có một sức mạnh ảnh hưởng chính trị gần như tuyệt đối tại Hoa Thịnh Đốn, đủ khả năng đối phó với sự vây hãm bởi thế lực của các đại tài phiệt, các đại công ty liên hệ chặt chẻ với đảng cộng sản Trung Quốc như Apple, hay Microsoft, vân.. vân.... 

2. Thuận Lợi Về Hậu Thuẫn Quốc Phòng:
 
Để đủ sức mạnh tiền tài đối phó với các đại tài phiệt hay các đại công ty liên hệ chặt chẽ với đảng cộng sản Trung Quốc, thì ngoài sức mạnh tình báo ra, muốn đứng vững tại Hoa Thịnh Đốn, tổ chức CPD còn cần phải có sức mạnh tài chánh hậu thuẩn từ giới tư bản kỹ nghệ quốc phòng, lúc nào cũng đứng ngay sau lưng chính phủ Hoa Kỳ. Tiền tài của chỉ một nhóm Microsoft hay của Apple, hoặc của Facebook, Amazon, Dell, HP, vân vân khi tung ra đã dư sức phong toả mọi hoạt động của CPD ở Hoa Thịnh Đốn, đủ sức hậu thuẫn giới chính trị gia ở Hoa Thịnh Đốn tự tin bỏ phòng họp tổ chức bởi CPD mà không lo sợ tổn thất sức mạnh hậu thuẩn. Ngược lại, không có giới chính trị gia nào muốn làm mít lòng CPD trong lúc nầy vì đàng sau CPD, các tập đoàn kỹ nghệ quốc phòng liên tục vận động để buộc Quốc Hội phải thừa nhận công khai mối đe dọa quân sự của Trung cộng trực tiếp lên Hoa Kỳ, thừa nhận công khai đã đến lúc nước Mỹ mở tốc lực chạy đua vũ trang trở lại như hồi đầu thập niên 1980. 

Hoa Kỳ và Trung Cộng đang có một cuộc chạy đua vũ trang dù không tuyên bố như thời chiến tranh Lạnh. Và cách thức chạy đua vũ trang lần này cũng khác hẳn với thời chiến tranh Lạnh, khi mà Hoa Kỳ trình bày chiến lược phòng thủ không gian của mình công khai khiến phía Liên Xô hiểu rõ hỏa tiển của họ không thể tấn công vào Hoa Kỳ được nữa trong khi hỏa tiển của Hoa Kỳ có thể tấn công vào Liên Xô bất cứ lúc nào. 

Tình huống chạy đua vũ trang lần nầy giữa cộng sản Trung Quốc và Hoa Kỳ là thể hiện khả năng hủy diệt trong cự ly gần trên biển trên không nhằm kiểm soát ảnh hưởng lãnh thổ. Đơn giản là Trung Cộng không có ý định loại bỏ Hoa Kỳ hoàn toàn như Liên Xô đã từng viễn vong ao ước trong kế hoạch chiến lược quân sự của mình. Trung Cộng chỉ muốn Hoa Kỳ thua trong chiến tranh địa phương cục bộ ở Ấn Độ Dương, ở Caribbean, ở Việt Nam, ở Bắc Á. Những trận nhỏ nầy sẽ giúp Trung Cộng bành trướng hơn nữa ảnh huởng của mình trong khu vực, cũng như bảo đảm nguồn tài nguyên được chở về lục địa được duy trì đều đặn, giúp nền kinh tế khổng lồ của Trung Cộng tiếp tục phát triển. 

Ý đồ chiến lược quân sự của Trung Cộng là muốn vẻ lại vùng ảnh hưởng trên toàn cầu với Hoa Kỳ, mà trong đó, Nam châu Á Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Trung Phi, Trung Nam Mỹ nằm trong ảnh hưởng của Trung Quốc. Tây Âu, Trung Âu, vùng Vịnh, Bắc Phi, Bắc Âu, Bắc Á thuộc trách nhiệm bảo vệ của Hoa Kỳ. 

Từ ý đồ chiến lược nầy mà cuộc chạy đua vũ trang giữa cộng sản Trung Quốc và Hoa Kỳ bùng nổ một cách âm thầm nhưng gay gắt, so kè nhau từng chút một. Đây là một cuộc chạy đua vũ trang đường dài, ai dai sức người đó thắng chứ không phải là cuộc chạy đua chớp nhoáng như thời chiến tranh Lạnh. Hoa Kỳ cũng vì lý do nầy không thể để cho nền kinh tế Trung Quốc yên ổn phát triển được nữa, để Trung Quốc có điều kiện chạy đua vũ trang đường dài với mình. 

Cũng vì lý do nầy mà kinh tế quốc phòng của Hoa Kỳ cần phải được phát triển trở lại, khiến các đại công ty của Hoa Kỳ thuộc các lãnh vực khác không phải quốc phòng đang hợp lại, liên kết lại giúp Trung Cộng đánh gục sức mạnh chính trị của các tập đoàn quốc phòng Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn. 

Do đó, sự đối đầu này giữa các đại công ty ở Hoa Kỳ dẫn đến  sự đối lập trong lập trường giữa cái gọi là: “globalist” (chủ nghĩa toàn cầu hóa) mà ứng cử viên Joe Biden là đại diện và: “US nationalist” (chủ nghĩa quốc gia Hoa Kỳ) của Trump. Tuy nhiên, thực tế vẫn là thực tế, cho dù Biden có thắng cử, trước thảm họa của Trung Cộng sờ sờ trước mắt, nếu ông là một người Mỹ không bị khống chế bởi Trung Cộng một cách bí mật, thì ông cũng phải hành động để lèo lái đất nước của ông ra khỏi thảm họa nầy. 

3. Thuận Lợi Về Thời Cuộc:
 
Một sự thuận lợi về thời cuộc cho hiệp hội CPD là sự xuất hiện Tập Cận Bình trong đảng cộng sản Trung Quốc. 

Xin lưu ý rằng Hoa Kỳ đã mượn tay Tập Cận Bình thanh toán toàn bộ thế lực dầu hỏa trong nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc khi trao tập hồ sơ cung khai mọi bí mật đảng và bí mật vây cánh Thượng Hải của nguyên Giám đốc Công an tỉnh Trùng Khánh là Vương Lập Quân. Ông này chạy vào tòa đại sứ Mỹ tại Thành Đô xin tỵ nạn vì muốn trả thù bí thư Bạc Hy Lai và muốn giữ mạng, dẫn đến ông tổ của ngành dầu hỏa của đảng cộng sản Trung Quốc là Chu Vĩnh Khang vốn đứng thứ ba trong giới chóp bu ở Bắc Kinh, bị mất quyền lực và bị cầm tù. Từ đó, cả trăm ngàn đảng viên cao cấp thuộc các phe nhóm trong nội bộ đảng cộng sản bị thanh trừng cùng chung số phận với Chu Vĩnh Khang (7). 

Họ Tập càng thanh trừng để củng cố quyền lực bao nhiêu thì sức phản kháng bạo loạn bên trong nội bộ đảng càng bùng phát bấy nhiêu, không bao giờ dứt. Điều nầy tạo cho CPD một cơ hội nghìn vàng trong tương lai trong việc cài đặt và làm nổ tung đảng cộng sản ra làm nhiều nhóm, phái, khiến đảng cộng sản Trung Quốc nát rời như đóng gạch vụn. 

Tập Cận Bình cũng không hề có ý định thỏa hiệp bất cứ điều gì với Hoa Kỳ, cũng như nay đã ra mặt công khai chạy đua tranh giành ảnh huởng với Hoa Kỳ càng làm cho CPD thuận lợi trong việc đẩy mạnh các chính sách đối đầu đảng cộng sản Trung Quốc của mình tại Hoa Thịnh Đốn. Không có Tập Cận Bình, CPD sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn khi thuyết phục cả nước Mỹ và giới chính trị gia của Hoa Kỳ nhận ra thảm họa mang tên: “cộng sản Trung Quốc,” một đối tác kinh tế với Hoa Kỳ hơn mấy chục năm. 

Ngoài những khó khăn, có thể nói, hiệp hội siêu quyền lực CDP xuất hiện lần nầy cũng có được rất nhiều thuận lợi, mà trong đó, ngoài sự thuận lợi về tình báo và quốc phòng, bất ngờ nhất là sự xuất hiện của Tập Cận Bình, giúp CPD khẳng định trước người dân Mỹ mối thảm hoạ đe dọa nước Mỹ mang tên: “cộng sản Trung Quốc” là một thực tế không thể chối bỏ. 

IV. ẢNH HƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HIỆP HỘI CPD ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á:
 
Một điều dễ thấy trước mắt là hiệp hội CPD đã vận động buộc Quốc Hội Hoa Kỳ có thái độ dứt khoát ủng hộ sự vùng dậy của người dân Hồng Kông . Vẫn còn quá sớm để thấy tác động của cuộc cách mạng Hồng Kông sẽ ảnh hưởng đến lục địa như thế nào trong ba năm tới, nhưng luật sư Gordon Chang đã nhận định trong bài: ”Hong Kong May Topple Communism” tạm dịch là: ”Cách mạng Hồng Kông sẽ làm sụp đổ cộng sản Trung Quốc”, cuộc cách mạng ở Hồng Kông là khởi điểm để đi đến sự sụp đổ toàn diện của đang cộng sản Trung Quốc ở tương lai. 

Riêng về biển Đông thì người ta thấy Hoa Kỳ lầm đầu tiên công khai ra mặt chỉ trích Trung Cộng lấn hiếp cộng sản Việt Nam, cũng như bắt đầu lên kế hoạch bố trí hỏa tiển trong vùng, trong đó có Việt Nam khi cần thiết. 

Đồng thời, người ta cũng thấy Bắc Kinh gia tăng công khai gây hấn với cộng sản Việt Nam trong năm nay nhằm tiến gần hơn đến chiến tranh vì muốn chiến tranh xảy ra càng sớm cáng tốt khi hiệp hội CPD vẫn còn đang bận bịu với nhiều khó khăn tại hậu trường chính trị Hoa Thịnh Đốn. 

Điều nầy cũng dẫn đến một kết quả chắc chắn là họ Tâp sẽ chọn Việt Nam, chọn đảng cộng sản Việt Nam là đối thủ chiến tranh để thực tập cho quân đội mấy chục năm không có kinh nghiệm trận mạc của mình. 

Mặc dù bộ trưởng Đài Loan Joseph Wu loan báo rằng Đài Loan có thể bị Bắc Kinh tấn công quân sự nhằm tháo gỡ bế tắt chính trị cho đảng cộng sản Trung Quốc khi bị suy thoái kinh tế dồn ép đến chân tường, thế nhưng, điều mà Ngoại trưởng Wu tuyên bố chỉ đúng có phân nữa. 

Cái đúng phân nữa đó là khi nền kinh tế Trung Quốc có số nợ khoảng gần năm ngàn tỷ đô-la Mỹ, gần gấp ba lần tổng sản lượng quốc dân GDP, thì sự suy thoái kinh tế trầm trọng sẽ từ dẫn đến rối loạn tài chánh toàn diện, tê liệt xã hội, tê liệt chế độ và làm mất đi tính chính danh cầm quyền của đảng cộng sản Trung Quốc, vốn dĩ còn tồn tại trên quyền lực nhờ vào sự tin tưởng của người dân là đảng cộng sản có thể đem đến công ăn việc làm cho người dân và sự thịnh vượng cho đất nước. 

Suy thoái kinh tế trầm trọng sẽ khiến thất nghiệp tại Trung Quốc gia tăng dẵn đến sự nổi giận và nổi loạn trong xã hội, vốn dĩ đã có trên 300 triệu người đang sống dưới mức đói nghèo, cần công ăn việc làm để tồn tại. Suy thoái kinh tế cũng khiến các khoản nợ khổng lồ của Trung Quốc đè lên làm tê liệt nền tài chính và dẫn đến tê liệt chế độ. 

Do đó, chỉ có gây chiến tranh, đảng cộng sản Trung Quốc mới có cớ để giảm bớt thất nghiệp, có tính chính danh để tiếp tục cầm quyền, lãnh đạo đất nước đi đến chiến thắng. Chiến tranh cũng sẽ khiến tâm lý người dân chuyển hướng, không còn trút sự nổi giận của mình do sống khốn khổ vì suy thoái kinh tế lên đầu lên cổ đảng cộng sản cầm quyền. Chiến tranh cũng sẽ giúp Trung Quốc trong giai đoạn ngắn tăng mức cầu để tạo công ăn việc làm trở lại. Thông thường, chiến lợi phẩm trong chiến tranh nếu chiến thắng cũng giúp cho chế đổ xóa bớt áp lực nợ nần. 

Cũng vì tầm quan trọng sinh tồn của chiến tranh mà đảng cộng sản Trung Quốc không thể lực chọn mục tiêu chiến tranh một cách cẩu thả như Ngoại trưởng Wu tuyên bố mà mục tiêu chiến tranh phải hết sức chọn lọc, hội đủ bốn điều kiện căn bản sau đây: 

1. Đối tượng bị gây chiến sẽ không có cơ hội lan rộng cuộc chiến. 

2. Đối tượng bị gây chiến sẽ không có cơ hội kéo dài cuộc chiến. 

3. Đối tượng bị gây chiến sẽ không có khả năng dành chiến thẳng quân sự. 

4. Đối tượng bị gây chiến sau khi bại trận sẽ đem đến cho Trung Quốc tài nguyên, tài chánh và ưu  thế chiến lược để tiếp tục tranh dành ảnh hưởng của Trung Quốc trước Hoa Kỳ. 

Để thỏa mãn được bốn điều kiện trên, Đài Loan lại không phải là đối tượng vì tấn công Đài Loan, nguy cơ lan rộng cuộc chiến trực tiếp đến Hoa Kỳ và Đồng Minh là rất lớn, dẫn đến cuộc chiến có thể bị kéo dài làm khả năng chiến thắng quân sự đem về cho đảng cộng sản Trung Quốc bị giảm đi rất nhiều. 

Đó là  chưa kể tuy Đài Loan là một quốc gia giàu mạnh nhưng tài nguyên cần có cho sự phát triển của lục đại lại không có. Chiến lợi phẩm từ cuộc chiến sẽ là con số không về đường dài. 

Việt Nam thì ngược lại, khống chế được tài nguyên dầu hỏa và dầu đá thuộc vùng lãnh hải của Việt Nam sẽ giúp Bắc Kinh thoát được sự kiềm hãm năng lượng của Hoa Kỳ thông qua eo biển Malacca, vốn là nổi ám ảnh lớn nhất của đảng cộng sản Trung Quốc hiện nay. Không có dầu thì coi như Trung Quốc rối loạn trong vòng ba tháng. 

Tấn công  cộng sản  Việt Nam có thể sẽ làm thế giới lên án đảng cộng sản Trung Quốc nhưng chắc chắn không dẫn đến rủi ro gây chiến tranh trực diện với Hoa Kỳ như tấn công Đài Loan mà còn được lợi thế cũng cố đường biển xuống phương Nam của mình. 

Tấn công cộng sản Việt Nam, Trung Cộng sẽ có được ngay một chiến thắng ngắn hạn, một thỏa ước đề cao sức mạnh của cộng sản Trung Quốc. 

Có thể nói, đảng cộng sản Việt Nam đang phải đối phó với nguy cơ cộng sản tấn công từ phương bắc như ngày nào mà Việt Nam Cộng Hòa phải hứng chịu nguy cơ nầy. Mà đứng trước nguy cơ nầy, cộng sản Việt Nam không mời quân đội Mỹ vào giúp đỡ phòng thủ thì không được. 

Mặc dù cộng sản Việt Nam không muốn làm bia đỡ đạn cho Trung Cộng thực tập, tìm đủ cách nhún nhường để né tránh chiến tranh vì không muốn rước Mỹ vào nhưng việc khai chiến tấn công không nằm trong sự kiểm soát của Hà Nội mà nằm trong sự kiểm soát của Bắc Kinh. 

Cho nên sự nhún nhường của cộng sản Việt Nam chung cuộc cũng không được như ý vì đây là ý đồ chiến lược đã định sẵn của họ Tập, nhất là Bắc Kinh vốn không coi trọng các quy tắc ứng xử ngoại giao như Hoa Kỳ. 

Đó là chưa kể đảng cộng sản Việt Nam nếu không muốn chiến tranh sẽ bị quân đổi đảo chánh theo sự hậu thuẩn của Hoa Thịnh Đốn do nhóm CPD đứng đằng sau hậu thuẫn  nhằm đẩy Việt Nam đi đến chiến tranh với Trung Cộng cho bằng được để Hoa Kỳ có thể hưởng lợi. 

Từ đó, người ta có thể thấy hành động của nhóm CPD lần nầy khi ra mặt tuyên yêu cầu Hoa Kỳ chỉ trích Trung Cộng lấn hiếp Việt Nam như là một hành động đổ dầu vào lửa, khiến giới chức quân sự Bắc Kinh càng nóng lòng muốn tấn công thanh toán Hà Nội càng sớm càng tốt để mở rộng đường đi xuống phương Nam biển Đông. 

Và điều nầy cũng là sự mong mỏi của hiệp hội siêu quyền lực CPD trong kế hoạch dùng cộng sản để diệt cộng sản của mình,  nhằm kết thúc hồ sơ thảm họa mang tên: “cộng sản Trung Quốc”, vốn là một phần di sản của chính sách phản bội đồng minh Việt Nam Cộng Hòa sai lầm của Hoa Kỳ lại.

Nguồn: (Nguyễn Trọng Dân) 
 
Ảnh: (Ủy ban đối phó với hiểm họa cộng sản Trung Quốc)...






Không có nhận xét nào

Quảng Cáo