Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TRONG KHI NGƯỜI DO THÁI THA HƯƠNG ĐƯỢC CẢ NƯỚC MỸ NỂ PHỤC THÌ NGƯỜI MỸ GỐC PHI LẠI ĐANG TỐ CÁO CHÍNH HỌ ĐANG PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC VỚI PHẦN CÒN LẠI CHỨ KHÔNG AI KHÁC.

TRONG KHI NGƯỜI DO THÁI THA HƯƠNG ĐƯỢC CẢ NƯỚC  MỸ NỂ PHỤC THÌ NGƯỜI MỸ GỐC PHI LẠI ĐANG TỐ CÁO CHÍNH HỌ ĐANG PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC VỚI PHẦN C...

TRONG KHI NGƯỜI DO THÁI THA HƯƠNG ĐƯỢC CẢ NƯỚC  MỸ NỂ PHỤC THÌ NGƯỜI MỸ GỐC PHI LẠI ĐANG TỐ CÁO CHÍNH HỌ ĐANG PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC VỚI PHẦN CÒN LẠI CHỨ KHÔNG AI KHÁC.

Thuật ngữ "người Mỹ gốc Phi" được dùng để chỉ những công dân Mỹ có tổ tiên là người Phi châu. Đa số người Mỹ gốc Phi là hậu duệ của người dân sinh sống ở Tây và Trung Phi bị bắt làm nô lệ và bị đem đến Bắc Mỹ từ năm 1609 đến 1807, suốt trong thời kỳ buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Những người khác đã đến qua những đợt di dân gần đây từ vùng Caribbean, Nam Mỹ và Phi châu. Nhìn chung, một người da đen, sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, đang sống ở Hoa Kỳ, thường được xem là một người Mỹ gốc Phi.

Thắng lợi của phong trào Dân quyền những năm 1960 là một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh đòi quyền bình đẳng của người Mỹ gốc Phi. Nhiều người cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2008 cũng là một bước tiến trong mối quan hệ giữa các chủng tộc ở Mỹ: khi mà người Mỹ da trắng đã đóng vai trò quan trọng trong việc bầu Barack Obama trở thành tổng thống da màu đầu tiên của nước này. Đa số người Mỹ ngày nay không chấp nhận chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Theo một số nhận định từ các nhà xã hội học thì vấn nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ hiện nay là khá hiếm gặp nhưng đã bị truyền thông thổi phồng lên đáng kể . Trên thực tế nhiều vụ việc phân biệt chủng tộc ở Mỹ được báo chí đăng tin về sau đã được xác minh là giả mạo .

Trong số các chủng tộc ở Mỹ hiện nay thì người Mỹ gốc Phi là nhóm có thu nhập trung bình thấp nhất (trong khi người Mỹ gốc Á có thu nhập trung bình cao nhất) . Mặc dù bị coi là nạn nhân của nạn phiên biệt chủng tộc thế nhưng người Mỹ gốc Phi lại là nhóm chủng tộc có tỉ lệ phạm tội cao nhất tại Mỹ hiện nay. Một thống kê vào năm 2015 cho thấy phần lớn thủ phạm trong các vụ giết người tại Mỹ là người Mỹ gốc Phi, trong đó số người Mỹ da trắng bị sát hại bởi người Mỹ gốc Phi cao hơn đáng kể so với số người Mỹ gốc Phi bị người da trắng sát hại. Mặc dù chỉ chiếm 13% dân số Mỹ thế nhưng người Mỹ gốc Phi là thủ phạm trong 52.5% số vụ giết người tại Mỹ từ năm 1990 đến năm 2008 .

. Phong trào biểu tình tại Mỹ được tổ chức nhằm đòi quyền lợi cho người da màu sau vụ George Floyd qua đời hôm 25/5 sau khi bị một cảnh sát da trắng ghì đầu gối lên cổ ở Minneapolis, bang Minnesota. Cái chết của Floyd được xem đã châm ngòi cho sự giận dữ bùng phát, dẫn tới biểu tình, đập phá, cướp bóc diễn ra ở nhiều thành phố của Mỹ.

Nhiều thành phố tại nước Mỹ tiếp tục trải qua đêm 30/5 với các vụ bạo động, xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát. Nhiều thành phố như Los Angeles, Atlanta, Seattle, Portland, Denver, Cleveland, Columbus, Pittsburgh và Philadelphia đã ban hành lệnh giới nghiêm vào ban đêm.

Tại Los Angeles, cảnh sát đã bắn đạn cao su trấn áp đám đông giận dữ châm lửa đốt xe của lực lượng hành pháp. Tại Chicago và New York, cảnh sát và người biểu tình cũng xảy ra xô xát và một số người đã bị bắt.

Minneapolis đã trải qua đêm biểu tình thứ 5 trong phong trào phản đối cái mà những người tham gia gọi là sự đối xử sai trái có hệ thống bởi lực lượng hành pháp.

Thống đốc bang Minnesota Tim Walz đã điều động thêm vệ binh quốc gia hôm 30/5 và cảnh báo họ sẽ trấn áp những người tham gia bạo động. Ông Walz cảnh báo ông đang huy động toàn bộ lực lượng vệ binh 13.000 người để xử lý những người cướp bóc các cửa hàng, đốt phá cơ sở hạ tầng.

Toàn bộ các đường cao tốc dẫn tới Minneapolis bị chặn vào đêm qua, với trực thăng quân sự bay trên không kiểm soát các hành động phá hoại.

Thống đốc các bang Georgia, Kentucky, Ohio và Texas cũng đã điều động Vệ binh quốc gia sau khi các cuộc biểu tình trở thành bạo động vào ban đêm cũng như người biểu tình bất tuân lệnh giới nghiêm.

Trên Twitter, Trump đe dọa rằng quân đội sẽ phản ứng với những kẻ bạo loạn. "Khi cướp bóc bắt đầu, súng cũng sẽ nổ".Ông liên tục gọi những người biểu tình là "những kẻ cướp bóc, vô chính phủ" và đe dọa rằng họ sẽ đối mặt với "chó dữ" nếu tấn công hàng rào an ninh Nhà Trắng. "Chúng ta không thể và không được cho phép một nhóm nhỏ tội phạm cùng những kẻ phá hoại tàn phá các thành phố, hủy hoại các cộng đồng dân cư chúng ta".

Dương Hoài Linh







Không có nhận xét nào

Quảng Cáo