Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THẬT ĐÁNG SỢ

THẬT ĐÁNG SỢ Nhiều người trong xã hội chúng ta, khi tôi đưa ra những ví dụ về các sai sót hoặc những thứ kỳ quặc trong giáo dục, họ lại quya...

THẬT ĐÁNG SỢ

Nhiều người trong xã hội chúng ta, khi tôi đưa ra những ví dụ về các sai sót hoặc những thứ kỳ quặc trong giáo dục, họ lại quya trở ra cho rằng đó là “tự tạo ra để làm trò vui” chứ đời nào mà có thể có chuyện như thế.

Dường như họ tỏ ra xa lạ ngay với cả chính những gì xảy ra trong xã hội và môi trường mà họ đang sống trong. Những bài văn hay những bài toán “hài hước” làm cho dư luận vừa bực dọc vừa buồn nản vì tình trạng ấy đã không còn hiếm hoi, mà đáng ra là nó không được phép.

Ví dụ bên dưới đây lại là một trường hợp điển hình về các câu chuyện gây cười nhưng cũng tạo nên nỗi bực bội cho những người có trách nhiệm với giáo dục và tương lai của những đứa trẻ.

Bao nhiêu “cái sai” ngớ ngẩn tới mức không tưởng tượng được lại phơi bày ra ở giáo viên chứ không phải con trẻ, mà đáng ra nó lại là kiến thức cơ bản mà chính học sinh còn không hiểu sai và làm sai như giáo viên của mình.

Với bài toán có chuỗi phép cộng, trừ, bình thường cứ tính từ trái qua phải; nếu chỉ có phép nhân và chia, cũng chỉ tính từ trái qua phải một cách tuần tự. Nhưng nhiều giáo viên còn không hiểu quy tắc cơ bản này để dạy những kiến thức sai trái cho học sinh.

Một số bài văn thì nêu đề bài là hãy nói cảm nghĩ hay mô tả điều gì đó theo cách nhìn hoặc cảm nhận của người viết, nhưng khi chấm lại là cách nghĩ và cách nhìn của giáo viên. Điều đó là một sự áp đặt và thực tế là đang tiêu diệt tính sáng tạo và trí tưởng tượng của người học, mà như vậy thì làm sao có thể phát triển được.

Số bé nhất có 1 chữ số là số mấy? Cô giáo cho rằng đó là số 1. Vì đây là số trong dãy số chứ không phải là số có đối tượng cụ thể (số đếm) nên số 0 là số cơ bản đầu tiên để dựng lên dãy số và là nhân tố cơ bản trong lý thuyết tập hợp. Số 0 là một số tự nhiên nhỏ nhất, mà tập hợp các số tự nhiên có 1 chữ số là tập bao gồm các số từ 0 - 9.

Hay ví dụ, trong bài toán mà số hàng (4 hàng) và số học sinh (9 bạn) mỗi hàng trong lớp được nhân với nhau để ra kết quả sĩ số lớp học cho ta thấy sự “hài hước của tư duy”, bởi phép nhân có tính hoán vị (tính chất giao hoán), có nghĩa về mặt số và phép toán thì hoàn toàn đúng. Việc yêu cầu viết “đúng thứ tự” theo nhận thức của giáo viên là 9x4 thay vì 4x9 là “phản toán học”.

Chúng ta đang có những “nhà giáo dục” thật đáng sợ.

Lê Luân





Không có nhận xét nào

Quảng Cáo