Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGÀY GIỖ HAY HỘI HÈ?

NGÀY GIỖ HAY HỘI HÈ? Cách đây 3 năm, sau vụ VTV đưa tin cận cảnh những cô gái mặc quần sát bẹn đi Lễ đền Hùng với lời phê phán: "Các em...

NGÀY GIỖ HAY HỘI HÈ?

Cách đây 3 năm, sau vụ VTV đưa tin cận cảnh những cô gái mặc quần sát bẹn đi Lễ đền Hùng với lời phê phán: "Các em có thấy xúc phạm, báng bổ tổ tiên mình không?" Dư luận ném đá ầm ĩ vào các cô gái, nào "mất nết", nào "đĩ thoã"... Tôi bật cười: "Ơ hay, mồng mười tháng ba là ngày giỗ hay ngày hội mà ném đá các cô gái ấy?" Tôi tra cứu tài liệu thì thấy như sau: Bia Hùng Vương từ khảo tại đền Thượng do Tham tri, Hữu tuần phủ Phú Thọ là Bùi Ngọc Hoàn soạn, cho biết: “Năm Khải Định thứ hai, tức năm 1917 lịch dương, Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin Bộ Lễ ấn định lấy ngày mồng 10 tháng 3 hàng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ Hùng Vương thứ 18 một ngày, ngày 11 tháng 3, do dân sở tại cúng tế”.


Đúng gốc là Giỗ, tức cúng tế. Nhưng hiện nay tôi khẳng định tính chất của ngày 10 tháng 3 là Hội, tức vui chơi, ăn mừng. Hội vui chơi  hay ăn mừng ngày xưa người ta còn rước cả nõ nường tục tĩu, huống hồ là chỉ mấy cái đùi thiếu nữ. Tôi dẫu sống hay đã chết thì cũng chẳng đạo đức mà nói rằng, các em khoe đùi trước mặt tôi là báng bổ!

Tôi đã viết cả loạt bài quanh cái ngày này để giải huyền thoại tổ tiên, các bạn tự tìm lại đọc.

Hôm nay chỉ nói thêm rằng, đối với người Việt, khó phân biệt ăn giỗ với ăn mừng. Mỗi người Việt đều mang trong mình một phức cảm trước một cái chết: đau đớn và trút xả, tiếc thương và vui sướng. Trong tang gia, từ lúc làm tang cho đến hàng năm, người chết được cúng tế càng nhiều thì người sống được ăn càng nhiều, kể cả tranh thủ cơ hội cờ bạc, rượu chè. Đó là chưa nói còn trình diễn nhiều thứ, như Vũ Trọng Phụng viết thành chuyện Hạnh phúc của một tang gia trong Số Đỏ.

Thì đây, giỗ tổ Hùng Vương, người ta không trưng đầy các khẩu hiệu: "Chào mừng giỗ tổ Hùng Vương" rồi nhảy múa hát ca đấy sao?

Freud nếu còn sống, chắc chắn ông sẽ chộp lấy làm tư liệu mà viết tiếp về phức cảm Oedipus khi luận về cái phức cảm của thổ dân trong nghi thức Totem mà tôi đã viết trong bài trước. Ở đây chỉ nói gọn bản chất của phức cảm này là sự hưng phấn của một cuộc lật đổ, và để điều chỉnh sự hưng phấn tột độ ấy, người ta làm nghi thức cúng tế vừa để an ủi người đã khuất vừa tỏ ra sám hối tội lỗi lật đổ ông cha của mình.

Tôi khâm phục nhà văn họ Vũ. Nhưng phải khâm phục ông vua nổi tiếng ăn chơi Khải Định đã. Vì chính ông này phê chuẩn cái ngày cho quốc dân mình ăn chơi! Và không phải lo về sự báng bổ hay xúc phạm tổ tiên, vì chẳng ông Hùng nào chết ngày này cả!

Chu Mộng Long


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo