Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CỤ NGUYỄN THÔNG VÀ VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC KHẢO LƯỢC - BÀI 4 - VIẾT THÊM VỀ NHẬN XÉT CỦA CỤ NGUYỄN THÔNG VỀ NƯỚC KHA LĂNG

Cụ Nguyễn Thông và Việt sử thông giám cương mục khảo lược #cu_Nguyen_Thong_co_that_thong_thai_khong Bài 4 - Viết thêm về nhận xét của cụ Ngu...

Cụ Nguyễn Thông và Việt sử thông giám cương mục khảo lược

#cu_Nguyen_Thong_co_that_thong_thai_khong

Bài 4 - Viết thêm về nhận xét của cụ Nguyễn Thông về nước Kha Lăng

Trong quyển Xiêm La, khi bàn về nước Kha Lăng, cụ viết như thế này:

****

*Sách Cựu Đường Thư chép: nước Kha Lăng ở trên bãi trong biển phương Nam, phía đông giáp nước Bà Lợi, phía tây giáp nước Trụy Bà Đăng, phía bắc giáp với nước Chân Lạp, phía nam giáp biển lớn ...*

*Sách Thiên hạ quận quốc lợi bệnh chép rằng: nước Qua Oa (tức là Cát La Ba) là nước Kha Lăng ngày xưa, lại có tên là Đồ Bà, lại gọi là nước Bồ Gia Long, ở trên bãi trong biển nam nước Chân Lạp, những nước phụ thuộc vào nước ấy là các nước Tô Cát, Đan Đà, Võng Để (Từ Tòng Khám viết rằng: tức là nước Sử Đan, Dạm Bản, Công Bả, Đê Chi nói sai đi, lấy tên quan làm tên nước) có văn tự, biết tính sao làm lịch.*

*Xét nước Chân Lạp tức là đất bến biển Đông Phố nước ta ngày nay. Phía đông nam nước Chân Lạp từ đảo Côn Lôn đến các đảo Đông Trúc, Tây Trúc đều là đảo bé nhỏ. Từ xưa vẫn là sào huyệt nước Chà Và, không có quốc hiệu gì. Cố Đình Lâm thấy sách cũ nói nước Kha Lăng ở trên bãi trong biển, bèn cho là cái đảo Cát La Ba. Nhưng đảo Cát La Ba ở trong biển phía đông nam Tân Gia Ba, cách Chân Lạp đường biển ước hơn 2.000 dặm. Mà tưởng tượng như Cố Đình Lâm viết thì sách cũ chỉ nên viết rằng ở giữa biển chứ không nên viết rằng nam giáp biển lớn. Chỉ nên viết rằng bắc sát với Tân Gia Ba hay bắc giáp Xiêm La, chứ không nên viết rằng bắc sát với Chân Lạp. Nay viết rằng bắc sát với Chân Lạp thì nước Kha Lăng không phải là Cát La Ba đã rõ ràng lắm. Kha Lăng không thể đem đến Cát La Ba mà nước Xiêm La ngày nay, đông bắc thực liền với nước Chân Lạp mà nam giáp biển, thì cũng phù hợp sách cũ viết là bắc sát với Chân Lạp, nam đến biển lớn. Chép về thổ sản là các thứ rượu hoa dừa, chim anh vũ, đồi mồi, tê sống đều là sản vật nước Xiêm vẫn có. Lại có chữ biết tính sao, làm lịch, thì nước Kha Lăng tức là Xiêm La ngày nay, không phải ngờ nữa. Chỉ có một câu ở trên bãi trong biển, thì là nghe đều lầm đấy mà thôi. Xiêm La cùng với Chân Lạp cũng là một bộ, nhưng trí thức sâu xa hơn người Chân Lạp. Việc giao thông với Bắc triều có lẽ không phải sau người Chân Lạp. Sử trước chép việc hải ngoại dẫn nhiều sai lầm, nhưng không đến nỗi đem nước cách nhau hơn vài nghìn dặm mà bảo là sát với nhau. Nay xem sách cũ có nước Kha Lăng mà không có nước Xiêm La, có lẽ Kha Lăng với Xiêm La tiếng gần nhau mà gọi sai đi. Nếu không phải thế thì cái nước gọi là Kha Lăng ấy lại ở vào chỗ hư vô bỏ lửng, cũng như nước Hoa Tư trong giấc chiêm bao thì có được chăng ? Việc này còn phải đợi hỏi người quân tử học rộng.*

****

Đáng tiếc là nhận xét như trên của cụ Nguyễn Thông là sai bởi những điểm như sau:

1. Học giả Cố Đình Lâm 顧亭林 thời Minh mạt chưa bao giờ viết rằng nước Trảo Oa 𤓰哇 là nước Cát La Ba 噶羅巴 trong bộ Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư 天下郡國利病書 cả (xem >> https://zh.m.wikisource.org/wiki/%E5%A4%A9%E4%B8%8B%E9%83%A1%E5%9C%8B%E5%88%A9%E7%97%85%E6%9B%B8_(%E5%9B%9B%E9%83%A8%E5%8F%A2%E5%88%8A%E6%9C%AC)/%E5%86%8A%E5%9B%9B%E5%8D%81%E4%B8%83, đoạn "𤓰哇國古訶陵也一曰闍婆又名莆家龍在真臘之南海中洲上"). Mà thật ra, câu chú thích "卽噶羅巴 tức Cát La Ba" là có từ các sách đời sau này, từ đời nhà Thanh viết, và chú vào, ví dụ như trong sách Doanh hoàn chí lược 瀛環志略 do học giả nhà Thanh là Từ Kế Dư 徐继畬 soạn vào năm 1849, đã dẫn lại bộ Thiên hạ quận quốc lợi bệnh và viết chú thích luôn rằng là "天下郡國利病書云 𤓰哇國 卽噶羅 古訶陵也一曰闍婆又名莆家龍在真臘之南海中洲上", diễn nghĩa là "*Thiên hạ quận quốc lợi bệnh (viết) rằng: nước Trảo Oa tức Cát La Ba, xưa là Kha Lăng, lại gọi là Bồ Gia Long, ở trên một bãi đảo giữa biển phía nam Chân Lạp*".
Cụ Nguyễn Thông và Việt sử thông giám cương mục khảo lược


Như vậy ở đây, có lẽ cụ Nguyễn Thông đã đọc sách nhà Thanh dẫn lại bộ Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư nhà Minh, nhưng cụ không biết, nên thành ra cụ đã khẳng định là học giả Cố Đình Lâm nhà Minh đã chú thích Trảo Oa là nước Cát La Ba. Đây là cái sai thứ 1 của cụ Nguyễn Thông.

2. Lời nhận xét "*Mà tưởng tượng như Cố Đình Lâm viết thì sách cũ chỉ nên viết rằng ở giữa biển chứ không nên viết rằng nam giáp biển lớn*" của cụ Nguyễn Thông là không hoàn toàn đúng. Bởi vì câu "南臨大海 nam giáp biển lớn" trong sách Cựu Đường Thư khi viết về nước Kha Lăng, là để chỉ cho khu vực Sumatra / Java ở Indonesia ngày nay, đúng là phía Nam là giáp với biển cả Thái Bình Dương rộng mênh mông, nhưng còn phía Bắc thì lại rất gần với bán đảo Mã Lai, chứ không hề là nằm giữa biển trơ trọi như cụ Nguyễn Thông đề nghị là cần viết "ở giữa biển chứ không nên viết rằng nam giáp biển lớn" cả. Đây là cái sai thứ 2 của cụ Nguyễn Thông.

3. Lời nhận xét "*Chỉ nên viết rằng bắc sát với Tân Gia Ba hay bắc giáp Xiêm La, chứ không nên viết rằng bắc sát với Chân Lạ*p" là do cụ Nguyễn Thông áp dụng địa lý thế kỷ 19 vào sách Cựu Đường Thư, vốn là thuộc thế kỷ 10, mà thế kỷ 10 thì chưa có Tân Gia Ba hay Xiêm La, mà chỉ có các vương quốc cổ như Mon / Khmer / Srivijaya, và xem ra theo một nghiên cứu khác của học giả Geoff Wade, thì nước Kha Lăng 訶陵 "... được mô tả là một hải cảng quan trọng nằm giữa Quảng Châu và Malayu, và, như thế, nó được xác định nơi đây như một chính thể tập trung vào Palembang thuộc miền nam Sumatra" (xem >> http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacGeoffWadeTheKyChin.htm). Và vào thế kỷ 10, thì khu vực Sumatra / Java thuộc Srivijaya giáp phía (Đông) Bắc với Chân Lạp (xem >> https://www.timemaps.com/history/south-east-asia-750ad/), nên xem ra những gì sách Cựu Đường Thư viết về nước Kha Lăng bắc tiếp giáp Chân Lạp, vào thế kỷ 10 hay trước đó, là có cơ sở. Quan trọng hơn nữa, là vào thế kỷ 10, cả 2 địa danh Tân Gia Ba và Xiêm La đều chưa xuất hiện, nên không hiểu làm thế nào mà cụ Nguyễn Thông lại đề nghị là sách Cựu Đường Thư cần viết là nước Kha Lăng tiếp giáp với Tân Gia Ba và Xiêm La mới là đúng hơn ?
Cụ Nguyễn Thông và Việt sử thông giám cương mục khảo lược


Nên đây là cái sai thứ 3 của cụ Nguyễn Thông.

4. Lời nhận xét "*Nay xem sách cũ có nước Kha Lăng mà không có nước Xiêm La, có lẽ Kha Lăng với Xiêm La tiếng gần nhau mà gọi sai đi*" có thể được giải thích dễ dàng, là vì vào thế kỷ 10 lúc mà sách Cựu Đường Thư được biên soạn, thì chưa có nước Xiêm La, mà chỉ có nước Topola 墮和羅 tức là nước Dvaravati nay tương ứng với khu vực trung Thái Lan. Như vậy thời thế kỷ 10, sách Cựu Đường Thư đã viết về một vương quốc tiền Xiêm La là vương quốc Dvaravati với Đông giáp Chân Lạp "墮和羅國,南與盤盤、北與迦羅舍佛、東與真臘接", nhưng do cụ Nguyễn Thông thời đấy không biết về điều này, nên cụ cho rằng là "có lẽ Kha Lăng với Xiêm La tiếng gần nhau mà gọi sai đi".

Nên đây là cái sai thứ 3 của cụ Nguyễn Thông.

Vậy với Google ngày nay, chúng ta biết là những gì cụ Nguyễn Thông bàn về nước Kha Lăng là Xiêm La, rồi học giả Cố Đình Lâm viết sai, và sách Tàu xưa phải viết gì gì đó, đều hoàn toàn là sai. Cái sai này của cụ, là cái sai của một con người sống trong một xã hội bán khai, không có nhiều sách báo tư liệu để mà nghiên cứu, và điều này là không có gì khó dễ.

Nhưng sự khó hiểu là cho đến nay, hầu như chả có học giả Việt Nam nào lên tiếng về cụ Nguyễn Thông có kiến thức hạn chế về vạn vật xung quanh, và nêu ra câu hỏi là chúng ta cần đọc lại và phải thật cẩn trọng với những gì cụ nhận xét. Trái lại, người ta khi viết về cụ, lại khen cụ về việc bổ chỉnh quyển Khâm định Việt sử thông giám cương mục như là cụ rất thông thái và đọc nhiều lắm vậy. Một người có nhận xét sai vì kiến thức giới hạn như thế, có thể là một nhà cách mạng yêu nước, một chí sĩ thời đại hay gì gì đó, nhưng kiến thức hạn hẹp thì vẫn là hạn hẹp thôi. Thế mà tại sao cả trăm năm nay không có mấy ai nêu ra về việc cụ Nguyễn Thông rất có vấn đề về kiến thức địa lý hoặc sử học thế ? Có khi cụ chỉ được cái học vẹt thôi thì sao ? Hay là con cháu đời sau mà chê cụ Nguyễn Thông chỉ có học vẹt là phạm tội khinh thường tiền nhân ạ ? Nhưng nếu ngay cả các GS TS ngày nay ở Việt Nam mà kiến thức có nhiều khi còn chưa đủ để chảy hết đầu vịt, thì việc những danh nhân Việt Nam xưa như cụ Nguyễn Thông mà có kiến thức hạn hẹp thì cũng đâu có gì là đáng xấu hổ đâu ? Đáng xấu hổ là người Việt không tự biết mình là có kiến thức hạn hẹp đấy chứ, nhưng lúc nào cũng đi kêu học trò đánh trống thổi kèn, để học đòi theo thói thành ra những Tinh Túc Lão Quái thời nay đấy chứ. 

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks

Brian 




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo