CÔNG LÝ ĐÁM ĐÔNG. Ngày nay, hầu hết các tòa đều được trang bị những nguyên tắc nhân quyền và dân quyền căn bản như suy đoán vô tội (presumpt...
CÔNG LÝ ĐÁM ĐÔNG.
Ngày nay, hầu hết các tòa đều được trang bị những nguyên tắc nhân quyền và dân quyền căn bản như suy đoán vô tội (presumption of innocence), quyền im lặng (right to silence) hay chuẩn mực tố tụng (due process) nhằm bảo đảm rằng quy trình xét xử và kết quả xét xử không chỉ là một bản án có quyền lực nhà nước, mà còn là một bản án bảo đảm được nhân quyền, quyền lợi của công dân và sự bình ổn, sự đồng thuận chung của xã hội dành cho chính thể.
Thêm vào đó, thứ quan trọng đối với tòa không phải là cảm xúc về sự bất công, là quan điểm về công lý. Họ dựa vào sự thật – chứng cứ (facts) và pháp luật (law). Với một số trường hợp lịch sử, mà đặc biệt là trong hệ thống pháp luật thông luật, lẽ công bình (equity) còn được sử dụng để đưa ra phán quyết. Tòa án, vì vậy, thường được xây dựng như là biểu tượng của sự bình đẳng và sự thống nhất ý chí của xã hội, dù nền tảng chính trị của xã hội đó có phân cực đến đâu (Hoa Kỳ làm một ví dụ cụ thể).
Nói cách khác, một quốc gia hiện đại – một cộng đồng văn minh không thể tồn tại nếu không có tòa án. Đó là một sự thật không thể bàn cãi.
Về công lý đám đông, hãy tưởng tượng rằng một ngày nào đó bạn đi chợ mua thịt về cho gia đình, vừa ra khỏi chợ thì một đám đông đuổi theo bắt bạn lại và cáo buộc bạn ăn cắp. Không có thời gian giải thích, không được ai phán xử, không theo thủ tục quy trình, bạn bị đám đông đánh đấm cho hả giận. Đây là một ví dụ khá đơn giản nhưng rất toàn diện cho công lý đám đông. Không khó để tưởng tượng nên một bầu không khí u ám và nặng nề thế nào khi phải sống trong một xã hội nơi số phận con người bị những đám đông như thế quyết định.
Công lý đám đông đôi khi cũng được tích hợp vào trong mô hình tư pháp nhà nước với xu hướng dân túy cực đoan và tàn độc.
Ngay chính tại Việt Nam, Cải cách Ruộng đất 1953 – 1956 là một ví dụ rõ ràng của công lý đám đông. Người dân bị phân chia thành các nhóm, các tầng lớp khác biệt; những tòa án đặc biệt được lập ra, nhuộm đỏ màu bạo lực bằng công cụ đấu tố từ công chúng. Sự công bình, minh bạch và thủ tục tố tụng quy chuẩn tối thiểu của hệ thống tư pháp do đó hoàn toàn biến mất.
Ngày nay nhiều vụ án tại Mỹ, dù nghi phạm bị bắt ngay tại hiện trường nhưng thẩm phán vẫn yêu cầu "dù tàn ác đến đâu vẫn cần được xét xử công bằng ".Sự công bằng ấy nằm ở chỗ "không ai được quyền phán nghi phạm là có tội ngoài tòa án", toà án không thể ra phán quyết khi bị sức ép từ đám đông. Bởi đám đông không phải bao giờ cũng đúng.
Như vậy sự thúc ép xử án từ đám đông ở Việt Nam xuất phát từ đâu :
- Không tin tưởng vào ngành tư pháp Việt Nam.
- Không tin tưởng hệ thống tòa án Việt Nam có thể tạo ra công lý.
Và từ chỗ này người dân Việt Nam đã tự tạo ra mâu thuẫn : không làm mà đòi hưởng thụ. Bản thân cả dân tộc không dám xuống đường đấu tranh, bất tuân dân sự thay đổi thể chế để tạo ra một ngành tư pháp độc lập. Nhưng luôn đòi hưởng thụ thứ công lý từ chế độ độc tài vừa là quan toà vừa là thủ phạm.
Ngay chính như trong vụ án Nguyễn Hữu Linh nếu được đưa ra xét xử trong một toà án tại Mỹ thì luật sư của nghi phạm sẽ dễ dàng biện hộ cho bị cáo để được tha bỗng ngay tại tòa. Và nếu có một cơ quan công tố độc lập thì cơ quan này cũng sẽ không khởi tố vụ án vì biết chắc sẽ thua bên biện 100%.
Như vậy trách nhiệm chính vẫn thuộc về dân tộc Việt Nam theo nguyên lý triết học : con gà có trước , quả trứng có sau.
Khi ngành tư pháp độc lập chưa có mà phải xử đúng thủ phạm thì chỉ là cảm tính. Bởi cũng chính cái đám đông ấy đã xử chết hơn 170.000 người vô tội. Và giờ đây điều gì đảm bảo rằng Nguyễn Hữu Linh hay Hồ Duy Hải không giống với 170.000 người kia?
Điều duy nhất khiến các vụ án oan giảm thiểu không phải là những tấm đề can yêu cầu bắt giữ Nguyễn Hữu Linh mà phải là những tấm đề can kêu gọi dân xuống đường làm một cuộc cách mạng như Venezuela.
Có trong tay một thể chế dân chủ với ba chân kiềng : thùng phiếu, bồi thẩm đoàn và túi thuốc súng thì lúc đó người Việt mới có thể nói đến công lý. Còn bây giờ đám đông đang yêu cầu Công Lý đóng hài y như Cộng sản đã làm.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào