Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Đỗ Ngà - MỘT NỀN GIÁO DỤC TỒI, THÌ MỘT XÃ HỘI NÁT

MỘT NỀN GIÁO DỤC TỒI, THÌ MỘT XÃ HỘI NÁT  Chất lượng con người tạo ra sự khác biệt quốc gia. Trong một đất nước, không phải ai cũng là người...

MỘT NỀN GIÁO DỤC TỒI, THÌ MỘT XÃ HỘI NÁT 

Chất lượng con người tạo ra sự khác biệt quốc gia. Trong một đất nước, không phải ai cũng là người tài năng. Đất nước nào cũng có kẻ xấu người tốt, kẻ giỏi người dở. Nền giáo dục dù có tiên tiến đến đâu cũng không thể tạo ra thiên tài. Là thiên tài, điều kiện tiên quyết, là tài năng thiên bẩm, nhờ có nền giáo dục tốt nó sẽ nuôi lớn tài năng và phát huy tối đa năng lực cá nhân. Còn có tài năng thiên bẩm nhưng bị giáo dục tồi và xã hội nát nhào nặn, thì thiên tài ấy hoặc bị thui chột hoặc phát triển thành ác quỷ hại cộng đồng, thậm chí hại nước. Giáo dục tốt kiếm người xấu khó khăn, giáo dục tồi kiếm người tốt không dễ. 



Giáo dục tốt, xã hội trong sạch vẫn có tội phạm, vẫn có hối lộ nhưng ít, có khi rất ít. Còn nhớ có lần tôi đưa dẫn chứng một ông thủ hiến bang New South Wales - Úc phải từ chức vì món quà chưa tới 3.000 đô Úc. Hay cô Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thụy Điển từ chức chỉ vì lỡ lái xe trong trạng thái có hơi men. Hà Lan phải đóng cửa hàng loạt nhà tù vì vắng bóng tội phạm. Xã hội sạch, một gợn nhỏ cũng được thanh tẩy. 

Giáo dục tồi, xã hội nát nó nhào nặn ra một xã hội xem cái ác là bình thường, cái bất công là đương nhiên. Kẻ hành pháp lại phạm pháp dễ nhất vào an toàn trước luật pháp. Công an bắt tội phạm vì thành tích chứ không vì một xã hội bình yên. Như vậy cuộc sống như là thiên la địa võng của những bất công và tội ác. Người chính trực hoặc thoả hiệp cái sai hoặc gặp khó khăn trăm bề trong cuộc sống. Đâu đâu cũng như thế nên tìm cái thiện, cái nhân bản khó vô cùng. Trong xã hội này, chỉ cần nhặt của rơi trả lại cho người mất, một việc hiển nhiên ở xã hội văn minh, nó thành kỳ tích của xứ tự xưng là "thiên đường này". 

Con cá nó cắn câu vì nó không biết đâu là mồi thật, đâu là mồi đặt trong bẫy. Con cá nó não hạt tiêu nên nói làm gì? Nhưng con người thì sao? Khi làm một nhà ngoại giao, sống chính trực có ai chết đói không? Không. Nhưng không hiểu sao chỉ vài miếng vi con cá mập, vài cái sừng tê giác mà sẵn sàng đánh đổi danh dự cá nhân để có nó?  Thậm chí đánh đổi luôn cả thể điện cho quốc gia để theo đuổi những thứ đó? Một nền giáo dục XHCN đã tạo ra những con người XHCN như thế ấy.

Mạng sống quý nhất, danh dự và nhân cách quý nhì vì những thứ này toàn là những thứ vô giá. Tiền bạc vật chất dù lớn đến đâu thì nó cũng là thứ phục vụ cho 2 thứ vô giá kia. Thế nhưng dưới thời XHCN, cái vô giá thì xem rẻ rúng vô cùng, tiền là thứ phục vụ cho cuộc sống thì lại đi bán danh dự, hy sinh cả tính mạng để được nó. Rất ngu xuẩn, nhưng nó là suy nghĩ thời thượng trong xứ thiên đường này. Nát.

Không có nhận xét nào