Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

TỰ DO THÔNG TIN VỐN LÀ CĂN BẢN CỦA NỀN TẢNG PHÁP TRỊ

TỰ DO THÔNG TIN VỐN LÀ CĂN BẢN CỦA NỀN TẢNG PHÁP TRỊ Đầu tiên cần nhắc tới một nguyên tắc Hiến định: người dân được làm những điều pháp luật...

TỰ DO THÔNG TIN VỐN LÀ CĂN BẢN CỦA NỀN TẢNG PHÁP TRỊ

Đầu tiên cần nhắc tới một nguyên tắc Hiến định: người dân được làm những điều pháp luật không cấm. Ông TBT còn vừa nêu rõ quan điểm rằng không phải cứ không quản được thì cấm - và cần phải loại bỏ triệt để tư duy loại này khỏi đầu óc người có chức vụ/điều hành.
TỰ DO THÔNG TIN VỐN LÀ CĂN BẢN CỦA NỀN TẢNG PHÁP TRỊTiếp theo cần phân biệt hai định nghĩa và hai định chế: nền tảng/ứng dụng xã hội như thực thể cá nhân hoá thông tin - và phương tiện truyền thông/báo chí với tư cách hoạt động nghề nghiệp có tính xã hội tập trung. Hai loại hình nền tảng và với các định dạng phương thức để hoạt động khác nhau, nhưng hoàn toàn cùng mục đích trong tác động. Cũng cần phân biệt cụm từ “sản xuất và phát tin bài như báo chí” - khi nó chính thức loại trừ một công dân khỏi việc thực hành quyền lực quan trọng và trực tiếp đối với thông tin.

Tại sao, như trong các nền dân chủ hiện đại trên thế giới mà ta thường thấy, công dân có quyền mở một cuộc họp báo vào bất kỳ lúc nào, và nhiều khi họ tự mình thực hiện việc công bố thông tin nếu họ thấy rằng các toà báo không còn đáng tin trong mắt họ? Trong một số tình huống, họ bán (theo nghĩa mua bán đúng nghĩa) thông tin cho báo chí để ẩn mình và từ đó chuyển trách nhiệm sang cho các toà báo nếu đưa phát tin. Đấy chính là sự đồng nhất của hoạt động báo chí - giữa cá nhân và pháp nhân - mà không cần phân biệt chủ thể hay đối tượng.

Hoạt động báo chí là sự tổ chức và cấu trúc hoá thông tin để tạo một thế đứng của nó trước quyền lực nhằm đảm bảo độ chuyên nghiệp trong cả nội dung lẫn trách nhiệm của chính nó (sự phòng vệ có tính xã hội), trong khi nền tảng mạng xã hội (dưới bất kể biểu dạng nào) là cá thể hoá quyền lực công dân vốn không bị hạn chế về phạm vi và hình thức thực hành trong sự giám sát nhà nước.

Hoạt động báo chí cho nhà báo, phóng viên cần một tổ chức đại diện - song công dân có quyền tiếp cận và phổ biến thông tin, biểu đạt chúng dưới mọi dạng thức có thể (hẳn nhiên cả việc tổng hợp thông tin như tạo mới hoặc đưa dẫn lại, chuyển thể…) theo tư cách công dân có quyền hành làm chủ quyền lực công thông qua các hoạt động này. Đề xuất cấm đoán nêu trên đến từ tư duy gốc rễ coi rằng hoạt động báo chí thuộc về nhà nước để phục vụ sự định hướng của chủ thể quyền uy này, thay vì chúng cần được trung lập để kiềm chế việc lạm quyền thông qua cơ chế minh bạch thông tin.

Nếu một công dân không có quyền đủ rộng đối với chính các sự kiện hay mọi loại thông tin (không phải dạng mật - đôi khi tính mật cũng phải có ngoại lệ để phá vỡ nhắm tới việc bảo vệ lợi ích tối cao hơn trong một số trường hợp), làm sao để nói về quyền tự do ngôn luận và nền tự do báo chí với tư cách công dân? Nếu hoạt động đưa tin thiếu trung thực hoặc gặp phải các vấn đề vi phạm pháp luật, người bị ảnh hưởng (ngay cả với chính quyền) có thể sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để đình chỉ hoặc yêu cầu thu hồi nó, cùng việc đặt ra vấn đề xin lỗi, cải chính hay bồi thường nếu họ cho rằng điều đó là cần thiết trước thực tế.

Định chế báo chí, đúng ra là một loại định chế độc lập có tính và cần thuộc về xã hội dân sự để đảm bảo vai trò giám sát nhà nước hòng khiến cho bộ máy (hệ thống) phải vận hành cẩn trọng cũng như tránh được mọi xu thế lạm quyền (điều luôn thường dễ xảy ra do tính thu hút và khả năng cưỡng chế của quyền lực), đúng ra không phải hoạt động xin cấp phép để hoạt động theo cách kiểm soát hành chính và bị áp đặt, nó thuộc về một địa phận phổ quát của quyền tự do thông tin, tự do biểu đạt và thuộc sự điều chỉnh, nếu dẫn đến tranh chấp, thông qua cơ chế và bằng các phán quyết tư pháp (kiện tụng) để giải quyết.

Nếu người dân không thể sử dụng hiệu quả và đa dạng tiềm lực xuất phát từ quyền tiếp cận và chuyển nhận thông tin, một cách tổng thể như một bảng tin của chính mình, làm sao họ có thể tìm kiếm và huy động các khả năng về sức mạnh của quyền lực mà Hiến pháp ấn định cho mỗi công dân về các năng quyền căn bản nhất, nhưng tối thiểu để an toàn này - điều vốn hiển nhiên và được diễn giải minh tường nơi Công ước ICCPR 1966 và Bình luận chung số 34 của LHQ mà Việt Nam đã tham gia là thành viên gần nửa thế kỷ trước, một cách toàn diện?

Nếu mỗi người cần có một chiếc ti vi hay một bác sĩ riêng như một số chính trị gia tuyên bố, thì để xuất cấm đoán này bổ sung rằng bên cạnh họ cần một cảnh sát văn hoá thông tin ngay bên cạnh mình.


Không có nhận xét nào