Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

PHIẾM ĐÀM ĐỊA ĐIỂM HỘI NGỘ TRUMP - UN.

PHIẾM ĐÀM ĐỊA ĐIỂM HỘI NGỘ TRUMP - UN.  Vậy là ngòi nổ chiến tranh hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên đã tạm thời hạ nhiệt sau lần gặp gỡ định mệ...

PHIẾM ĐÀM ĐỊA ĐIỂM HỘI NGỘ TRUMP - UN. 

Vậy là ngòi nổ chiến tranh hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên đã tạm thời hạ nhiệt sau lần gặp gỡ định mệnh giữa hai nhà lãnh đạo Nam - Bắc Triều Tiên. Dẫu đường về đích còn xa tít tắp, mắc núi, mắc sông mắc cả lòng người nhưng chí ít cái ngày 27/4/2018 vừa rồi cũng đã tạo cảm giác phấn khởi và hy vọng cho những ai yêu chuộng hòa bình, chí ít nó cũng như cơn mưa rào thoáng qua trên sa mạc cháy bỏng. Mặc dù vẫn còn không ít sự hoài nghi bởi quá khứ lật lọng của loài cộng sản đã đánh mất niềm tin và hy vọng của nhân loại tiến bộ nhưng cá nhân vẫn tin tưởng mọi việc sẽ vận hành theo nguyên lý Thiện thắng Ác; Thật thắng Giả; vải thưa không thể dùng để che mắt Thánh ở kỷ nguyên kỹ thuật số hiện đại. 

Khát vọng xóa bỏ độc tài là khát vọng không của riêng ai, một khi những chiếc tiểu ngai độc tài như Assad, Kim Jong Un lần lượt rũ áo ra đi thì những cái đại ngai độc tài như Tập Cận Bình, Putin cũng sẽ tự thân điều chỉnh nếu không muốn sụp đổ theo cùng. Khi Tập, Putin điều chỉnh hành vi thì tất nhiên tập đoàn cộng sản Việt Nam cũng sẽ không đủ sức níu giữ cái thành trì mục ruỗng, đầy khuyết tật bởi hậu quả bao nhiêu năm quyết tâm "còn đảng còn mình" với cái học thuyết dị tật, phản quy luật Mác - Lê và hảo vọng "kinh tế thị trường định hướng XHCN", một cái đích ảo ảnh đi mãi không tới vì có đâu mà tới. 

Từ khát vọng chung lẫn khát vọng riêng đã thôi thúc cá nhân thường xuyên phỏng đoán về sự suy tàn, sụp đổ của các thể chế cộng sản, độc tài với chút hy vọng sẽ thức tỉnh cho những bậc kẻ trí đã lầm đường,  lạc lối khi lựa chọn tư tưởng bất đạo, vô luân của chủ nghĩa quái thai cộng sản làm nền tảng cho suy nghĩ và hành động của mình, bản thân tin rằng sẽ góp một phần nhỏ nhoi làm lay động những cá nhân còn sót lại chút lương tri, tình người vì cái câu "nước chảy - đá mòn" vẫn còn nguyên giá trị. Rất mong quý vị bỏ qua nếu cảm thấy nó nhảm nhí và mong được đồng hành cùng quý vị nếu nhận thấy là có lý, trân trọng. 

Trở lại tiêu đề của bản xàm ngôn, chém gió này. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đang đồng loạt phỏng đoán về địa điểm gặp mặt của Trump và Kim Jong Un, cho dù địa điểm ở đâu thì điều mong đợi nhất vẫn là Bắc Hàn giải giáp hạt nhân, hai miền Nam - Bắc sẽ sum họp một nhà mà không cần hy sinh xương máu, dấy lên nỗi oan cừu bởi cảnh "nồi da xáo thịt" như cộng sản Bắc Việt đã làm vào những ngày này của 43 năm về trước. Để khát vọng Nam - Bắc Hàn sum họp, ngòi nổ hạt nhân bị tháo bỏ, bàn tay lông lá chuyên kích động, xúi giục để phá rối hòa bình, dân chủ của thế giới là Trung cộng và Nga nô bị vô hiệu hóa thì ngoài những chiến lược, quyết sách của Mỹ và Đồng minh ra, địa điểm của cuộc đàm phán cũng đóng vai trò không nhỏ vì yếu tố không gian không thể tách rời yếu tố thời gian và nhân gian. Vậy các bên sẽ chọn không gian nào là phù hợp nhất ? Trung Quốc, Nga, Thụy Sỹ, Mông Cổ, Singapore,...? 

Theo thiển cân của cá nhân thì Ấn Độ sẽ lý tưởng hơn cả, bởi Ấn Độ là một quốc gia đông dân thứ hai thế giới, là thành viên nội khối G20. Trong mối quan hệ với Mỹ và Đồng minh thì Ấn Độ là soái tướng trong Tứ Giác Kim Cương, là quốc gia quan trọng trong khái niệm Ấn Độ - Thái Bình Dương. Kể từ khi Trump nhậm chức đến nay, nguyên thủ hai cường quốc Mỹ - Ấn chưa chính thức gặp nhau. Vì vậy nhân chuyến gặp mặt lịch sử sắp tới giữa Trump với Un, tiện thể Trump hội kiến với người đồng cấp Ấn Độ thì quả là "lưỡng toàn kỳ mỹ".

Trong mối quan hệ với Bắc Hàn, Ấn Độ được xem là anh ba của Bắc Hàn sau Trung cộng và Nga nô. Trước khi lệnh cấm vận của LHQ nhắm vào Bắc Hàn có hiệu lực vào tháng 4/2017, mối quan hệ giữa Ấn Độ - Bắc Hàn đã trải qua những tháng năm ấm nồng bởi Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Bắc Hàn, sau Trung Quốc và Saudi Arabia, năm 2015 - 2016, kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ sang Bắc Hàn là 111 triệu USD, nhập khẩu khoảng 88 triệu USD. Năm 2015, Ấn Độ từng bỏ phiếu trắng trong một nghị quyết của LHQ lên án nhân quyền của Bắc Hàn. Năm 2015, Ấn Độ tiếp đón Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn trong một chuyến thăm chính thức hiếm hoi. Trước đây, Ấn Độ từng cho phép quân nhân, cảnh sát, nhà khoa học, kỹ thuật của Bắc Hàn nhập cảnh vào Ấn Độ để theo học các chương trình đào tạo liên quan tới vũ khí hạt nhân, vật lý cao cấp, khoa học máy tính và kỹ thuật hàng không. 

Trong mối quan hệ với Trung cộng thì Ấn Độ được xem là cựu thù bởi vấn đề tranh chấp biên giới dai dẳng cũng như việc Trung Quốc đang ra sức lấn sân, chiếm lấy tầm ảnh hưởng, gia tăng sự hiện diện ở Ấn Độ Dương và các nước láng giềng của Ấn Độ. Vì vậy sẽ loại trừ khả năng chi phối, quấy rối của Trung cộng khi diễn ra cuộc hội ngộ Trump - Un. 

Trong mối quan hệ với Nga nô thì từ trước đến nay, Ấn Độ xem Nga nô là đối tác quốc phòng, những hợp đồng mua vũ khí do Nga nô sản xuất có giá trị hàng tỷ USD đã được ký kết, chuyển giao. Vì vậy Nga nô cũng sẽ ủng hộ cao nếu chọn nơi đây diễn ra cuộc hội ngộ Mỹ - Bắc Hàn. 

Với những đặc điểm trên và với cự ly bay tầm 4.573 km từ Bình Nhưỡng đến New Delhi thì việc chọn nơi đây diễn ra hội đàm Mỹ - Bắc Hàn sẽ lý tưởng hơn tất cả. Đoán mò cho vui vậy. /.
Tran Hung.




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo