Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TẠI SAO ĐẾN TẬN BÂY GIỜ VẪN CHƯA CÓ NHỮNG THỦ LĨNH CỦA PHONG TRÀO ĐẤU TRANH DÂN CHỦ TRONG SINH VIÊN HỌC SINH VIỆT NAM ?

TẠI SAO ĐẾN TẬN BÂY GIỜ  VẪN CHƯA CÓ NHỮNG THỦ LĨNH CỦA PHONG TRÀO ĐẤU TRANH DÂN CHỦ TRONG SINH VIÊN HỌC SINH VIỆT NAM ? Thông thường dưới m...

TẠI SAO ĐẾN TẬN BÂY GIỜ  VẪN CHƯA CÓ NHỮNG THỦ LĨNH CỦA PHONG TRÀO ĐẤU TRANH DÂN CHỦ TRONG SINH VIÊN HỌC SINH VIỆT NAM ?

Thông thường dưới mọi chế độ độc tài tầng lớp sinh viên học sinh là tầng lớp nhạy cảm nhất với chính trị . Lịch sử đã chứng minh rằng dưới thời Pháp thuộc tinh thần đấu tranh dân chủ, dân tộc của sinh viên học sinh Việt nam rất mạnh mẽ. Tiêu biểu là các phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương  Văn Can, Đông Du của Phan Bội Châu , "khai dân trí, chấn dân khí" của Phan Châu Trinh.

 Trên thế giới trong hai thập niên 1970 và 1980, sinh viên Hàn Quốc đã tham gia tích cực vào quá trình đấu tranh chống độc tài, các phong trào ban đầu xuất phát từ phạm vi từng trường học đơn lẻ. Sau đó, phong trào đã có sự mở rộng về mặt quy mô, kết hợp với các lực lượng xã hội khác để biến thành làn sóng dân chủ hóa mạnh mẽ tại Hàn Quốc.

Mùa xuân năm 1989, hơn một triệu sinh viên và công nhân Trung Quốc đã đóng chiếm quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để mở màn cho phong trào phản đối lớn nhất trong lịch sử nước Trung Quốc cộng sản. Sáu tuần đấu tranh đã bị dập tắt trong cuộc đàn áp đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4 tháng 6/1989.

Sinh viên, công nhân viên chức, giảng viên đại học hô to các khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ và chấm dứt chế độ họ gọi là 'độc tài', nhưng cũng có các khẩu hiệu đòi tăng lương, giảm lạm phát, đòi nhà ở.

Hàng ngàn người dân Hồng Kông hôm 29/09/2014, xuống đường  biểu tình, thách thức chính quyền,  đối mặt với cảnh sát chống bạo động. Đối phó với lựu đạn hơi cay và bột tiêu của cảnh sát, giới sinh viên chỉ có một vũ khí duy nhất là những chiếc ô và vật dụng này đã trở thành biểu tượng cho phong trào đấu tranh đòi dân chủ tại Hồng Kông.

Phong trào bất tuân  dân sự tại Hồng Kông  có mục tiêu  đòi hỏi  Bắc Kinh phải tôn trọng quyền tự do lựa chọn người lãnh đạo lãnh thổ này trong cuộc bầu cử vào năm 2017. Từ hơn  một tuần , giới sinh viên đã bãi khóa và đến cuối tuần, có thêm sự ủng hộ của giới học sinh trung học. Phong trào đấu tranh bất ngờ gia tăng cường độ trong những ngày cuối tuần và Hồng Kông đã trải qua những cuộc biểu tình, rối loạn, nghiêm trọng nhất kể từ khi lãnh thổ này được trao trả cho chính quyền Trung Quốc.

Như vậy chỉ qua vài ví dụ trên đã cho thấy giới sinh viên học sinh là lực lượng luôn đi đầu trong các phong trào đấu tranh dân chủ bất kể ở thời đại nào, bất kể ở đất nước nào. Tuy nhiên trong những năm qua dưới chế độ cộng sản lực lượng đấu tranh dân chủ của sinh viên học sinh Việt Nam lại rất chìm lắng. Ngoại trừ vụ án của hai sinh viên Lê Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha giới sinh viên không tạo được dấu ấn nào đáng kể.

Không phải là họ không có những cuộc tụ tập đông lên đến hàng vạn người, không phải là họ không được nghe những lời nói tâm huyết về dân chủ của các lãnh đạo thế giới như tổng thống Obama , Donald Trump... không phải là họ không hiểu biết về dân chủ khi nghe các bạn du học ở phương Tây kể lại qua FB, internet... Thế nhưng các phong trào sinh viên ,học sinh vẫn nằm trong vòng ảnh hưởng của tổ chức Đoàn TNCSHCM. Và trên thực tế họ chỉ tụ tập để tôn sùng các ngôi sao ca nhạc nước ngoài, cổ vũ bóng đá hoặc tham gia những trò chơi nhảm nhí, phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục....

Ngấm ngầm trong lực lượng sinh viên học sinh Việt Nam vẫn tồn tại nhiều cá nhân tâm huyết với quốc gia ,dân tộc. Đã có nhiều video clip được tải lên mạng với những nỗi niềm cháy lòng, đã có nhiều sinh viên yêu nước xuống đường bị công an đánh đập, đàn áp và tải lên mạng những hình ảnh có thể thổn thức lòng người. Thế nhưng họ vẫn chưa thể kết nối với nhau để có thể tạo nên một phong trào như Học dân tư triều của Joshua Wong ,Hồng Kông .

Trong các phong trào đấu tranh dân chủ, một nguyên lý được rút ra :"Không phải vì chính quyền quá mạnh mà là vì ta quá yếu".Người dân thường dễ dàng khuất phục và đem bạo lực của chính quyền ra đổ thừa cho sự bó tay bất lực của mình. Thực tế là ở tất cả các nước người dân đều bị bộ máy công an trị của chính quyền đàn áp thẳng tay. Thế nhưng sự khác nhau giữa họ là đầu óc và ý chí. Sinh viên là những người trẻ , máu nóng nhất ,thông minh nhất và họ còn phải sống trong chế độ độc tài lâu nhất nếu không thay đổi. Do vậy nếu họ viện cớ chối bỏ đấu tranh cho tự do để được an toàn thì chính họ chứ không phải ai khác phải nhận đủ cả hai thứ : vừa không có tự do vừa không có an toàn. Và ngay cả các thế hệ sau của họ cũng phải tiếp tục chìm đắm trong nô lệ.

Lúc này là lúc không thể khóc , không thể van xin tự do mà phải dũng cảm đứng dậy dùng trí tuệ của mình để đoàn kết lực lượng sinh viên học sinh lại với nhau để cứu nước. Nếu không cái giá mà họ buộc phải trả sẽ rất đắt. Phong trào sinh viên học sinh Việt Nam rất cần những thủ lĩnh từ trong bóng tối để có thể kết nối được những trái tim yêu nước nồng nàn lại với nhau, tìm ra một con đường , một phương thức đơn giản tối ưu để giành lại quyền tự quyết.

198  phương pháp bất tuân dân sự , cách thức tổ chức tiến hành  đấu tranh bất bạo động đã có cả rồi, chỉ còn chờ những người trẻ tuổi có trí tuệ của Việt Nam biến thành thực tế nữa mà thôi.

Dương Hoài Linh












Không có nhận xét nào

Quảng Cáo