Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NHỮNG CÂU HỎI NHỨC NHỐI TỪ ĐỒNG TÂM!

NHỮNG CÂU HỎI NHỨC NHỐI TỪ ĐỒNG TÂM! Lý do tại sao chúng ta cần đồng lòng yêu cầu cơ quan có trách nhiệm phải trả lời cho bằng được những câ...

NHỮNG CÂU HỎI NHỨC NHỐI TỪ ĐỒNG TÂM!
Lý do tại sao chúng ta cần đồng lòng yêu cầu cơ quan có trách nhiệm phải trả lời cho bằng được những câu hỏi này?

- Để xác định rõ trách nhiệm pháp lý của tất cả các bên, tránh oan sai vì đây là vụ án đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, và liên quan đến vận mệnh, mạng sống, số phận của nhiều con người, nhiều thế hệ của nhiều gia đình.

- Để khẳng định việc hành xử của chính quyền theo đúng hiến pháp và pháp luật, thì bất cứ những sai phạm, lạm quyền, những quyết định và hành động trái pháp luật, dù của ai ở bất cứ cương vị nào, nếu có, đều phải xử lý công bằng, nghiêm minh, trên tinh thần thượng tôn pháp luật. 

Từ đó mới có thể chấm dứt thù hận, chia rẽ lòng người, không chỉ của những người trực tiếp liên quan trong vụ việc này, mà là sự chia rẽ, đối nghịch trong người dân cả nước (thể hiện qua các ý kiến chia phe phái thù địch, miệt thị lẫn nhau, gây thù hận giữa các tầng lớp, đặc biệt những thông tin trên MXH của những người được cho là dư luận viên, những người ủng hộ dân chủ, hay những người bị gán mác phản động, kích động, xuyên tạc,...)

Hậu quả nếu thông tin không minh bạch, xử lý không công bằng, không dựa trên pháp luật thì sẽ dẫn đến hành động phẫn uất, trả thù, kích động chống đối nhà nước, gây khủng hoảng sâu sắc về niềm tin của dân với Đảng, với chế độ, và lan truyền thành những hiệu ứng domino có thể gây chia rẽ, phá hoại trong các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền, giữa nhân dân với lực lượng công an, quân đội, thậm chí chia rẽ tư tưởng ngay trong lực lược công an, quân đội. Những mâu thuẫn, chia rẽ, thù hận, mất niềm tin, chống đối, bất tuân lệnh, gây rối, phá hoại... kéo dài và ngày càng trầm trọng và lan rộng các địa phương, các điểm nóng khác về tranh chấp đất đai, xung đột giữa nhân dân với chính quyền sau này. Hậu quả sẽ vô cùng to lớn.

- Để khẳng định nhà nước Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế về quyền con người, quyền được biết thông tin công khai về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, trật tự xã hội của đất nước và địa phương mình, quyền được tự do ngôn luận bày tỏ ý kiến, quyền được chất vấn những người có trách nhiệm liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 
Khi Nhà nước thể hiện sự tôn trọng các quyền này, thì sẽ tránh cho VN không bị khước từ khỏi các hiệp ước, hiệp định giao lưu kinh tế quốc tế, có lợi cho sự phát triển của cả đất nước và mọi người dân Việt Nam.

- Do vậy, các vấn đề cần phải được trả lời, và giải quyết có sự tham gia công khai của các luật sư của các bên, có sự tham gia của các phóng viên báo chí trong và ngoài nước, trong quá trình xử lý để đảm bảo mọi thủ tục đều tuân thủ pháp luật. Tránh việc áp dụng theo ý chí chủ quan, theo mệnh lệnh hành chính, để tránh bị nghi ngờ là bao che, che dấu, quanh co, chối tội, ngụy biện,... của cả cá nhân và các cơ quan công quyền (mà thực tế cho thấy cả về cá nhân con người và quy định có rất nhiều lỗ hổng và vi phạm).

1- NHỮNG CÂU HỎI VÀ YÊU CẦU VỀ VỤ VIỆC ĐÊM 8/1- Rạng ngày 9/1
- Khám nghiệm tử thi của công dân Lê Đình Kình (xin vẫn gọi là cụ- vì chưa có kết luận là tội phạm) và các chiến sĩ công an thế nào? Xác nhận của thân nhân khi nhận xác cụ. Có đúng là có 3 vết thương ở ngực trái, sau gáy và ở chân? Xác minh ai bắn cụ (có thể không nêu danh tính)? Trong hoàn cảnh nào? Trong nhà sáng hay tối (có đèn, nến, pháo sáng, hay đèn của lực lượng chức năng?) Nếu đêm tối không nhìn rõ gì thì có được bắn tiêu diệt không? Xác minh lời của vợ cụ Kình có thật sự có người ép khai nhận ném lựu đạn?

- Cụ Kình đang ở trong nhà, hay chạy từ ngoài nơi chống đối lực lượng chức năng vào? Cụ có đi lại bình thường được không? Tại sao phải tiêu diệt cụ? Nếu biết đối tượng nắm lựu đạn đã rút chốt thì có được bắn không? Nếu chỉ cầm lựu đạn (có thể chuẩn bị ném, dọa ném, hoặc tử thủ) không rút chốt thì có cần bắn tiêu diệt không? Tại sao có những 3 vết thương (theo dư luận kể lại lời người nhà khi nhận xác). 

- Trước khi bắn có cảnh cáo bằng lời, bắn chỉ thiên không? Hay bắn tiêu diệt luôn? Ai quyết định cho phép bắn tiêu diệt khi đối tượng có hành động chống đối? Mức độ chống đối gây nguy hiểm đến mức nào thì được tiêu diệt?
Đối chứng với lời chứng của người nhà cụ có mặt (có luật sư độc lập chứng kiến- để không bị nghi ngờ ép cung, nhục hình, đe dọa).

- Ai là người trong nhóm chống đối ném 2 quả lựu đạn đầu tiên vào tổ công tác đang đi tuần ngoài đường lúc 3-4 giờ sáng? Cần có nhân chứng (video), hoặc người nhận thực hiện hành động này (để chứng minh không phải là do lực lượng chức năng, hoặc những người khác muốn triệt hạ nhóm chống đối, bằng cách tự ném ra tạo bằng chứng để công an tấn công vào nhà các đối tượng.)

Động cơ họ ném nhằm mục đích gì? Để cố ý giết người, hay để đe dọa,...? (Điều đó có thể xảy ra không, khi mà từ mấy ngày trước hàng trăm quân CSCĐ tinh nhuệ trang bị vũ khí chính quy, và xe bọc thép, phương tiện hiện đại đã kéo về đóng ở Đồng Tâm?)

- Theo thông báo của Tướng Tam, thì những người chống đối ném lựu đạn, và tấn công đội tuần tra bằng dao phóng, chai xăng(?) Sau đó họ chạy vào nhà cụ Kình, các chiến sĩ truy đuổi thì có 3 người bị lọt xuống ống thông gió- là khe hở hẹp giữa 2 nhà, (sâu 4m, rộng chưa đến 2m2).
Họ tấn công ở địa điểm nào, chạy lối nào mà vọt qua lối lên mái tầng 1 rồi nhảy qua cửa sổ (còn 3 chiến sĩ truy đuổi thì bị rơi xuống hố)?
Ai là người tiếp cận hiện trường đầu tiên? Mô tả và thực nghiệm hiện trường? Có người dân nào chứng kiến hay không?

- Cần công bố biên bản khám nghiệm tử thi (của Pháp y quân đội- độc lập với công an- vì lực lượng công an là một chủ thể liên quan trực tiếp, có thể gây nghi ngờ là kết luận không khách quan) để xác minh 3 chiến sĩ bị tử vong có phải nguyên nhân chính là do rơi xuống hố và bị tưới xăng đốt (để xác định đúng tội của người chống đối có mắc tội cố ý giết người, hay chỉ cố ý gây thương tích gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng,... nhưng không cố ý làm chết người?)

Kiểm tra để kết luận xem có thể bị tử vong do bị ngã (gãy cổ, cột sống, chấn thương sọ não,... hay có thể bị vũ khí mang theo phát nổ, hay bị đạn lạc của đồng đội- vì có rất nhiều vết đạn trên tường, và video công bố của công an thì có rất nhiều tiếng nổ trong thời gian dài?

- Để cả 3 người (hoặc ít nhất 1 người rơi xuống hố) chết do cháy bằng xăng do đối tượng chống đối đổ xuống thì phải rất nhiều xăng, cháy thời gian lâu và tường phải ám khói đen. Cần thực nghiệm hiện trường, đối chứng với lời khai của các đối tượng, xét nghiệm tro và dấu vết ở dưới hố (xem trong 1 số ảnh thì có rất nhiều vật nhựa không bị cháy).

- Lời khai của đối tượng Chức (hiện chưa thấy xuất hiện) được cho là chỉ đạo đổ xăng xuống hố (việc xét hỏi khai báo phải có luật sư chứng kiến và ghi âm, ghi hình- tránh gây nghi vấn ép cung, bức cung, dùng nhục hình, đe dọa). Ai đổ xăng, đổ bao nhiêu chai, từng đó có đủ sức nóng để gây chết cả 3 người hay không? 

- Trong tình huống tối đen, lựu đạn cay, lựu đạn khói, không nhìn thấy gì, họ có biết có người ở dưới hay ném bừa chai xăng? Điều này sẽ phân biệt tội cố ý giết người đến cùng, mang tính dã man, hay cố ý gây thương tích nhưng không cố ý làm chết người, trong tình huống nguy hiểm, phải chống trả và bị kích động (đạn bắn, lựu đạn cay, khói ngạt từ lực lượng chức năng)? Việc này xảy ra trước hay sau khi cụ Kình bị bắn chết (có thể kích động gây căm thù).

- Các chiến sĩ khác có biết đồng đội bị nạn không? Biện pháp ứng cứu thế nào? Trong khi hàng chục chiến sĩ chỉ dưới 30 phút đã bắt gọn hơn 20 đối tượng chống đối?

2- Về việc Lực lượng chức năng có làm trái quy định của pháp luật khi trấn áp các đối tượng tại nhà riêng vào đêm hay không?

- Việc lực lượng chức năng đang nửa đêm- rạng sáng 9/1 thực hiện kế hoạch tấn công vào nhà các đối tượng nghi vấn (hoặc có kết luận) tàng trữ vũ khí để bắt người, khám nhà, tịch thu vũ khí và vật liệu nổ, mục đích để ngăn chặn nguy cơ chống đối sau này, dựa trên những lời tuyên bố đe dọa công khai trên mạng, trên FB của họ (thực tế chưa diễn ra). Lý do gì để không áp dụng hình thức và trình tự pháp lý như lệnh khám nhà, lệnh bắt, hay kiểm tra hành chính, và không tiến hành ban ngày?

- Việc đêm tối bắn đạn thật vào nhà các đối tượng (có cả phụ nữ, người già, trẻ nhỏ...) với nhiều vết đạn trên tường và trong nhà (hoàn toàn có thể gây chết người) có tương xứng với nguy cơ gây nguy hiểm từ các đối tượng âm mưu chống đối hay không? Nếu những người chống đối dùng dao phóng, chai xăng để chống lại, thì chỉ có thể trong khoảng cách gần, và họ đang cố thủ trong nhà (không có tình huống bắt cóc con tin, không đe dọa gây nguy hiểm tính mạng cho người dân cũng như lực lượng chức năng lúc đó), vậy có nhất thiết phải tấn công quyết liệt, áp sát, để trấn áp, khiến các chiến sĩ phải mạo hiểm tính mạng (và thực tế đã bị tử vong 3 người)?

3- Việc các đối tượng chống đối việc xây dựng hàng rào sân bay có đúng không? Bằng chứng chứng minh?

Nếu hàng rào đó chỉ ngăn cách, chia tách rõ phần sân bay Miếu Môn và phần đất 59 ha đang tranh chấp, và những ngày trước, dư luận xác nhận rằng nhân dân đều đồng thuận, mang nước cho chiến sĩ uống. Vậy thì có lý do gì để nhóm chống đối (tổ Đồng Thuận) phá hoại việc xây tường rào? Chứng cứ về việc phá hoại này thế nào?
- Và còn rất nhiều câu hỏi khác nữa cần được trả lời trước công luận.

4- Việc phân định phải trái, đúng sai về phần đất tranh chấp, tại sao không đưa ra tòa án dân sự? Liệu kết luận của Thanh tra Hà Nội, Thanh tra Chính phủ có giá trị lớn hơn hay tương đương với phán quyết của tòa án các cấp (có luật sư tranh tụng theo quy định của pháp luật)? Trong bối cảnh thực tế có nhiều cơ quan công quyền- cá nhân lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước cũng bị chứng minh vi phạm pháp luật, các văn bản pháp quy chồng chéo, các văn bản pháp lý thất lạc, không đủ căn cứ,... thì việc không đồng thuận của một số người dân cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Mức độ vi phạm pháp luật của họ (nếu có) khi có tranh chấp với chính quyền (cũng là 1 chủ thể trước pháp luật) thì tranh chấp phải được quyết định bởi tòa án- đứng ngoài cơ quan chính quyền để đảm bảo khách quan, công bằng.

FB Tự Do.













Không có nhận xét nào

Quảng Cáo