Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VIỆC MỸ ĐƯA VIỆT NAM VÀO NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN CÓ TÁC DỤNG GÌ ?

VIỆC MỸ ĐƯA VIỆT NAM VÀO NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN CÓ TÁC DỤNG GÌ ? Thế nào là nước đang phát triển ? Nước đang phát triển là quốc gia có mức...

VIỆC MỸ ĐƯA VIỆT NAM VÀO NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN CÓ TÁC DỤNG GÌ ?

Thế nào là nước đang phát triển ?

Nước đang phát triển là quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp chưa phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao. Ở các nước này, thu nhập bình quân đầu người còn trung bình.

Thế nào là nước phát triển?

Nước phát triển, hay nước công nghiệp là một quốc gia có nền kinh tế, trình độ công nghiệp hóa, cơ sở hạ tầng tốt hơn các nước khác, được biểu hiện thông qua các chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP), tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product - GNP), thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income - PCI), mức độ công nghiệp hóa, số lượng cơ sở hạ tầng và mức sống chung.

Ngày 10/2, Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đang phát triển. Khi gia nhập WTO Việt Nam  được hưởng quy chế quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Đối xử tối huệ quốc (MFN) là nguyên tắc cơ bản của WTO, theo đó một nước thành viên phải dành sự đối xử như nhau cho mọi thành viên WTO khác. Các nước phát triển dành cho các nước đang và kém phát triển một số linh hoạt, trong đó linh hoạt lớn nhất là "Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)". Thêm vào đó, linh hoạt khác là được miễn trừ việc bị các nước phát triển áp thuế chống trợ cấp hay thuế chống bán phá giá.

Khi bị đưa vào danh sách các nước phát triển kinh tế Việt Nam sẽ bị tước bỏ các quyền lợi sau :

- Nguồn vốn ODA :Hỗ trợ phát triển chính thức (hay còn gọi là ODA, viết tắt của Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là hỗ trợ vì các khoản đầu tư này thường là các khoản vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp trong thời gian dài.

- Giám sát chặt chẽ việc thao túng tiền tệ và chống bán phá giá.

- Tuân thủ việc cắt giảm lượng khí thải CO2 như các quốc gia phát triển theo Hiệp ước biến đổi khí hậu.

- Các tiêu chuẩn về phúc lợi xã hội, lao đông  cho công nhân phải tuân thủ các quy định như với công nhân các nước phát triển. Điều này đẩy chi phí lao động để làm ra hàng hóa lên cao. 

Như vậy sắp tới Việt Nam được xem như là một thành viên ngang hàng với nhóm các nước phát triển trong WTO, không còn được hưởng các quy chế ưu đãi khác. Từ đó Việt Nam không thể đi vay nguồn vốn ODA dành cho việc hổ trợ , bị giám sát chặt chẽ các quy đinh về tài chính, thương mại, tiền tệ và môi trường.

Chính những quy định này sẽ khiến các doanh nghiệp FDI nước ngoài phải cân nhắc khi đầu tư vào Việt Nam, bởi việc lập nhà máy tại Việt Nam không còn thu nhiều lợi nhuận như trước nữa.


Dương Hoài Linh



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo