Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ ĐỊA DANH CẦU HAI Ở HUẾ

Về địa danh Cầu Hai ở Huế Theo bài viết này trên báo Đà Nẵng Cuối Tuần (xem >> https://baodanang.vn/channel/6059/202008/dia-danh-cau-h...

Về địa danh Cầu Hai ở Huế

Theo bài viết này trên báo Đà Nẵng Cuối Tuần (xem >> https://baodanang.vn/channel/6059/202008/dia-danh-cau-hai-3552942/), địa danh Cầu Hai được giải thích như sau:
Về địa danh Cầu Hai ở Huế

*****
Báo Sài Gòn Giải Phóng số ra ngày 28-2-2006 thông tin: “Nguyên địa danh này là Cao Đôi. Cao Đôi là núi “ở phía nam huyện Phú Lộc, thế núi liên tiếp cao dốc”. Ở phía tây lại có núi Ứng Đôi, là ngọn núi cao nhất của kinh kỳ (Đại Nam nhất thống chí). Người địa phương gọi hai ngọn núi này là núi Ông, núi Bà. Sau này, vì kiêng tên Hiếu Triết Hoàng hậu, vợ của chúa Nguyễn Phúc Tần (Thái tông Hiếu Triết) là Tống Thị Đôi (quê huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, con của Quận công Tống Phúc Khang) nên Cao Đôi được gọi là Cao Hai. Theo thời gian, địa danh Cao Hai bị gọi chệch thành Cầu Hai”.

****
Đáng tiếc là chúng ta chả biết ai trong báo Sài Gòn Giải Phóng đã giải thích như thế này, nhưng sự giải thích như thế là không có cơ sở

Đơn giản là địa danh Cao Đôi 高堆 vẫn được viết trong bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí vào đầu thế kỷ 19 thời sơ Gia Long, mà thời sơ Gia Long là sau thời chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần hơn cả trăm năm, nên không có lý do gì mà lại có sự kỵ húy chữ Đôi nào với tên bà Tống Thị Đôi thời hậu chúa Hiền cả. Vì nếu có, thì đến thời sơ Gia Long, không thể còn địa danh Cao Đôi.
Mà thật ra, cũng như địa danh Bảng Lảng (xem >> https://www.facebook.com/groups/3740991775941288/permalink/5023338514373268/), địa danh Cao Đôi rất có thể là một địa danh Hán hóa sau này của một tên Nôm, và cái tên Nôm đó chính là ... Cầu Hai
Bởi vì trong địa danh Nôm Cầu Hai 橋𠄩, thì khi Hán hóa:

1. Chữ Nôm Cầu 橋 mà chúng ta thường phiên âm Hán Việt là 橋 Kiều, còn được đọc là Cao 高 theo bộ Khang Hy Tự Điển (又【集韻】居勞切,音高 >> https://www.zdic.net/hant/%E6%A9%8B) > Nôm Cầu 橋 = Hán Việt Cao 高
Về địa danh Cầu Hai ở Huế
2. Chữ Nôm Hai 𠄩 (tức một, hai, ba) thì đổi sang Hán ngữ là Đôi 堆 (tức đống, chất đống). Ở đây, rất có thể Hai 𠄩 là chỉ cho hai đống đất, hai đống đá, nên khi phiên âm sang Hán ngữ, chữ Hai đã đổi sang Đôi để chỉ cho cái gì đó số nhiều >>  Nôm Hai 𠄩 = Hán Đôi 堆

Vậy Cao Đôi 高堆 tức là một đống gì đó cao cao trong Hán ngữ, là một tên dịch lại của âm Nôm Cầu Hai 橋𠄩, tức có thể là Cầu nơi có hai đống đá, hay Cầu nơi có hai đống đất chẳng hạn

Nên do đó, Cầu Hai mới là cái tên Nôm xưa, còn Cao Đôi chính là tên Hán hóa sau này, chứ không phải là do người dân đã Nôm hóa tên Cao Đôi thành ra Cầu Hai sau này như người ta giảng giải (ví dụ: Theo thời gian, địa danh Cao Hai bị gọi chệch thành Cầu Hai)

Và nếu đúng Cao Đôi là một cái tên sau này, thì như vậy, ngay cả các tên trong bộ Ô Châu Cận Lục cũng không hẳn là tên xưa gì cả, mà chúng có thể là những cái tên đã được Hán hóa từ các tên địa phương Nôm xưa trước đây chăng ?

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks

Brian


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo