Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ BẢN MỤC LỤC XÃ PHÚ KHÊ TƯƠNG TRUYỀN LÀ DO CỤ LÊ QUÝ ĐÔN VIẾT

Về Bản Mục Lục xã Phú Khê tương truyền là do cụ Lê Quý Đôn viết Trong quyển Ông Hoàng Áo Đỏ, tác giả có viết về bài thơ này, để khẳng định (...

Về Bản Mục Lục xã Phú Khê tương truyền là do cụ Lê Quý Đôn viết

Trong quyển Ông Hoàng Áo Đỏ, tác giả có viết về bài thơ này, để khẳng định (linh tinh) là khi cụ Lê Quý Đôn có viết hai từ "thang mộc" để chỉ cho xã Phú Khê, chắc là cụ Đôn đang nhắc khéo về dòng tộc vương gia họ Lê Duy (của ngài Lê Duy Mật).

Mình có tra luôn bài thơ này tại đây >> http://vannghesontay.com/en/news/Nghien-cuu-trao-doi/BAN-MUC-LUC-XA-PHU-KHE-HUYEN-HOANG-HOA-TINH-THANH-HOA-2410/
Về Bản Mục Lục xã Phú Khê tương truyền là do cụ Lê Quý Đôn viết

Về Bản Mục Lục xã Phú Khê tương truyền là do cụ Lê Quý Đôn viết


Nhưng:

(1) Giặc Lê Duy Mật là giặc #1 thời họ Trịnh, thì chắc 10 đời cụ Đôn cũng không dám khen khéo dòng họ Lê Duy đâu. Không hiểu tại sao logics như thế mà tác giả (hay các ông PGS TS Việt Nam) không muốn (hay chịu) hiểu vậy ?

(2) Theo bộ Cương Mục, thì cụ Đôn có đến lộ Sơn Nam Hạ vào năm 1773 để tra xét thuế. Cương Mục chép như sau "Quý Đôn lại cùng Phạm Huy Đĩnh tra xét vùng ven biển thuộc lộ Sơn Nam hạ, trích ra được hơn chín ngàn mẫu ruộng lậu thuế, đều đăng ký vào ngạch thuế bắt phải chịu tô. Nhân dân phần nhiều ta oán.". Như vậy làm gì có việc cụ Đôn nào đến Thanh Hóa làm doanh điền để mà đến xã Phú Khê mà viết các bài Mục Lục Hán Nôm ca ngợi làng quê linh tinh thế nhỉ ?

(3) Tức cười nhất, là hóa ra đoạn cuối cùng, cụ Đôn lại tài tình đến mức độ viết là năm "Cảnh Hưng Lê Hiển Tông tam thập tứ niên, cát nguyệt, cát nhật". Ô hay, năm Cảnh Hưng 34, vua Lê húy Duy Diêu còn chưa băng hà, thì làm sao mà có thể có cả miếu hiệu Hiển Tông thế nhỉ ?

Và hóa ra bài thơ này lại là của cụ Cử nhân Tri huyện hưu trí Nguyễn Chi Viễn y sao vào năm Khải Định lục niên cơ đấy.

Có khi cụ Cử nhân Chi Viễn nhàn quá, thế là "thừa giấy làm gì chẳng vẽ voi" chăng ?

Nhưng đáng tiếc hơn, là tại sao một điều dễ đến thế về việc không thể nào có vụ cụ Đôn nào viết kết luận "Cảnh Hưng Lê Hiển Tông tam thập tứ niên", thế mà các vị PGS TS được đề cập trong quyển Ông Hoàng Áo Đỏ không phát hiện ra thế ? Và đáng buồn (cười) hơn, là tác giả quyển sách này còn đem cả bài thơ này ra mà đưa ra kết luận là có lẽ cụ Đôn khen cho làng này có dòng họ Lê Duy (linh tinh) nào đấy. Nó tiếu lâm như ngày nay, có một ông Bộ trưởng trong chế độ Việt Nam hiện thời, đi tới Ninh Thuận chỗ quê ông Nguyễn Văn Thiệu mà làm thơ khen toáng quê ông Thiệu đấy. Thật không thể tin được.

Và hay thay cho tác giả quyển Ông Hoàng Áo Đỏ, đem luôn cả sự "tương truyền" thơ này và phăng ra luôn về nào là cụ Đôn biết chuyện này chuyện nọ nhưng không dám viết thẳng. Chắc cụ Đôn mà có sống lại, đọc sẽ chết thêm lần nữa quá. Không, chưa có ai dám khẳng định cụ Đôn yêu vua Lê đến mức độ "Do đó việc Lê Quý Đôn về đất Phú Khê để hoàn thành bản "Thúc ước mục lục" cũng để khẳng định, vùng đất này là nơi nương náu các hậu duệ của Hoàng đế Lê Dụ Tông" như tác giả khẳng định đến thế đâu.

À, bạn về nói luôn cho báo VanngheSonTay là làm ơn đem luôn tấm hình được cho là cụ Lê Quý Đôn xuống thôi, cái ông đó là thời Nguyễn đấy. Giời ạ, cụ dịch giả bài thơ Lê Xuân Hòa mà còn không biết phân biệt đây là tấm hình không liên quan tới ngài Lê Quý Đôn, thì mình rất thắc mắc là cụ có hiểu cụ dịch thơ gì không ạ ? Xin đừng nói đó là lỗi của báo, và cụ Lê Xuân Hòa do không đọc nên không biết nha. Trong bài báo còn viết rõ "Bài viết của Thanh Hoằng Khê và Lê Xuân Hòa" cơ mà.

Yup
Brian
Về Bản Mục Lục xã Phú Khê tương truyền là do cụ Lê Quý Đôn viết


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo