Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Đỗ Ngà - ẦN NỮA NHỮNG TIẾNG NÓI

CẦN NỮA NHỮNG TIẾNG NÓI Xã hội yên bình được tạo ra từ 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất là giáo dục nhân bản để tạo những con người nhân bản b...

CẦN NỮA NHỮNG TIẾNG NÓI
Xã hội yên bình được tạo ra từ 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất là giáo dục nhân bản để tạo những con người nhân bản biết sống vì cái chung của xã hội.

Thứ nhì là một nền chính trị với luật pháp chuẩn mực và tinh thần thượng tôn pháp luật để hướng xã hội đi vào nề nếp trật tự trên tinh thần tôn trọng sự tự do của mỗi con người.
Nhìn lại Việt Nam thì ta giật mình vì cả 2 điều kiện cốt lõi trên đều không có.
Giáo dục là nơi nhào nặn ra tri thức và đạo đức con người cho xã hội. Trông đó Đạo đức là nền tảng để con người ta sống với nhau cho một xã hội yên bình, đạo đức là cơ sở để con người viết nên những bộ luật chuẩn mực để giữ cho xã hội yên bình, dân yên ổn làm ăn.
Nhưng ở vn học đường là nơi họ nhồi nhét cho học sinh những thứ vô bổ và ko thực tế và phơi bày ra những trò làm tiền học sinh, là nơi đưa những thứ thuộc phạm trù vô đạo như nhà trường nghe lời công an trừng phạt các em học sinh để răn đe hay khủng bố cha mẹ chúng chỉ vì lý do chính trị nào đó. Tuy nhiên, vẫn có những nhà giáo có đạo đức nhưng đó không phải là trường hợp phổ biến.
Triết lý giáo dục bị nhốt trong chủ trương của một nhóm người thiểu số, thừa quyền lực thiếu năng lực, thì không thể nào giáo dục bị áp đặt bởi những người đó mà có tự do và khai phóng được ( tất cả từ hay, giở, khôn, ngu, lanh, đù) đều phải học 1 thứ giống nhau
Những người đứng vào hàng ngũ đảng cầm quyền chủ yếu vẫn 2 loại; loại thứ nhất là những người mà xã hội tiến bộ không lay được họ vì sự ngu dốt đã ăn sâu vào não trạng không thể nào tẩy rửa ( loại này còn ít) loại thứ nhì là những con người chỉ biết tư lợi mà hại xã hội điêu linh để làm giàu. Những loại người như thế làm giáo dục thì xã hội sẽ ra sao? Không khó để trả lời, nhìn xã hội Việt Nam ắt biết.
Nền chính trị cởi mở với sự tham gia của đa thành phần thì tự nó phải hiệu chỉnh cho phù hợp với mọi thành phần trong xã hội, đấy là cơ sở đầu tiên để có một xã hội công bằng. Anh lập đảng được, tôi lập đảng được. Anh lập hội được, tôi lập hội được. Chọn anh hay tôi vào vị trí quản lý đất nước thì hãy trao quyền lựa chọn đó cho toàn dân. Mô hình chính trị PhươngTây dựa trên sự cởi mở như thế mà sản sinh ra bộ máy nhà nước tam quyền phân lập, luật pháp chuẩn mực và tinh thần thượng tôn pháp luật.
Nền chính trị bảo thủ với sự độc chiếm quyền lực của một đảng phái thì tự nó đã là bất công. Chỉ có tao mới lập đảng, ai lập đảng khác tao bỏ tù. Từ đó nhà nước này hình thành chỉ phục vụ duy nhất lợi ích đảng họ mà chẳng vì ai khác trong xã hội. Chính vì điều đó mà xã hội đầy rẫy bất công. Bất công vì luật pháp không vì dân, bất công vì chính quyền không thượng tôn pháp luật vv...
Xã hội Việt Nam đã dính cả 2 nguyên nhân đó vậy Nút gỡ là từ đâu? Chắc phải chờ rất lâu, đến khi nào từng con người trong xã hội biết ý thức đòi hỏi mới hy vọng. Khi con người ý thức được rằng, đất nước này không của riêng ai mà biết lên tiếng vì trách nhiệm. Khi đó sẽ có chuyển biến. Không tạo áp lực sao chính quyền chịu nhượng bộ để cải thiện xã hội?
Khi nào đầu óc người dân vẫn còn nghĩ rằng "lên tiếng để được gì?" thì xã hội không thể có tiến bộ được. Bởi vì chính câu nói đó là một lời khẳng định rằng ta đây là người ích kỷ và thiển cận, mà để có đổi thay cho xã hội thì không thể dựa trên sự ích kỷ và thiển cận được. Chẳng ai cứu xã hội cho mình cả, chính mình tự cứu bằng cách góp một hạt cát hôm nay để có sa mạc cho ngày mai. Chỉ đơn giản vậy, đừng so đo thiệt hơn.
Fb Đỗ Ngà


Không có nhận xét nào