Mà trong quyển Chế Độ Công Điền Công Thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh, trang 31, thầy ghi là "Thời đó, nhân danh v...
Mà trong quyển Chế Độ Công Điền Công Thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh, trang 31, thầy ghi là "Thời đó, nhân danh và địa danh chưa định rõ, nhưng đọc kỹ chi tiết thì đúng là tác giả đã gặp người Việt Nam tới sinh sống tại miền duyên hải và trên bờ sông "Camboia" (Campuchia, tức Mê Kông). Miền này nằm xa ở phía nam con sông Tinacoreu mà người phương Tây đương thời gọi là Varella.
Mình đã xem lại quyển du hành của ngài Mendes Pinto, bản tiếng Anh, và chắc với bạn những gì thầy Đầu đưa ra hoàn toàn không đúng, và ta cần hỏi lại thầy đọc ấy đoạn ra sao trong bảng tiếng Pháp để mà đưa ra nhận định này.
Đây, mời bạn tải bản tiếng Anh quyển The Travels of Mendes Pinto tại đây >> https://archive.org/details/cu31924011271826.
Đoạn liên quan đến Campuchia, miền Nam, Champa sẽ bắt đầu từ Chương 13 (Chapter XIII), trang 121 PDF hoặc là trang 76 trong sách.
Nếu bạn đọc kỹ, đoạn từ trang 76-78 tả về giai đoạn cuộc du hành theo biển từ bên phía Tây Nam là Cambodia, qua Côn Đảo, rồi cặp bờ biển miền Nam ra miền Trung nước ta. Trong đoạn ấy, không có câu nào viết là có người Việt Nam, người CochinChinese nào cả. Nếu bạn đọc được ở đoạn này có mô tả làng xóm người CochinChinese, người Đàng Trong nào, xin bạn share để mình cùng đọc.
Còn khi mình đọc, thì đoạn trên này, hoàn toàn tả về xứ Campuchia, và các nhà du hành ráng tìm ra con sông Pullo Cambin, là biên giới tự nhiên giữa Chân Lạp và Champa, và trên đường, họ đã neo thuyền lại ở một thị trấn tên là Catimparu, nghỉ lại 12 ngày và tiếp tục đi. Thị trấn Catimparu có là Bà Rịa hay không (theo nhiều nguồn sử nước ta thì xưa khu Bà Rịa chính là nơi địa giới chia đôi Chân Lạp và Champa) thì mình sẽ xem sau, nhưng trong sách, ông Pinto chưa bao giờ viết thị trấn Catimparu là của người Campuchia, người Chàm hay người Đàng Trong nào cả. Mà nếu theo cách viết của ông là ông đang ở trong xứ Campuchia và đang đi tìm biên giới Chân Lạp Xiêm La, thì nếu đây là một làng người xứ Đàng Trong, ông sẽ viết rất rõ chứ. Nếu không, thì chắc đây là một làng người Chân Lạp hoặc Champa mà thôi.
Đáng ngại hơn, là đoạn thầy Đầu dẫn, tức là "Miền này nằm xa ở phía nam con sông Tinacoreu mà người phương Tây đương thời gọi là Varella", mà Varella ngày nay ta biết chắc là mũi Đại Lãnh, thì không hiểu miền này là miền nào ? Xứ Phan Rang chăng ? Nha Trang chăng ? Mà những năm 1535 ấy làm gì mà có người Việt ta vào đấy mà ở như những làng rất lớn ? Ảnh hưởng của xứ Đàng Trong thời ấy còn chưa thể quá Quảng Nam, thì người Việt đã vô đây lập làng lập xóm là vì lý do gì ? Hoàn toàn vô lý theo cách thầy Đầu nhận định.
Và để xác định rõ hơn, mình dò đoạn con sông Tinacoreu trong quyển sách (trang 82 đoạn bắt đầu The Friday following we left this river of Tinacoreu ..), có địa danh Pullo Champeiloo, và mình tra lại các bản đồ Việt Nam xưa luôn, thì đây, Pullo Champeiloo có viết rõ ràng, nằm luôn đâu ở tuốt ngoài Trung, chắc gần khu Hội An, xa hơn cả khu Nước Ngọt. Vậy con sông Tinacoreu / Varella này chắc là mũi Đại Lãnh đúng không bạn ? Mà từ mũi Đại Lãnh đến miền Nam qua đoạn "chỉ xuống tới miền này nằm xa ở phía nam con sông Tinacoreu" thì hơi mơ hồ, vì gần như cả miền Trung, cả nước Champa nằm trong đó. Vậy lấy lý do từ đâu mà thầy Đầu lại cho rằng người dân được tả ở trong đoạn này "chắc chắn" là người Việt nhỉ ?
Bản đồ bạn xem tại đây >> https://www.raremaps.com/gallery/enlarge/43463.
Và bạn để lý luôn, là lịch sử người Việt ở miền Trung, có thể đã có từ lâu, nhưng được đánh dấu bắt đầu từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào Nam năm 1558. Mà theo mình đọc, lúc chúa vào, nhà Mạc còn ở miền Trung, đủ thứ khó khăn, còn xuống dưới miền Nam nữa, thì nước Champa còn rất mạnh, thế thì lấy đâu ra việc thầy Đầu "chắn chắn" là đã gặp người Việt Nam tới sinh sống tại miền duyên hải và trên bờ sông Campuchia ?
Và thứ 2, ông Pinto tới miền Nam năm 1540, còn chúa Nguyễn Hoàng tới miền Trung năm 1558, và vụ công chúa Ngọc Vạn mãi tới 1620 mới có, vậy theo bạn 1540 đã có người Việt nào ở bờ sông Campuchia chưa ?
Người Việt đến đó làm gì ? Làm sao họ xuống đó ? Tại sao họ lại ở đó ? Đất đai miền Trung thiếu chăng ? Làm sao người Việt vượt qua được sự phòng thủ của nhóm người Chàm, người Mã Lai, nổi tiếng là dân cướp biển, và buôn bán nô lệ để mà xuống đến tận miền Nam luôn nhỉ ? Mình cho rằng đó là sự vô lý trong logics.
Nên trong phần này, mình đọc đoạn du hành của ngài Pinto bản tiếng Anh, chương 13, từ đoạn ngài đi qua bờ biển Campuchia, cho tới vô miền Trung thuộc vương quốc Champa lúc bây giờ, mình khẳng định không có vụ ông Pinto "đã gặp người Việt Nam tới sinh sống tại miền duyên hải và trên bờ sông Campuchia" cả. Mình đưa luôn cho bạn link để bạn tự tải file về đọc, lẫn bản đồ này. Nếu bạn đọc bản tiếng Pháp, hay ở đâu đó có viết là ông Pinto đã gặp người Việt Nam ở bờ sông Campuchia, xin share để mình đọc và nghiên cứu.
Bằng không, thì nếu không đủ chứng cớ rõ ràng chứng minh, chúng ta có thể cùng nhau xóa chứng cớ này của thầy Đầu, vì trong bản tiếng Anh cuộc du hành của ngài Pinto, không hề có đoạn nào tả ngài Pinto gặp người Việt nào cả. Và nếu ta suy luận thêm, thì năm 1540, càng ít khả năng người Việt vượt qua được sự phòng thủ của người Chàm để mà tự do vào Nam sinh sống. Nên nếu có việc có người Việt ở miền Nam năm 1540 khi ông Pinto du hành, là chỉ do thầy Đầu suy diễn ra mà thôi. Có thể có đó, nhưng xin lỗi bạn, mình chưa đọc được sử liệu nào viết rõ là có người Việt ở miền Nam năm 1540 cả.
Vậy cho tới khi nào bạn có chứng cớ rõ ràng, mình đề nghị ta xóa nhận định mơ hồ này của thầy Đầu đi. Vậy là 1 nhận định của thầy được mời ra khỏi bàn tròn tranh luận học thuật về sử miền Nam, đúng không bạn ?
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào