Ôi Hội những người liệt âm liệt dương gọi là nhà văn, nhà thơ! Sao lại có cái lý luận "là cô giáo" ở đây? Làm cô giáo thì phả...
Ôi Hội những người liệt âm liệt dương gọi là nhà văn, nhà thơ! Sao lại có cái lý luận "là cô giáo" ở đây?
Làm cô giáo thì phải bị liệt âm hay sao, Phan Ngọc Thường Đoan, Lê Thiếu Nhơn?
Lại có em nhà thơ Cổ Thư nào đấy hỏi trao giải cho tập thơ của La Mai Thi Gia là trên lập trường nào? Lập trường ca ngợi bành trướng như truyện của em Quỳnh Nga phỏng?
PGS. Đoàn Lê Giang dựa vào đánh giá của cộng đồng mạng xã hội để tiến cử và chấm giải thì đã làm sao? Những lời tâng bốc, nịnh hót giữa các ông bà với nhau ở các tòa soạn là chuẩn mực à?
Đến nhà văn nhà veo mà cũng coi thường dư luận xã hội đến thế thì trách gì quan chức?
Những câu thơ thế này mà bảo thơ sex, trong nghĩa đồi trụy, thì khó tưởng tượng nổi cái sự liệt cả phần dưới, bênh hoạn cả phần trên của mấy ông bà này:
"Hồn cỡi mây mà say/ Vùi trong nhau ngất ngây/ Rồi xem giun dế làm tình…" (Trích trong bài "Em muốn"); "Ngực thơm cho anh gối đầu/ Đùi thơm cho anh giấu mộng/ Giấu tình vào thung sâu…" (Trích bài "Em muốn"); "Trần truồng như trẻ nhỏ/ Cùng em bày cuộc vui/ Cứ cười và cứ khóc/ Rồi vào nhau ngủ vùi…" (Trích bài "Cùng em bày cuộc vui").
"Tôi không hiểu tại sao mấy anh đàn ông rất thích thể loại thơ này?" - Lời của Phan Ngọc Thường Đoan.
Đàn ông thích là phải, trừ đàn ông bất lực. Đàn bà cũng thích nhưng vì ghen tuông và đố kỵ nên... tỏ ra không thích.
Đến mức Thi Gia so sánh tình yêu như trẻ em trần truồng trong cuộc chơi hồn nhiên mà cũng bảo là sex nữa thì kinh hãi cho cái tâm bệnh còn sót lại từ thời trung cổ.
Tôi khẳng định những câu thơ trên, dù miêu tả ái tình đến trần truồng cũng không đồi trụy vì tất cả đã được thanh lọc. Nó chạm đến sâu thẳm của bản thể tình yêu và tràn đầy sự thăng hoa trong trẻo.
Sex có gì là mới mà phải dị ứng? Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh toàn là nam nữ tu sĩ thời dị giáo trung cổ à?
Đã sang thế kỷ 21, nhân loại đã đổ ra bao nhiêu xương máu để có quyền tự do cho con người và quyền được hạnh phúc của phụ nữ, trong đó có quyền được yêu được tận hưởng hạnh phúc cả thể xác lẫn tinh thần. Chẳng nhẽ phải trao giải cho những tập thơ giữ lập trường ăn theo nói leo quyền lực, những tiếng nói yếu ớt, nô dịch chỉ có chấp nhận và chịu đựng hy sinh cho hạnh phúc của kẻ khác?
Một giải xứng đáng là giải khuyến khích tiếng nói khác, tiếng nói tự do giải phóng, đặc biệt là cho phụ nữ ở cái xứ sở một ngàn năm không biết mình là ai. Đó mới là một hội nhà văn đúng nghĩa của nhà văn, cho nhà văn và vì nhà văn.
Theo tôi, nên giải quyết thế này. Nếu quân liệt âm liệt dương ấy cố đòi thì vứt hẳn cái giải ấy cho họ. Cái giải của cái Hội ấy có gì là danh giá?
Không có nhận xét nào