PHÉP THẮNG LỢI TINH THẦN. BÁNH MÌ VÀ GÁNH XIẾC. Đối với các dân tộc nghèo nàn và lạc hậu, tư duy về thể chế chính trị là thứ xa xỉ đối với ...
PHÉP THẮNG LỢI TINH THẦN. BÁNH MÌ VÀ GÁNH XIẾC.
Đối với các dân tộc nghèo nàn và lạc hậu, tư duy về thể chế chính trị là thứ xa xỉ đối với họ. Cái họ cần không phải là một bản hiến pháp dân chủ, một chính phủ biết lo cho dân, phụ thuộc vào dân, một nền tư pháp độc lập...
Cái họ cần chỉ là những thỏa mãn những nhu cầu trước mắt.
Chẳng hạn một số nước Nam Mỹ như Arghentina, Brazil... giải quyết bất ổn xã hội , nạn thất nghiệp, lạm phát... không phải bằng các chính sách xã hội mà bằng một chức vô địch World Cup. Và các chính quyền độc tài thay vì phải tạo ra năng suất lao động, tạo ra công ăn việc làm để tránh phá sản thì chỉ cần chạy vạy để mang giải đấu này về sân nhà và tạo ra một chức vô địch.
Có chức vô địch này rồi người dân không cần ăn mà vẫn no. Đó là phép thắng lợi tinh thần. Thế nhưng tinh thần chỉ tạm qua một giai đoạn, bất công và nghèo đói vẫn còn đó . Chúng đeo đẳng mãi không thôi. Rốt cuộc thì họ không thể sống bằng bóng đá vì nó vẫn không làm họ quên đi đói nghèo.
Đất nước Việt Nam cũng vậy. Chính quyền cộng sản thừa biết rằng, mọi vấn đề về tham nhũng, môi trường xã hội, bất công, nghèo đói... sẽ được giải quyết khi đảng và chính phủ mang về cho họ một chức vô địch nào đó trong thể thao. Lúc đó đảng sẽ được tung hô lên tận mây xanh và bọn "phản động" sẽ bị đẩy lùi.
Đối với người Việt còn gì sung sướng hơn việc chuẩn bị chút đồ nhậu, bò khô vắt chanh, một vài thức uống giải khát và tiêu pha buổi tối của mình vào một trận bóng, một chương trình ca nhạc, một bộ phim? Để rồi háo hức bàn luận với những người bạn của mình và cùng nhau trông chờ những chương trình sắp tới?
Nhưng hạnh phúc nhỏ nhoi đó của những người bình dân cũng không thoát khỏi tầm ngắm nghiên cứu của những học giả chính trị tự cổ chí kim.
Hãy làm quen với một khái niệm chính trị mới: “bánh mì và gánh xiếc”. Tiếng Anh của nó là “bread and circuses”, còn tiếng Latin là “panem et circenses”.
Khái niệm này bắt nguồn từ cách đây gần hai nghìn năm, gắn với một nhà thơ La Mã tên là Juvenal.
Đó là vào thế kỷ thứ Hai sau Công Nguyên, nhà thơ Juvenal sử dụng cụm từ “bánh mì và gánh xiếc” để mô tả xã hội La Mã đương thời, dưới triều đại của Nero Bạo chúa:
“Ngày nay, họ thậm chí còn chẳng buồn mua phiếu bầu của chúng ta. Công chúng trở nên vô dụng. Giới bình dân mới ngày nào còn quan tâm đến luật pháp được ban hành ra sao, ai là quan chấp chính, các quân đoàn La Mã chinh phạt đến đâu; nay đã trở thành những kẻ thèm khát không gì ngoài hai thứ: bánh mì và những gánh xiếc.”
Bánh mì, có thể hiểu quá rõ là cách ẩn dụ về thức ăn và cái bụng no. Còn gánh xiếc nhằm ám chỉ đến những trường đua ngựa và giác đấu đài, vốn là món giải trí đang được người dân La Mã thời đó vô cùng yêu thích.
Juvenal tức giận cho rằng nền cộng hoà La Mã sụp đổ và sa vào con đường đế quốc chính là vì giới bình dân trở nên lười nhác và vứt bỏ trách nhiệm chính trị đối với quốc gia, chỉ để nhằm yên ấm với cái bụng no và một cái đầu hoan lạc thỏa mãn.
“Bánh mì và gánh xiếc”, kể từ đó có một vị trí quan trọng trong các đối thoại chính trị của những người lên án nó và cả những người sử dụng nó.
Một liều thuốc phiện ru ngủ dân chúng?
“Bánh mì và gánh xiếc” là tôn chỉ của những chính phủ có xu hướng cai trị và quản chế hơn là chính phủ do người dân chung tay xây dựng.
Đảm bảo nguồn cung của “bánh mì và gánh xiếc” là cách tốt nhất để ngăn chặn cơn bất mãn chế độ của người dân, hạn chế tối đa khả năng họ tham gia một cuộc cách mạng. Nó được dùng để đánh lạc hướng người dân ra khỏi những vấn đề quốc kế dân sinh.
Điều thú vị là, kể từ khi xuất hiện trong khoa học chính trị, “bánh mì và gánh xiếc” xuất hiện dưới rất nhiều thể dạng khác nhau, mà rất thường xuyên là trong các thuyết âm mưu.
Một trong những thuyết âm mưu phổ biến của xã hội đương đại phương Tây cho rằng “bánh mì và gánh xiếc” ngầm ám chỉ liên minh đen tối giữa các chính trị gia và giới giải trí truyền thông, với mục đích kiểm soát thông tin, thu hút, đánh lạc hướng dư luận và hạn chế tự do biểu đạt.
Tại sao ta phải bàn về các khoản thuế khoá vô lý khi chúng ta có thể chửi bới đội tuyển bóng đá mới thất bại nhục nhã và đang rất cần cao kiến để cải cách?
Giá xăng độc quyền đang được dọn đường để tiếp tục tăng, nhưng với một đề tài có quá nhiều rủi ro như thế, dùng hơi sức để bảo vệ hay phê phán mô hình giải trí phổ thông như nhạc Bolero chắc chắn mùi mẫn hơn.
Đầu thế kỷ 20, nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đã mô tả xã hội Việt Nam chúng ta qua bài thơ “Hội Tây”:
Kìa hội Thăng Bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải
Thằng bé lom khom nghé hát chèo
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.
Và nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng có truyện ngắn châm biếm :"Tinh thần thể dục" cách đây gần một thế kỷ.. Nhưng nói gì thì nói đối với những dân tộc như dân tộc Việt Nam , phép thắng lợi tinh thần của Lỗ Tấn vẫn là cứu cánh trong cuộc đời họ.
Họ có thể chết đói , bị đối xử muôn vàn bất công bởi chế độ độc tài nhưng đừng bắt họ bỏ một trận bóng đá. Bởi vậy bạn bị họ phản đối vì động chạm đến "gánh xiếc" này là điều tất nhiên.
Một dân tộc như thế xứng đáng sống trong nghèo đói và diệt chủng mà không cần phải kêu ca gì.
Không có nhận xét nào