Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

Giang lê - 2 Cuộc chiến Kỷ Dậu 1789 và Mậu Thân 1968 tại Việt Nam

Trong lịch sử VN có hai chiến dịch quân sự mà bên tấn công được ăn Tết sớm: Kỷ Dậu 1789 và Mậu Thân 1968. Nhưng sự giống nhau của hai chiế...

Trong lịch sử VN có hai chiến dịch quân sự mà bên tấn công được ăn Tết sớm: Kỷ Dậu 1789 và Mậu Thân 1968. Nhưng sự giống nhau của hai chiến dịch này chỉ dừng lại ở đó. Trong khi Quang Trung chủ động cho binh lính ăn Tết sớm, bộ đội miền Bắc được ăn Tết sớm một ngày vì tháng 8/1967 Nha Khí Tượng Thủy Văn miền Bắc đổi lịch âm, chuyển từ bộ lịch cũ copy của TQ sang một bộ lịch mới. Vì miền Nam vẫn dùng lịch cũ nên Tết Mậu Thân của miền Nam chậm hơn miền Bắc một ngày.


Sở dĩ miền Bắc đổi lịch vì các nhà lịch học thời đó cho rằng âm lịch của TQ tính dựa vào múi giờ Bắc Kinh, nếu tính bằng múi giờ Hà Nội thì âm lịch của VN sẽ khác một chút (năm 1968 chỉ lệch một ngày, đến năm 1985 Tết VN lệch với TQ gần 1 tháng, người Hoa Chợ Lớn năm đó đón Tết rất muộn[*]). Tôi không biết nhiều về cách tính lịch, nhưng hiểu rằng thực ra âm lịch của TQ và VN là âm-dương lịch, âm lịch đúng nghĩa chỉ còn một số nước đạo Hồi sử dụng.

Đi ngược về quá khứ các dân tộc cổ xưa khi bắt đầu có khái niệm thời gian có lẽ đã bắt đầu bằng chu kỳ ngày đêm vì bất kỳ đâu cũng quan sát được hiện tượng này. Sau đó người ta quan sát thấy chu kỳ mặt trăng (tròn-khuyết) sẽ có khái niệm tháng và âm lịch có thể ra đời trong giai đoạn này. Chu kỳ năm, nhất là ở những vùng ôn đới có 4 mùa rõ rệt, cũng dễ quan sát nhưng bị lệch với chu kỳ mặt trăng. Trong giai đoạn cổ đại đó các hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên chu kỳ mặt trời (chu kỳ mùa) quan trọng hơn. Đến đây văn minh phương Tât và văn minh Trung Hoa đi theo 2 hướng.

Phương Tây cố gắng đo đạc và chuyển dần sang dương lịch, tôi không rõ từ khi nào nhưng chắc chắn đến thời La Mã dương lịch đã phổ biến. Trong khi đó TQ cải biên âm lịch cố gắng hiệu chỉnh để chu kỳ lịch tính theo mặt trăng phù hợp với chu kỳ mặt trời. Điều này dẫn đến một hệ thống âm-dương lịch khá rối rắm cho đến ngày nay, mà hệ quả là Tết âm lịch 1985 của VN trước TQ gần 1 tháng chỉ vì Hà Nội và Bắc Kinh lệch nhau 1 múi giờ. Hồi tôi sinh con đầu lòng ở Canberra tôi có hỏi đùa mẹ tôi là bây giờ lấy Tử vi cho cháu thì phải theo múi giờ nào, nếu âm lịch tính lại cho Canberra thì không chừng ngày tháng sinh giữa âm lịch Việt và âm lich Úc cũng khác nhau chứ đừng nói gì giờ sinh.

Nhưng tại sao TQ không chuyển sang dương lịch như phương Tây? Tôi đoán vì hiểu biết thiên văn (và toán học) của TQ thời cổ kém hơn phương Tây dù sách vở và DLV bây giờ của họ cố gắng chứng minh ngược lại. Rất có thể các nhà làm lịch phương Tây đã tính được chu kỳ của các hành tinh lớn trong hệ mặt trời (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa...) và từ đó xây dựng dương lịch. Tôi nghĩ xác định chu kỳ năm không khó (vì có thể dựa vào chu kỳ mùa) nhưng xác định chu kỳ tháng mà không dựa vào chu kỳ mặt trăng đòi hỏi phải tính được chu kỳ của các hành tinh khác trong hệ mặt trời. 

Cũng từ quan sát chu kỳ các hành tinh (và xây dựng các mô hình toán) mà giới thiên văn phương Tây dần dần đi đến kết luận trái đất quay xung quanh mặt trời trong khi giới thiên văn Trung Hoa gần như dậm chân tại chỗ. Rồi từ khi phương Tây phát minh ra kính thiên văn đủ mạnh thì họ đã bỏ Trung Hoa xa lại phía sau. Đó là chưa kể môi trường khoa học khá cởi mở của phương Tây từ thời Hi Lạp cổ cho đến Phục Hưng sau này.

Nói dông dài thế chỉ để kết luận Tết âm lịch VN chỉ là tương đối. Năm 1967 VN đã dời Tết sớm 1 ngày thì thế kỷ 21 này dời thêm 1 tháng nữa trùng với năm mới dương lịch cũng chẳng có gì to tác :-)

[*]: Đây là lý do để bắt bẻ các bạn nước ngoài phải gọi Tết VN là Lunar New Year chứ không phải Chinese New Year :D

Không có nhận xét nào