Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Hồ Đông Thuỵ - TÀN CUỘC TRĂM NĂM

TÀN CUỘC TRĂM NĂM Người nhiều tiền của thường sợ chết, kẻ nắm quyền lực thì không bao giờ muốn chết, nhưng có một thực tại là một khi không ...

TÀN CUỘC TRĂM NĂM

Người nhiều tiền của thường sợ chết, kẻ nắm quyền lực thì không bao giờ muốn chết, nhưng có một thực tại là một khi không thể trốn tránh cái chết, bọn họ muốn chết cũng cho vương giả và hoành tráng.


Ở Chế độ phong kiến vua chúa thường xây lăng từ lúc còn sống. Thời xưa Tần Thủy Hoàng xây lăng Ly Sơn, khi chết tùy táng cả văn võ bá quan và đội quân cấm vệ. Tiền của công sức xây lăng Ly Sơn hao phí không thể kể xiết và đó chính là một trong các nguyên nhân làm sụp đổ nhà Tần. 

Vua Tự Đức cho xây lăng từ lúc ông còn trị vì trong suốt mười mấy năm  gọi là Vạn Niên Cơ, lăng xây xong rồi ông còn sống thêm 10 năm nữa mới "chuyển hộ khẩu" vào trong lăng. 

Vua Tự Đức chọn cho mình một mảnh đất thơ mộng làm nơi yên nghỉ giấc ngàn thu. Lăng được xây cất trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế ngày nay).

Thông thường, vùng đất "yên nghỉ" là nơi có địa thế đẹp, nếu không dựa vào núi thì cũng nhìn ra sông, thế tả thanh long hữu bạch hổ, phong cảnh hữu tình, phong thủy cát trạch để con cháu đời sau hưng vượng trường tồn. 

Ngô Đình Cẩn khi còn ở thời vàng son và có ông anh đang ở đỉnh cao quyền lực là tổng thống của miền Nam Việt Nam cũng bắt chước vua chúa, xây lăng cho mình từ ngay lúc còn sống ở Huế. Tuy nhiên, ông Cẩn không có phúc phần được "yên giấc ngàn thu" trong lăng khi ông bị chính quyền Nguyễn Khánh xử tử ở Sài Gòn vài tháng sau khi anh ông là ông Ngô Đình Diệm bị đảo chính lật đổ và bắn chết. 

Não trạng phong kiến cố hữu, muốn chết một cách rình rang hay chọn lựa một nơi "yên giấc ngàn thu" phong thủy đẹp để nhằm mục đích chứng tỏ với người đời về độ giàu có, quyền lực hay công trạng hồi còn sống vào lúc khi chết, hoặc giả những kẻ còn sống muốn lợi dụng việc tôn vinh người chết nhằm mục đích tâng bốc công trạng, duy trì thành quả và lôi kéo lung lạc những người khác qua việc an bài một chỗ yên giấc ngàn thu hào nhoáng, kỳ vĩ, xa hoa... để kẻ sống ra sức khuyển mã, cúc cung tận tụy cống hiến để khi chết được đáp đền tương xứng. 

Khi nhiều người bắt đầu nói nhiều đến buổi "hoàng hôn"  của một  triều đại như là một tất yếu không thể đảo ngược, những kẻ cầm quyền trong một triều đại phong kiến kéo dài lại tính đến một nơi "yên giấc ngàn thu" với phong thủy "đẹp" : bắc và tây bắc giáp rừng, đông và đông nam giáp núi, là nơi ngũ phụng tề phi, vùng đất cát trạch , phải chăng là đã tính trước và thu xếp cho một "tàn cuộc trăm năm" rồi chăng?

Không có nhận xét nào