Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KINH TẾ CHÍNH TRỊ LÀ GÌ?

KINH TẾ CHÍNH TRỊ LÀ GÌ?  Ecopolitics là kinh tế chính trị. Trong Tiếng Anh, người ta định nghĩa rằng, kinh tế chính trị là chuyên ngành ngh...

KINH TẾ CHÍNH TRỊ LÀ GÌ? 

Ecopolitics là kinh tế chính trị. Trong Tiếng Anh, người ta định nghĩa rằng, kinh tế chính trị là chuyên ngành nghiên cứu mối tương tác giữa kinh tế và chính trị, và nghiên cứu cách giải quyết những vấn đề phát sinh của chúng. Một định nghĩa cực hay, gói gọn trong một nhóm từ ngữ ít ỏi nhưng nó đã khái quát tất cả. Một khái niệm đơn giản thế mà lớp lớp người học Kinh Tế Chính trị Marx Lenin không hiểu đúng. 

Chuyên ngành rất hay, nó nghiên cứu những tương tác tích cực lẫn tiêu cực của quyền lực nhà nước lên nền kinh tế quốc gia. Đó là những chính sách, những cơ chế, thể chế chính trị, luật pháp, và những chiều biến đổi nền kinh tế khi ra một quyết sách. 

Khi người ta định nghĩa thế, tôi bỗng nhớ đến những chính khách tại các nước tự do, họ là những người am hiểu về kinh tế chính trị. Họ nhìn thấy ưu điểm, khuyết điểm của những chính sách mà tổng thống đương nhiệm đang triển khai. Chính họ tìm ra yếu điểm của chính sách để phản biện trong quốc hội, chính họ nhìn thấy những vấn đề nan giải và suy nghĩ cách khắc phục nhằm tranh cử để kiếm phiếu. Không biết những con người đó có học kinh tế chính trị hay không, nhưng rõ ràng họ là những con người am hiểu về kinh tế chính trị. 

Còn chính trị gia Việt Nam thì sao? Họ trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội toàn quanh co chứ không dám trực diện vấn đề. Chưa thấy chính trị gia CS nào trả lời ra hồn, điều đó chứng tỏ họ cũng chẳng hiểu gì về kinh tế chính trị cả. Chính sách của họ không gì ngoài bóc lột sức dân và phục vụ lợi ích nhóm. Những con người đó tôi tin chắc nhiều lần học môn Kinh tế chính trị Marx Lenin nhưng họ đã không dùng chính trị để thúc đẩy được kinh tế. 

Còn lớp lớp người học kinh tế chính trị Marx Lenin thì sao? Tôi thấy trong họ hầu hết là rỗng tuếch. Những chính sách sai lầm của CS họ chẳng có ý kiến gì cả, thậm chí họ xa lánh chính trị. Rõ ràng môn này trong các học đường nó được tạo ra chẳng để làm gì cả, tất cả học xong đầu vẫn rỗng. 

Ghé mắt vào kinh tế chính trị Marx Lenin thì tôi thấy, toàn là trích dẫn từ Marx và Engels Toàn Tập, nghĩa là toàn trích dẫn và tin mà không hề có phân tích khoa học nào. Nó đích thị là cuốn kinh thánh, không phải là một giáo trình khoa học. 

Ví dụ trong phần phân công lao động xã hội, họ chỉ nói rằng "sự phân công lao động xã hội là chia lao động xã hội ra thành các ngành, nghề khác nhau của nền sản xuất". Đọc cả mục, tôi tìm đỏ mắt cũng chẳng thấy phân tích yếu tố chính trị tác động lên nó. Nói tóm lại giáo trình chỉ là thứ vô dụng. 

Nhìn lại phân công xã hội của CS, chúng ta thấy họ phân công xã hội rất phản khoa học. Râu ông nọ cắm cằm bà kia đầy rẫy làm xã hội loạn cả lên. Ví dụ anh y tá rừng U Minh dốt đặc về ngân hàng và chẳng hiểu gì về chính sách sách tiền tệ cho nắm chức thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Hay anh nhà thơ đốt đặc về tài chính tiền tệ thì nắm quyền sinh quyền sát nền tài chính quốc gia. Thành tựu của ông nội nhà thơ đó là lạm phát phi mã và cho phát hành tờ tiền 30 đồng. Nay họ vẫn giữ quy tắc "hồng hơn chuyên" thì đó là một chiến lược phân công lao động xã hội bất hợp lý, chính nó phá nát hết trật tự đúng của một xã hội phát triển. 

Kinh tế chính trị vốn là chuyên ngành hay, nhưng Kinh tế Chính trị Marx Lenin nó chẳng mang lại một giá trị trị thực tế nào. Cho nên chính trị độc tài CS chỉ là kẻ mù trước những vấn đề kinh tế đất nước. Kinh tế chính trị Marx Lenin, một giáo trình nên vứt.
Đỗ Ngà 


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo