Ở Nhật thông thường những vụ án hình sự như giết người, phóng hoả gây tử vong, cho dù bắt được tội phạm thì quá trình từ khi bắt tội phạm ...
Ở Nhật thông thường những vụ án hình sự như giết người, phóng hoả gây tử vong, cho dù bắt được tội phạm thì quá trình từ khi bắt tội phạm đến ngày toà tuyên án là một quá trình khá dài và phức tạp.
Nếu tội phạm có khả năng bị tù chung thân hay tử hình thì việc điều tra phải rất kỹ càng, thận trọng cùng với đó, thời gian xét xử không bao giờ dưới một năm. Đặc biệt có những vụ án tội phạm phủ nhận tội trạng cũng phải kéo dài mấy năm là chuyện thường.
Nhìn thấy bắt được tội phạm rồi tuyên án tử hình luôn thì tuyệt đối không đơn giản như vậy.
Cần hiểu một điều rằng bằng chứng xin lệnh bắt tội phạm nó chỉ là một 1/100 của chứng cứ khi ra toà. Công Tố Viên có bằng chứng tới đâu và tự tin đến đâu để hợp lý tranh tụng là một việc hết sức phức tạp. Trong toà án trình độ Luật Sư, Công Tố Viên và Quan Toà đều ngang nhau vì quá trình họ học luật và thời gian giống nhau cho nên những lập luận của họ đa phần đều giống nhau.
Nhật Bản là một đất nước tam quyền phân lập.
Tam quyền phân lập là nội dung học thuyết của Montesquieu, trong đó phân chia quyền lực nhà nước cho ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mục đích là để tạo cơ chế nội bộ giám sát, ngăn ngừa sự lạm quyền trong bộ máy nhà nước. Vì thế khi xử một vụ án lớn hay nhỏ đều phải rất thận trọng.
Nói đến vụ án bé Linh. Từ khi bắt đến nay cũng được 10 tháng mà chưa xong. Điều này rất bình thường ở Nhật. Nhưng nhiều người nghĩ hồ sơ đã khép lại hay phía cảnh sát không tìm đủ bằng chứng và bị cáo khi ra toà cứ giữ quyền im lặng cho nên không xử được khiến Toà án cố tình kéo thời dài gian.
Thật sự không phải như vậy. Một vụ án liên quan đến tính mạng người đã chết và người gây ra có thể đi đến tử hình thì không thể nào xét xử cẩu thả, nhanh chóng và sơ suất như vậy được mà cần phải đầy đủ chứng cứ thuyết phục.
Gần đây một số báo lá cải đưa tin luật sư Nhật nói gia đình bé Linh nếu kêu gọi được 50 nghìn người thì toà án sẽ xử án nặng hơn và vụ án sẽ nhanh chóng kết thúc.
Nhìn vào vụ án thì hết sức thương tâm cho gia đình và bé Linh. Nhưng Nhật Bản không thể vì thế mà thay đổi cách làm việc hay thay đổi luật pháp xưa nay theo tiền lệ. Vì có 50 nghìn người ký tên mà phải tập trung vào vụ án trong khi Viện Kiểm Sát còn hàng tỷ vụ án rùng rợn hơn vụ án bé Linh cũng luân phiên truy tố ra toà.
Một điều quan trọng là Công Tố Viên khi ra toà phải hết sức tự tin và phải có đầy đủ bằng chứng thuyết phục bồi thẩm đoàn và quan toà nếu không may bại chiến thì sẽ là một sự sỉ nhục đối với Viện Kiểm Sát. Vì vụ án này là vụ không nhận tội.
Có thể gia đình bé Linh quá đau khổ vì cái chết của con cho nên tìm đủ mọi cách để muốn nhanh chóng xử tội phạm cho nên làm bất cứ điều gì cho dù là một tia hy vọng. Điểm này có thể thông cảm. Nhưng tui thấy một số người cũng ủng hộ và giúp để ký tên nhưng có thể khó có tác dụng.
Cũng chỉ là lòng kêu gọi thôi cho nên Quan Toà có thể bác bỏ vì mang tính chất cảm tính.
Có thể là tấm lòng muốn giúp người, về điểm này đáng khen nhưng phần tác dụng rất thấp đối với một nước văn minh luật pháp nghiêm khắc và nhân quyền như Nhật Bản.
Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ không tha cho bất cứ tội phạm nào nhưng cách làm việc thì mỗi quốc gia đều khác nhau nhanh hay chậm, kỹ càng hay cẩu thả cũng nên hiểu điều đó mà chấp nhận.
P/s:
Bài của anh Nhật Hoàng, một người Việt từng sống lâu năm ở Nhật.
Không có nhận xét nào