SỰ LẠC HẬU MÔ HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ CS, VÀ CÁCH TÌM ĐƯỜNG TỒN TẠI CỦA NÓ Trên thế giới, từ sau khi chế độ quân chủ cáo chung thì c...
SỰ LẠC HẬU MÔ HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ CS, VÀ CÁCH TÌM ĐƯỜNG TỒN TẠI CỦA NÓ
Trên thế giới, từ sau khi chế độ quân chủ cáo chung thì chế độ dân chủ thay thế. Quân chủ là vua làm chủ đất nước, mạng sống dân, cuộc sống dân, quyền của dân là do vua quyết định. Dân chủ là dân làm chủ, ghế quyền lực cao nhất nước cũng do lá phiếu dân quyết định. Sự chuyển đổi này về bản chất là sự đảo ngược.
Như ta biết, của cải xã hội là do dân làm ra. Nếu quân chủ, thì bản chất là cướp, nói nhẹ hơn là sự chiếm dụng. Của cải dân làm ra nhưng vua muốn ấn định mức thuế bao nhiêu tuỳ thích, "quân xử thần tử thần bất tử bất trung" tức là mạng sống thần dân là do vua quyết định. Chế độ này tồn tại trong xã hội loài người nhiều ngàn năm nhưng xã hội không phát triển. Kẻ này làm kẻ kia chiếm thì lấy đâu ra tiến bộ?
Nếu xã hội là dân chủ thì sao? Thì dân làm chủ của cải mình làm ra, thậm chí làm chủ chính quyền của mình, và làm chủ luôn cả ghế quyền lực nhất nước. Dân làm chủ những gì của mình thì tất nhiên, xã hội phát triển. Sự phát triển của xã hội loài người trong thời kỳ chính trị tự do - kinh tế thị trường là rất nhanh, nhanh hơn nhiều ngàn năm dưới thời Quân chủ. Mọi thành quả công nghệ và các tiện ích dịch vụ công ngày nay ở các nước tiến bộ là thành quả của mô hình đó mà ra.
Quân chủ và dân chủ tự trong tên gọi đã trái ngược, và về bản chất thì đúng là sự đảo ngược vai trò. Như toán học, nghịch đảo 2 lần thì trở về giá trị ban đầu, hay quay 2 lần 180 độ thì cũng trở về vị trí cũ. Vậy thì có một học thuyết phủ định hoàn toàn giá trị dân chủ thì sao? Thì tất nhiên, nó mang những giá trị gần gũi với thể chế Quân chủ chuyên chế.
CS được sinh ra sau thể chế dân chủ, và chính nó phủ nhận toàn bộ giá trị dân chủ. Quân chủ bị dân chủ phủ định, quân chủ bị CS phủ định. Phủ định của phủ định nó quay lại giá trị cũ. Vậy chúng ta hãy nhìn kỹ bản chất, CS và quân chủ có giống nhau không? Về bản chất rất giống nhau, khác nhau chỉ tên gọi và một vài yếu tố phụ. CS là Phong kiến trá hình. Đấy là sự thật.
Phong kiến cũ tiêu vong, và Phong kiến trá hình sẽ sống dai được bao lâu? Giai đoạn lịch sử của Phong kiến cũ là hàng ngàn năm và thời của nó đã cáo chung từ giữa thế kỷ 20. Mô hình cũ sống dậy bằng một vỏ bọc mới, bản chất của nó là không hợp thời. 74 năm tồn tại của Liên Xô chỉ là cái chớp mắt của lịch sử. Hệ thống Phong kiến trá hình trên thế giới đã tiêu vong gần hết, còn lại 4 ông chậm tiến trên thế giới còn giữ nó. Điều đó cho thấy, nơi này là vũng nước cuối cùng còn đọng lại. Nhất định nó sẽ biến mất.
Ngày nay, 4 nước CS co cụm lại nhốt tù tư tưởng mình trong cái nhà tù tư tưởng chính trị Marx Lenin. Chính trị theo mô hình Marx Lenin nó giúp đám cầm quyền hưởng vinh hoa phú quý vô tận dù cho bất tài vô năng hay dốt nát. Đó là lý do nó không bao giờ từ bỏ mô hình chính trị Marx Lenin. Nhưng thực tế, cả mô hình chính trị và mô hình kinh tế đều bất hợp lý trong thời đại này, thời đại mà mô hình kinh tế thị trường và chính trị tự do đã tạo ra các xã hội thịnh vượng hàng đầu thế giới. Chính vì quyền lợi của nó, CS chỉ vứt bỏ mô hình kinh tế của nó chứ không bao giờ từ bỏ mô hình chính trị.
Trong thực tế sự quan hệ Chính trị - Kinh tế là mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Đã nguyên nhân khác nhau, kết quả không thể giống. Mô hình chính trị Marx Lenin mà gắn mô hình kinh tế tự do sẽ không khớp, chính vì thế CS gò đẽo mô hình kinh tế thị trường thành thứ quái thai mà họ gọi là KTTT định hướng XHCN. Và kết quả, kinh tế Việt Nam sau thời gian có khởi sắc thì rơi vào tình trạng ì ạch triền miên.
Ngày nay thế giới tự do đã vượt quá xa Việt Nam, chỉ riêng Singapore với nửa thế kỷ phát triển đã vượt Việt Nam đến gần 200 năm phát triển. CS Việt Nam đã một lần đổi màu để tồn tại và đến hôm nay gặp khó khăn tiếp. Và nó cũng sẽ lại tiếp tục tìm phương cách khác để duy trì sự tồn tại của nó. Đổi mới kinh tế tiếp ư? Không, giờ muốn đổi mới kinh tế thì trước hết phải đổi mô hình chính trị. Vậy CS làm cách nào? Đó là cách ngăn cản nhân dân quan tâm đến chính trị. Chỉ có thế nó mới duy trì sự tồn tại của nó để tiếp tục ăn trên đầu trên cổ nhân dân.
Không có nhận xét nào