THẢM SÁT MẬU THÂN 1968 : CỘNG SẢN GHEN TỊ VỚI QUYỀN LÀM NGƯỜI LẦN ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM. Tưởng niệm 50 cuộc t...
THẢM SÁT MẬU THÂN 1968 : CỘNG SẢN GHEN TỊ VỚI QUYỀN LÀM NGƯỜI LẦN ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM.
Tưởng niệm 50 cuộc thảm sát đi vào lịch sử của CSVN đối với đồng bào miền Nam nhưng người Việt trong nước và cả nước ngoài đều không chú ý rằng cuộc thảm sát này diễn ra chưa đầy một năm sau khi quốc hội lập hiến VNCH thông qua bản hiến pháp 1967, một bản hiến pháp tiến bộ nhất trong lịch sử dân tộc vào tháng 3/1967.
Ít ai để ý rằng đây là bản hiến pháp dân chủ duy nhất của Việt Nam thời hiện đại . Và cũng chính bản hiến pháp này đã khiến lần đầu tiên và cũng là duy nhất người dân miền Nam được làm người đúng nghĩa, không làm nô lệ cho bất kỳ chính quyền độc tài nào.
Lần đầu tiên lá phiếu của họ mang tính quyết định đến các vị trí lãnh đạo chứ không mang tính hình thức.
Lần đầu tiên dân tộc Việt có đối lập hợp pháp.
Lần dầu tiên có tam quyền phân lập, có tòa bảo hiến, có quyền con người.
Và nhiều cái lần đầu tiên khác. Vậy mà những kẻ được gọi là trí thức như Hoàng Phủ Ngọc Tường lại không hề thém đếm xỉa đến những cái "đầu tiên" đó. Chúng đã ghen tị với quyền làm người của dân miền Nam. Chúng muốn dìm họ vào máu , nước mắt để đưa họ trở lại làm vật.
Có thể nói đây là một bản hiến pháp tiến bộ không thua kém bản hiến pháp 1787 của nước Mỹ. Có bản hiến pháp này trong tay nhất định nhân dân miền Nam sẽ cất cánh để biến thành một con rồng của châu Á như Nhật và Hàn Quốc.
Nhưng có lẻ với tầm nhận thức của loài bò, bọn "bò đỏ" sẽ không bao giờ hiểu được tầm vóc của bản hiến pháp này. Và con bò đầu đàn Hồ Chí Minh đã cất tiếng hô hào trong ngày Tết " Tiến lên toàn thắng ắt về ta". Và thế là cả một lũ bò hăng máu lao lên để nhấn chìm cả dân tộc xuống bùn đen.
Ngày hôm nay chúng lại tổ chức kỷ niệm 50 năm tổng tiến công và nổi dậy của những con bò.
Bó tay.
Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước.
Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.
-Tam quyền phân lập
Nội dung bản hiến pháp này đã nêu rõ nguyên tắc tam quyền phân lập. Điều 3 Hiến pháp 1967 viết: "Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của 3 cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa". Theo đó, quyền lực nhà nước không còn là một thể thống nhất, tập trung tuyệt đối mà phân chia thành 3 quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như 3 cơ chế riêng thực hiện độc lập với nhau, kiềm chế và giám sát lẫn nhau. Chế độ Cộng hòa Tổng thống được quy định rõ. Riêng quyền Tư pháp độc lập với Hành pháp, được ủy nhiệm cho Tối cao Pháp Viện và được hành xử bởi các Thẩm phán xử án (Điều 76).
- Quyền tự do căn bản
Hiến pháp 1967 quy định rõ về sự tôn trọng quyền tự do căn bản của người dân và sự bình đẳng giữa các sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị (Điều 2). Đặc biệt, ngoài những quyền căn bản khác, Hiến pháp ghi rõ người dân có quyền tự do giáo dục (tuy nhiên "nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí", Điều 10) quyền tự do cư trú, đi lại, xuất ngoại và hồi hương (Điều 14) và quyền tự do lập nghiệp đoàn và quyền đình công (Điều 16), quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh (Điều 12), tự do truyền giáo và hành đạo tín ngưỡng (Điều 9), quyền tự do lập hội (Điều 13) và đảng chính trị (chính đảng, Điều 99).
Những quy định rõ ràng cũng được ghi thẳng và trực tiếp vào hiến pháp để bảo vệ người dân không bị oan: Trong trường hợp có nghi vấn phạm tội (Bị can), không bị tra tấn ép cung ("Không ai có thể bị tra tấn, đe dọa hay cưỡng bách thú tội. Sự nhận tội vì tra tấn, đe dọa hay cưỡng bách không được coi là bằng chứng buộc tội" - Điều 7) và phải xét xử công khai, bị can được có "quyền biện hộ" và được cho là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng buộc tội, bản án có hiệu lực, và trong trường hợp có nghi vấn (bằng chứng không rõ ràng) thì bị can được có lợi hoặc tuyên vô tội ("Sự nghi vấn có lợi cho bị can", Điều 7). Tất cả những quyền này được gọi là "quyền công dân căn bản" và không được vi phạm, dù có thay đổi luật (Điều 29).
Quyền đối lập của người dân
Người dân được toàn quyền có quan điểm chính trị khác với nhà nước: Quyền đối lập công khai (Điều 13) và Quyền đối lập chính trị (Điều 101) và hiến pháp bảo vệ sự bình đẳng giữa các đảng phái, quyền hội họp và tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của người dân (Điều 12 và 13 và điều 99), cấm chỉ mọi hình thức kiểm duyệt, ngoại trừ các bộ môn điện ảnh và kịch trường (Điều 12). Không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay xét xử một Dân biểu hay Nghị sĩ vì những sự phát biểu và biểu quyết tại Quốc hội (Điều 37). Tuy nhiên, riêng đảng Cộng sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và "Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ" (Điều 4).
Đáng chú ý là Quân nhân không được sinh hoạt đảng phái (để giữ tính trung lập cho bộ máy quốc phòng) và nếu được đắc cử "vào các chức vụ dân cử hay tham chánh tại cấp bậc trung ương" (như quốc hội, các cấp chính quyền trung ương), phải xin giải ngũ hoặc nghỉ dài hạn (Điều 23).
- Chú trọng đời sống người dân
Ngoài những điều trên, Hiến pháp còn chú trọng đến giáo dục và nông nghiệp. Hiến pháp 1967 lần đầu tiên công nhận triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là Dân tộc, khoa học và nhân bản (Điều 11: Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản). Hiến pháp cũng có những điều khoản riêng liên hệ đến mọi thành phần xã hội: công nhân, nông dân, người kinh doanh, người tu hành, người thiểu số,... Quyền tư hữu (quyền sở hữu cá nhân) và sự riêng tư được công nhận và tôn trọng (Điều 8: Đời tư, nhà cửa và thư tín của công dân phải được tôn trọng...).
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào