Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Phương Thơ (MS): Bài học cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh nhà nước VN bị lô nặng khi có bộ óc hạt tiêu mà mơ chuyện vĩ cuồng

Phương Thơ (MS): Bài học cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh nhà nước VN bị lô nặng khi có bộ óc hạt tiêu mà mơ chuyện vĩ cuồng Trước đây ôn...

Phương Thơ (MS): Bài học cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh nhà nước VN bị lô nặng khi có bộ óc hạt tiêu mà mơ chuyện vĩ cuồng


Trước đây ông Hoàng Trung Hải thời còn làm Phó Thủ tướng dưới thời chính quyền Nguyễn Tấn Dũng, nay là Bí thư Thành ủy Hà Nội, khi năm 2010, ông Hoàng Trung Hải ký kết văn bản ghi nhớ giữa Việt Nam - Venezuela lập liên doanh khai thác dầu. Đó là doanh giữa Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Việt Nam (PVEP) và Tổng công ty Dầu khí Venezuela (CVP) với tỷ lệ tham gia của PVEP 40% và CVP 60% (CVP , hiện là một công ty con của Petroleos de Venezuela - PDVSA) nhằm triển khai khai thác dầu nặng trong diện tích phát triển của lô Junin 2, nâng cấp dầu nặng và bán sản phẩm sau nâng cấp tại lô Junin 2, thuộc bang Monagas, Venezuela, mà phía VN ước lượng trữ lượng 36,6 tỷ thùng dầu, vốn đầu tư là 2009 -2014 là 1,825 tỷ $, và hồ sơ ký kết là khai thác 25 năm là khoảng 1,466 tỷ thùng dầu thô.

Đó là bài học đăng cay cho VN khi tung ra hàng loạt giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư am hiểu về dầu khí giỏi nhất của VN để đi đầu tư vào các xứ Venezuela, Iraq, Algeria, Angola,… thì bị lỗ nặng, nó do quyết sách của Bộ Chính trị, chính phủ, và tập đoàn dầu khí quốc gia nhà nước VN đầu tư vì thiếu hoặc non yếu về các chiến lược gia phân tích rủi ro tài chính, như tỷ giá hối đoái. Vì đầu tư cái gì cũng phải chốt ra tiền tệ (nội tệ, hoặc ngoại tệ) sao cho có lời nhất.

Đặc biệt là xứ Venezuela bị bứt neo tỷ giá đồng Venezuelan Bolívar tôi nhớ không lầm là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam -- PetroVietnam, là tập đoàn dầu khí quốc gia, mà còn là quốc doanh độc quyền, nó thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam khi hồ hởi sảng lạc quan tếu châm hàng tỷ $ đầu tư liên doanh với đối tác công ty dầu khí nhà nước Venezuela PDVSA, quá dự án Junin-2 có trữ lượng khoảng 1,466 tỷ thùng dầu thô và cho thùng dầu đầu tiên khai thác vào tháng 9/2012. PetroVietnam tham vọng hứa hẹn trong tương lai sẽ nâng sản lượng khai thác lên 200.000 thùng/ngày trong tương lai có lẽ dự kiến là năm 2016, và kết quả chưa đầy 2 năm sau PetroVietnam đã nhục nhã bỏ của chạy lấy thân khỏi xứ Venezuela vì thua lỗ nặng nề về thiếu kinh nghiệm dự báo phân tích tỷ giá hối đoái trên thị trường tài chính quốc tế để tính toán rủi ro.

Đó là như tôi hay nói rằng, đầu tư vào thị trường quốc tế là quan trọng nhất vẫn nằm ở bộ não của các chiến lược gia phân tích về kinh tế và tài chính, đó là họ cần có kinh nghiệm như tôi hay nói Foreign currency exchange rate risk (rủi ro tỷ giá hối đoái ), là nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ như việc mua, bán và tài trợ bằng ngoại tệ các nước khác, đó là những ngoại tệ Đồng Euro, Anh kim, USD, JPY, và các đồng ngoại tệ các nước mà mình đầu tư. Hay các công cụ phái sinh như chuyển đổi ngoại tệ, hoán đổi và lựa chọn được sử dụng chủ yếu để phòng ngừa rủi ro liên quan đến doanh thu, chi phí và cam kết bằng ngoại tệ.

Đó là họ phải đối mặt với rủi ro về ngoại tệ do chuyển đổi ra tài sản đồng nội tệ hoặc neo giá vào đồng ngoại tệ chủ lực là USD. Bất cứ sự biến động tỷ giá hối đoái có thể tạo ra sự bất ổn trong kết quả hoạt động và có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của một công ty, dù đó có là công ty quốc doanh nhà nước có vốn hóa lớn lao đi chăng nữa cũng không thể đề kháng nổi cơn bão tố biến động tỷ giá hối đoái, nên đừng hàm hàm hồ mà ảo giác cái mỏ dầu mấy chục tỷ thùng, hay mấy trăm tỷ thùng, vì có tiền đâu mà đòi khai thác mấy chục tỷ thùng dầu.

Mặt khác khi đầu tư ở nước ngoài thì cần chú ý về Rủi ro về lãi suất, hay Interest rate risk. Đó là công ty đó phải có khả năng chịu đựng rủi ro thị trường do bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về lãi suất liên quan đến các khí cụ tài chính nhất định bởi các yếu tố như các chính phủ các quốc gia đó can thiệp vào làm thay đổi méo mó khí cụ tài chính và lãi suất, nó tác động đến nghĩa vụ trả nợ hay các nghiệp vụ số chứng khoán,.. nó tác động rất xấu tới khả năng tài chính của một công ty đầu tư ở nước ngoài.

Kết cục nếu thiếu nghiệp vụ chuyên môn thì chỉ có chuốc thất bại là hết tiền đầu tư và nhục nhã dời khỏi quốc gia đó như PetroVietnam – PVN đầu tư ở xứ Venezuela khi vẽ ra mấy chục tỷ thùng dầu thô, có lẽ là 1,5 tỷ thùng dầu thô là quá đủ, thì nay có muốn hút 1 thùng dầu cũng không được.

Cho nên tôi thường hay nhắc nhở rằng, hầu hết tất cả các cuộc khủng hoảng kinh tế đều bắt nguồn từ sự đổ vỡ của hệ thống tài chính mà ra vì nó chi phối tới một khoản nợ đáo hạn hàng năm của quốc tế tới 74% trong tổng số 76 ngàn tỷ USD của tổng sản lượng kinh tế toàn cầu như năm 2017 chẳng hạn.

Tôi hết sức thận trọng là hiện nay lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10-năm của chính phủ Mỹ đã tăng rất mạnh là ở mức 2,84%, nếu nó vượt 3,50% trừ đi lãi suất ngắn hạn, gọi là lãi suất Federal Funds Rate của FED đang treo ở mức 1,5% thì rất rủi ro, và thế giới sẽ mong là nó không xẩy ra. Vì nếu sản lượng/lợi suất trái phiếu của Mỹ nó tăng duy trì 6 tháng tới mức 3,50% thì Mỹ sẽ bị hao tổn trả nợ cho dân Mỹ và nước ngoài tới 620 tỷ USD. Đó là rất rủi ro, vì nó sẽ giật sập cả cái thị trường chúng khoán Wall Street, khi cơn hoảng loạn kéo dài nó sẽ thổi bay ít nhất 10.000 tỷ USD của các thị trường tài chính và chứng khoán quốc tế.

Hãy nhớ rằng tôi rất thận trọng khi xưa kia tôi và các chiến lược gia của Morgan Stanley (NYSE: MS) đã nhắc phân tích rằng, năm 2009: Đồng $ giảm mạnh khi sản lượng tăng từ 2,15% đến 3,28%. (2009: The dollar fell as the yield rose from 2.15% to 3.28%.). Đó là kinh tế thế giới trôi vào khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây.

Không có nhận xét nào