Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Trịnh Xuân Thanh - sự giác ngộ vô thường !

Trịnh Xuân Thanh - sự giác ngộ vô thường !  Nhiều người nghe Trịnh Xuân Thanh lần thứ 2 nói lời sau cùng tại tòa là "Xin được qua Đức g...

Trịnh Xuân Thanh - sự giác ngộ vô thường ! 

Nhiều người nghe Trịnh Xuân Thanh lần thứ 2 nói lời sau cùng tại tòa là "Xin được qua Đức gặp mặt vợ con"  đã phì cười và cho rằng Thanh ngáo hay cho là Thanh diễn hài, ý là mỉa mai một nguyện vọng không bao giờ có thể được đáp ứng. 


Nhưng tôi cho rằng, Thanh đã đạt đến ngưỡng cảnh giới vô vi và giác ngộ cái vô thường của kiếp người. 

Trịnh Xuân Thanh về "đầu thú" đã là một sự "dũng cảm" mà nếu biết không có khoan hồng hay bản án chung thân đang đợi thì Thanh chắc không "anh hùng mã thượng" như thế. Thanh về để cho thấy mình khộng phải là phản đồ đào tẩu, sẵn sàng đón nhận thách thức và nghịch cảnh đầy nghiệt ngã đang đón đợi mình. 

Lời nói sau cùng ở phiên tòa thứ nhất, Trịnh Xuân Thanh xin lỗi bác tổng bí thư, mong bác xem mình  là con cháu trong nhà mà khoan dung lượng thứ. Ở đây cho thấy Thanh đã thể hiện con người rất thật của mình: không kể công lao, không ỷ dựa vào danh tiếng gia đình, không màng mức án , phiên tòa và luật pháp. Thanh xem như mình là hậu bối đang bị trưởng bối trách phạt, một điều hiếm có hiếm thấy giữa chốn công đường tôn nghiêm, mà cả đoàn thẩm phán, công tố, hội đồng xét xử,.. chỉ là thứ  không đáng để Thanh quan tâm. Thanh không cầu xin khoan hồng của luật pháp. Như vậy đủ thấy Thanh đã bước ra khỏi bản thân dưới tư cách một bị cáo, mà không hề mảy may những gì đang diễn ra trong bản án sắp bị tuyên. Thanh trở thành một đứa con, đứa cháu trong "gia đình" phạm lỗi mà giờ đây đang chỉ chịu "gia pháp", không phải thần dân chịu "quốc pháp".

Để nói được như thế, lòng Thanh chắc là rất nhẹ nhàng, không hề nặng trĩu một cân một lượng nào. Nếu không thoát khỏi lối suy nghĩ của một người dân tầm thường trước luật pháp, mà trở về làm một đứa con, đứa cháu trong gia đình Thanh không thể ung dung nói những lời sau cùng như thế. Người ta bảo Thanh hèn, nhưng có mấy ai dám bỏ qua mặc cảm, mấy ai bỏ qua quốc pháp mà xin được chịu gia pháp? Mấy ai cảm thấy lòng thanh thản vì không phải bản thân vi phạm pháp luật mà chỉ là sai lầm với kẻ bè trên? 

Trong phiên tòa lần 2, Thanh nói: "đã bị án chung thân rồi, cần gì phải che giấu nữa", chứng tỏ Thanh đã không màng đến kết quả bản án thứ 2. dù cộng 2 án chung thân thì Thanh cũng chỉ có 1 mạng, 1 cuộc đời để chịu. Thanh đối diện với nó một cách nhẹ nhàng, như không, như thể với vài giờ ngồi cách ly chứ không phải mấy chục năm của cuộc đời còn lại. Chung thân ư?, 1 án hay 2 án, đều không có gì khác nhau cả, ngoài Trịnh Xuân Thanh, không còn có nhiều người khác thấy được mình, thấy được tương lai mình. Có câu nói : " tôi không biết anh từ đâu đến, nhưng tôi biết anh sẽ đi về đâu", thấy được kết cục của cuộc đời nó làm cho con người trở nên bình thản, vượt qua chính mình, vượt qua khỏi ngưỡng chịu đựng và mọi sự an bài sắp xếp can thiệp của những ai xung quanh không còn ý nghĩa nữa, đó là cái vô vi của một kiếp người vậy. 

Thanh chỉ xin được sang Đức gặp lại vợ con, cho thấy Thanh là một người chồng, người cha mẫu mực, đầy trách nhiệm. Thanh không nghĩ mình đang chịu tù tội, hoàn toàn không, mà nghĩ là Thanh đang bị cách ly khỏi gia đình thôi, Mấy ai đứng trước tù ngục, đứng trước pháp đình mà nghĩ thoáng được như Thanh? xưa nay quả là hiếm. 

Bởi vậy, Trịnh Xuân Thanh từ một người được cho là tham nhũng, hèn (đào tẩu, bỏ trốn) qua 2 phiên tòa, đã cho thấy sự giác ngộ cao độ sâu sắc, Thanh đã đi đến tột cùng của cảnh giới vô ưu vô ngã mà một người bình thường nếu không có căn tu và trải qua gian truân thử thách chắc không thể nào đạt đến ngưỡng đó. Trịnh Xuân Thanh quả thực đã đắc đạo. 

(p/s: khuyến cáo đọc kỹ, đọc chậm, và hiểu theo sự nhận thức của mình).

Không có nhận xét nào