Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về sự có vấn đề trong bản dịch đạo sắc phong dành cho con cháu ngài Lê Văn Duyệt

Về sự có vấn đề trong bản dịch đạo sắc phong dành cho con cháu ngài Lê Văn Duyệt Bạn Nguyễn Văn Phong chắc có nhã ý nên tag mình vô coi bài ...

Về sự có vấn đề trong bản dịch đạo sắc phong dành cho con cháu ngài Lê Văn Duyệt

Bạn Nguyễn Văn Phong chắc có nhã ý nên tag mình vô coi bài viết này ở đây >> https://www.facebook.com/Clbgiaphatphcm/posts/230528191053417.  Mình chịu khó zoom hình đạo sắc phong mờ mờ ra thì ôi thôi, đúng là bản dịch đạo sắc phong này là một đại họa dịch thuật chứ chẳng chơi.

Vì bản dịch sai ở những điểm như sau:

1. Ở dòng 4, cụm từ Ân Kỵ Úy 恩騎尉 làm sao mà phiên âm thành ra "Ẩn kỵ ký", rồi dịch ra Quốc ngữ là "Ấn Kỵ úy" nhỉ ? 

2. Ở dòng 5, dịch thiếu đi chữ sự 事 trong câu "dĩ thừa tự sự" 以承祀事.

3. Ở dòng 6, chữ Hán lục 六 bị viết thiếu một nét phẩy bên trái.

Và không chừng, nếu trang đạo sắc phong này mà được chụp rõ, còn có thêm vài điểm sai nữa.

Rồi làm thế nào, mà họ dịch "nhứt đẵng" với chữ đẵng dấu ngã nhỉ ? Hình như đẳng (đẳng cấp) là dấu hỏi mà đúng hôn ? 

Lẫn làm gì trong tiếng Việt mình có cụm từ "cháu huyền tôn" nhỉ ? Hoặc là "huyền tôn" hay "cháu 4 đời" thôi mà đúng hôn ?

Và tập ấm trong đây thì làm gì có chức nào để mà dịch "chức Ân Kỵ Úy" nhỉ ? chắc đây chỉ là hàm Ân Kỵ Úy chứ chưa hẳn là ngài Lê Văn Dương đã được trao chức Ân Kỵ Úy này mà đúng hôn ?

Lẫn "trật" không có nghĩa là "hàm" để mà dịch là "hàm tùng lục phẩm".  Để giúp cho bạn luôn, thì theo Từ Điển Nhà Nguyễn của thầy Võ Hương An, "Hàm - chức danh của một viên quan.  Khi nói tới quan lại là nói tới phẩm hàm.  Phẩm là thứ bậc, thường gọi là đẳng trật, còn hàm là những chức danh thuộc về phẩm đó.  Ví dụ - về quan võ, ở trật chánh tam phẩm (3/1), có những hàm sau đây: Nhất đẳng Thị vệ, Thân cấm binh Vệ úy, Chỉ huy sứ, Lãnh binh."

Và cuối cùng, phần trên thì dịch theo phương ngữ miền Nam (hơi sai) là "Nhứt Đẵng" mà ở dưới lại dịch là "tùng lục phẩm" thay vì là "tòng lục phẩm" ? Vậy ở đây không hiểu các dịch giả này đã dựa vào đâu mà trên dịch theo cách đọc miền Nam, còn dưới thì lại lấy theo âm chuẩn ngoài Bắc nhỉ ?

Như vậy, một đạo sắc phong ngắn như đạo sắc phong này, mà đã có ít nhất là 6 lỗi sai trong dịch thuật (và có thể còn nhiều hơn nữa nếu trang này được phóng rõ và lớn ra), theo mình đây là sự thất bại thảm hại trong công cuộc dịch thuật sắc phong.  Và mình chưa để ý tới các điều khác nữa đó bạn.

Theo trang trên, đạo sắc phong này được dịch và in trong quyển Gia Phả Họ Tộc Lê Văn Lịch Sử Lê Văn Duyệt - Lê Văn Phong, do Hội Khoa Học Lịch Sử TPHCM, cùng Trung Tâm Nghiên Cứu Và Thực Hành Gia Phả đảm đương trách nhiệm, và quyển sách này đã được xuất bản từ năm Giáp Ngọ 2014.

Theo ý kiến trong bài viết này, quyển sách này in giới hạn, không bán ra thị trường.  Âu đây cũng là điều hay.

Nhưng rất có thể, các bạn cũng nên kêu gọi gia tộc Lê Văn của ngài Lê Văn Duyệt cũng nên cho ra hết các đạo sắc phong Hán ngữ đã được dịch để mọi người trên thế giới đọc và cho ý kiến rằng các bản dịch do các chuyên gia ở Việt Nam dịch cho gia tộc đã đúng hay chưa. 

Chứ mình thấy quý vị hay nhóm nào đó dịch đạo sắc phong này, chưa thể gọi là hiểu gì về tên chức, phẩm hàm thời xưa, lẫn có sự kính cẩn cần có khi dịch một đạo sắc phong xưa cả.  Rất đáng trách.

Sự dịch bậy (Hán ngữ / Anh ngữ) thật sự đang là một vấn nạn tại Việt Nam, từ trên xuống dưới.

Và mình lại không muốn xảy ra tình trạng như vụ dòng họ ngài Nguyễn Bặc, đưa luôn cả một bài viết nào đó của vị cán bộ Viện Sử Học để KHẲNG ĐỊNH là sử có chép ngài Nguyễn Bặc đã được nhận chức Thái Tể nhà Đinh nên ngày nay trên bia mộ của ngài, khắc luôn cả 2 chữ Thái Tể (và không bạn ạ, sử không hề chép ngài Nguyễn Bặc được chính thức phong chức Thái Tể vào thời Đinh đâu bạn nhé, ấy là phần nằm trong câu phê bình của vị sử gia họ Ngô thôi bạn ạ).

Vì có khi tên hội lớn, danh viện to không có nghĩa là họ đúng.  Có khi ông bà bạn đang khóc ròng trên bàn thờ đó.

Còn tại sao mà Hội Khoa Học Lịch Sử TPHCM, cùng Trung Tâm Nghiên Cứu Và Thực Hành Gia Phả lại dịch sai hơi nhiều vậy cho một đạo sắc phong đơn giản tới vậy, thì bạn cứ thoải mái mà đi hỏi họ.  Mình chỉ mới đọc có trang này, đã thấy đủ sự bậy trong đó.  

Và mình thấy trong tường của CLB Trẻ này, có cả posts về Chủ Tịch rồi Viện Trưởng rồi đủ thứ cả.  Vậy mà họ lại để cho người của Viện, của Hội dịch một đạo sắc phong quý bậy đến vậy, thật không thể tin được.  Không chừng gia tộc Lê Văn nên yêu cầu lãnh đạo Hội lẫn Viện này bay ra ngoài Quảng Ngãi mà thắp nhang tạ lỗi dòng họ Lê Văn cho sự dịch bậy này.  Mà hy vọng các bản dịch khác trong sách không bị sai, chứ mà còn sai nhiều nữa, thì ông bà ngồi trên bàn thờ lại càng buồn và xấu hổ hơn nữa.

Còn nếu bạn chịu chơi, bạn tải luôn các bài dịch đạo sắc phong của hai Hội và Viện này đã dịch rồi mời mọi người đọc và lên tiếng.  Có khi đó cũng là 1 cách bạn giúp cho những dòng họ đang tự hỏi là các bản dịch mà họ có là đã được dịch đúng hay là không.  Ví dụ chỉ nội người ta dịch sai cả "trật" qua "hàm" là cả một vấn đề nhức nhối.  Dịch đạo sắc phong mà sai một chữ là ngủ cả năm cũng đao đáo buồn thiu, chứ có đâu mà sai tùm lum lại đem ra đăng trên Facebook bạn nhỉ ?

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian






Không có nhận xét nào

Quảng Cáo