Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

Về Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Về Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu Đây chắc là bài văn tế nổi tiếng thứ hai ở Việt Nam, sau bài Văn Tế Tướng Sĩ Trận...

Về Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Đây chắc là bài văn tế nổi tiếng thứ hai ở Việt Nam, sau bài Văn Tế Tướng Sĩ Trận Vong của ngài Tiền quân Nguyễn Văn Thành.

Theo các bài viết (ví dụ như bài Wikipedia này >> https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_t%E1%BA%BF_ngh%C4%A9a_s%C4%A9_C%E1%BA%A7n_Giu%E1%BB%99c), nguồn gốc của bài văn tế này là:

****

Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (ngày 16 tháng 12 năm 1861), những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng 20 nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.

Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.

****

Nhưng đáng ngờ, là sự "quá căm phẫn", sự "quả cảm" của người miền Nam mình trong trận 16 tháng 12 năm 1861 ở Cần Giuộc không hề được chép trong sử liệu ta lẫn Tây nào cả.

Hay là có trận này, mà dữ liệu lại thuộc dạng "mật" ? Bạn có thì bạn share luôn để mình được đọc.

Chứ mình dò trong Đại Nam Thực Lục, sử gia triều Nguyễn chả viết gì về trận này cả.

Dù rằng chính vị tuần phủ Gia Định Đỗ Quang trên là một trong vài quan đã đề nghị triều đình ban thưởng cho ngài Nguyễn Trung Trực trong trận Nhật Tảo.

Mà nếu bạn đọc kỹ bộ Đại Nam Thực Lục, vua Tự Đức thời bấy giờ rất khuyến khích quân dân miền Nam đánh Pháp vì hễ ai đánh hay giết được giặc Pháp, đều được thưởng bằng tiền và tước rất nhiều.

Vậy thì làm thế nào mà trận Cần Giuộc ngày 16 tháng 12 năm 1861 oai hùng đến vậy lại không được báo về triều đình và không được chép lại trong bộ Đại Nam Thực Lục nhỉ ? 

Lẫn bạn đọc kỹ trong bài Văn Tế này có câu "Gươm đeo dùng một ngọn dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ".  Sao chưa học giả Việt Nam nào nêu lên là đây như trường hợp nghĩa quân ám sát quan Tây Barbé ở chùa Khải Tường vào năm 1860 nhỉ ?  

Hay là theo thuyết của mình, cụ Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài này để tế các nghĩa sĩ trong những trận khác nhau thời ngài Trương Định kháng Pháp, và đỉnh điểm là nghĩa quân chống lại một trận càn không tên nào đó ở Cần Giuộc, chứ thật ra chả có một trận 16 tháng 12 năm 1861 nào mà quân dân ta giết giặc cả.

Còn nếu có sử liệu, xin bạn share để mình được đọc.

Vì không chừng nếu không có sử liệu, ta lại cần phải viết lại về có hay không trận 16 tháng 12 năm 1861 ở Cần Giuộc đúng không bạn ? 

Sao người mình thích viết sự kháng Pháp mà không có sử liệu backup quá nhỉ ?

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Brian



Không có nhận xét nào