Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BỆNH NGOA NGÔN VÀ XẢO NGỮ

BỆNH NGOA NGÔN VÀ XẢO NGỮ Trước đây, khi nghe báo chí gọi bọn Hán cẩu hay đâm tàu của ngư dân là ''tàu lạ'', nghe chủ dự án ...

BỆNH NGOA NGÔN VÀ XẢO NGỮ

Trước đây, khi nghe báo chí gọi bọn Hán cẩu hay đâm tàu của ngư dân là ''tàu lạ'', nghe chủ dự án giao thông nói: ''đường lún sụt, bong tróc là do trời nắng quá'', nghe tướng Công an nói: ''giơ tay trúng má''. Tôi vẫn cho rằng các vị ấy sự dụng biện pháp tu từ hơi kém. Nhưng nghĩ kỹ, họ không hề, hoặc không biết gì về biện pháp tu từ. Bởi tu từ là lối nói ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, hoán dụ, điệp từ hay nói tránh.v.v..

Nhưng không thể nói ''cầu gãy là cầu chữ V'',  vì ''va vào súng khiến một thanh niên bị bể đầu và thủng bụng'' được. Hay chuyện một học sinh Gia Lai vì va vào dùi cui của cảnh sát khiến em vỡ xương hàm và gãy gần hết răng. Hoặc tệ hơn nữa, là vu vạ cho mọi sự phản biện trong xã hội đều ''bị xúi giục''?

Tôi khẳng định, đây là sự ngoa ngôn. Ngoa ngôn vì tưởng người khác cũng ngu như mình, ngoa ngôn để làm nhẹ đi, để che đậy cái ngu, cái ác, để tự ve vuốt mảnh lương tâm cằn cỗi của chính mình và để đổ lỗi và dẫn dắt dư luận.

Chúng ta không trách được các phóng viên VN, bởi họ không làm chủ được trí tuệ và trái tim mình. Chúng ta cũng không trách một vài vị quan thường ngoa ngôn như bị ngáo đá, bởi họ vốn ''Rũ bùn đứng dậy sáng lòa'' hay những ông tướng, tá Công an, bởi họ quá nhiệt tâm phục vụ nhân dân mà không có thời gian quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ.

Bệnh Ngoa ngôn chỉ khiến ta buồn cười và bực tức nhưng khi bệnh ấy lây lan và biến thể, trở thành ngụy biện, thành xảo ngữ có mặt trong các thông tư văn kiện và ngay cả dự luật về ''đặc khu kinh tế'' mới thấy nhục, mới thấy đau!

 Tại điều 54, khoản 4, trong dự thảo luật Đặc khu kinh tế được ghi như thế này:

“Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì làm thủ tục thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam”.

Tại sao?
Tại sao dự luật của một quốc gia lại ghi bằng một mớ từ ngữ mơ hồ như vậy?
Tỉnh Quảng Ninh VN có chung đường biên giới với bao nhiêu nước láng giềng?
Nhạy cảm chăng, hay bệnh xảo ngôn đã quá nặng rồi?

Xin lấy một câu bất hủ của cụ nguyễn trãi, một nhân cách cao cả luôn được lịch sử tôn vinh - viết trong sớ tâu vua Lê Thái Tông để kết thúc bài viết này:

“Xin bệ hạ yêu muôn dân để cho tận chốn thôn cùng xóm vắng không còn nghe thấy tiếng ta thán, thế mới là không mất cái gốc của nhạc”.

HN 29.6.2018 Lê Huỳnh Long Ân

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo