Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về địa danh hành chính khu miền Trung Việt Nam thời Mạc

Về địa danh hành chính khu miền Trung Việt Nam thời Mạc Thì theo quyển An Nam Chí Nguyên 安南志原, mình đọc thấy có các địa danh như sau: **** P...

Về địa danh hành chính khu miền Trung Việt Nam thời Mạc

Thì theo quyển An Nam Chí Nguyên 安南志原, mình đọc thấy có các địa danh như sau:

****

Phủ Tân Bình 新平府- 2 huyện trực lệ, 2 châu và 1 huyện

1. Hai huyện trực lệ là Nha Nghi 衙儀 và Phúc Khang 福康

2. Hai châu là Chính Bình 政平 và Nam Linh 南靈

3. Một huyện là Hữu Bình 右平

****

Phủ Thuận Hóa 順化府- 2 châu 11 huyện

1. châu Thuận 順州 bao gồm 4 huyện là Điều Lại 調賴, Ba Quan 巴關, Bất Lan 不蘭 và An Nhân 安仁

2. châu Hóa 化州 bao gồm 7 huyện là Trà Kiệt 茶偈, Lại Bồng 賴蓬, Sạ Hạp 乍合, Tư Khách 思客, Bồ Lang 蒲浪, Bồ Đài 蒲苔, và Sĩ Vang 士榮

****

Phủ Thăng Hoa 升華府- 4 châu và 11 huyện

1. Châu Thăng 升州 gồm 3 huyện là Lê Giang 黎江, Đô Hòa 都和, và An Bị 安備

2. Châu Hoa 華州 gồm 3 huyện là Vạn Ninh 萬寧, Cụ Hy 具熙, và 禮悌 Lễ Đệ

3. Châu Tư 思州 gồm 2 huyện là Trì Bình 持平、và Bạch Mã 白馬

4. Châu Nghĩa 義州 gồm 3 huyện là Nghĩa Thuần 義純, Nga Bôi 鵝杯, và Khê Cẩm 溪綿

****

Và khi mình đọc lại bài phủ huyện của thầy Hồ Bạch Thảo ở đây >> https://baotiengdan.com/2018/04/16/phu-chau-huyen-tai-viet-nam-doi-thay-duoi-thoi-minh-do-ho/, thì thấy có vài địa danh trong phần miền Trung thầy dịch hơi khác.  Bạn có biết tại sao không, xin cho mình biết.  Các địa danh này là:

1. Phủ Thuận Hóa > Hóa Châu > Trà Kiệt 茶偈.  Thầy dịch địa danh này là Trà Kệ.  Chữ 偈 theo Khang Hy đọc là Cự Liệt Thiết âm Kiệt 巨列切,音桀.  Vậy địa danh này cần diễn âm là Trà Kiệt mới đúng hơn Trà Kệ chứ ? 

2. Phủ Thuận Hóa > Hóa Châu > Sạ Hạp 乍合.  Địa danh này không có trong bài viết của thầy nhưng mình thấy ngoài kia dịch là Sạ Hợp.  Nhưng chữ này chắc cần đọc theo phiên thiết Hồ Các thiết âm Hạp 胡閣切 音盒 mới đúng.

3. Phủ Thuận Hóa > Hóa Châu > Bồ Lang 蒲浪.  Thầy dịch địa danh này là Bồ Lãng.  Nhưng chữ 浪 này trong Khang Hy còn được đọc là Lỗ Đàng thiết âm Lang 魯堂切,音郞.  Mà chữ Lang thì ta còn có đủ thứ tên địa danh Chiêm với chữ Lang như Phan Lang chẳng hạn.  Tại sao thầy lại dịch là Bồ Lãng thay vì Bồ Lang nhỉ ? 

4. Phủ Thuận Hóa > Hóa Châu > Sĩ Vang 士榮.  Thầy dịch địa danh này là Sĩ Vinh.  Nhưng chắc ở đây 榮 cần dịch là Vang như Hòa Vang ở Đà Nẵng ngày nay vậy.

5. Phủ Thăng Hoa > Hoa Châu > Lễ Đệ 禮悌.  Thầy dịch địa danh này là Lễ Đễ.  Chữ 悌 theo Khang Hy đọc phiên thiết là Đại Kế thiết âm Đệ 大計切,音第.  Vậy địa danh này cần diễn âm là Lễ Đệ mới đúng hơn Lễ Đễ chứ ?

Như vậy ở đây khi thầy Hồ Bạch Thảo diễn âm các địa danh này (mình chỉ giới hạn trong phần Huế + Quảng Nam + Bình Định), thầy dựa vào các tiêu chuẩn dịch thuật nào nhỉ ? 

Ở đây, mình thấy rất rõ một điều, là các địa danh này lại SẼ BỊ các học giả Việt Nam dịch lung tung đủ thứ tên cả lên, ví dụ kẻ dịch Sĩ Vang, người dịch Sĩ Vinh.  Nhưng Sĩ Vang / Sĩ Vinh chắc chưa bao giờ là đúng đâu đúng không ?  Bởi vì ở miền Nam mình đã thấy vài thầy bị hố khi viết là xứ Nam Vang xưa còn có tên gọi là Nam Vinh, nhưng than ôi đấy là do các dịch giả dịch Nam Vang ra Nam Vinh chứ làm gì mà có việc Nam Vang đã có thời được gọi là Nam Vinh nhỉ ?  

Việc một địa danh Việt Nam xưa trong Hán ngữ bị dịch ra thành nhiều tên gọi khác nhau đã và đang làm loãng đi việc tìm hiểu từ nguyên của các địa danh này.  Ví dụ, bạn vô miền Nam mà nói Nam Vinh, chả ai hiểu Nam Vinh là ở đâu cả.  Bạn ra Bắc bạn nói bạn muốn đi Vĩnh Phước chả ai hiểu Vĩnh Phước nằm ở đâu.  Và chắc chắn người Việt chỉ biết có nước An Nam chứ chả ai biết có nước Yên Nam.  Nên tại sao không học giả Việt Nam nào đứng lên nói về những điều này nhỉ ? Mình thấy họ bỏ xuôi và ai muốn dịch sao cũng được, riết ai nấy tự mình coi mình là anh hùng một cõi, chỉ có mình là đúng nhất, và từ đó mà địa danh và tên gọi người xưa càng ngày càng đi xa hơn và bị dịch lệch đi càng nhiều hơn.

Và trong bài viết này, thầy Hồ Bạch Thảo dịch khá chính xác nhưng cũng có thể có "lỗi đánh máy" đó bạn.  Ví dụ thầy dịch Xích Thố trong "Châu Tuyên Hóa, lãnh 3 huyện: Xích Thố, Xa Lai, Khôi." là sai.  Vì ở đây cụm từ Hán ngữ là Xích Thổ 赤土 (tức đất đỏ).  Có thể đây là "lỗi đánh máy" hay thầy đã dịch như vậy, bạn cũng nên coi lại.

Một điều mình rất ngạc nhiên là thầy viết đầy các địa danh Hán ngữ từ Minh thực lục mà thầy lại không hề viết luôn phần địa danh Hán ngữ kèm theo trong bài cho độc giả được biết Hán ngữ đã viết ra sao.  Khi thầy không kèm theo phần Hán ngữ, không hẳn ai cũng biết thầy dịch có sai hay là không.

Còn ví dụ nếu bạn muốn đọc phần Đại Minh Nhất Thống Chí quyển 90 để so sánh với phần thầy Hồ Bạch Thảo đã dịch ở đoạn cuối >> https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%98%8E%E4%B8%80%E7%B5%B1%E5%BF%97_(%E5%9B%9B%E5%BA%AB%E5%85%A8%E6%9B%B8%E6%9C%AC)/%E5%8D%B790.

Mình thấy chú Nguyen Ba và bạn Khoảnh Khắc có cho biết là có bản dịch An Nam Chí Nguyên do thầy Hoa Bằng dịch chú và giới thiệu.  Nếu được, xin bạn chụp cho mình vài trang về các địa danh trong quyển sách này để mình đọc và so sánh.  Mình đang đọc từ từ để học hỏi về các địa danh xưa ở nước Việt xưa.

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Cheers,

Brian








Không có nhận xét nào

Quảng Cáo