Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHINA'S SOFT POWER - QUYỀN LỰC MỀM CỦA TRUNG QUỐC

[CHINA'S SOFT POWER - QUYỀN LỰC MỀM CỦA TRUNG QUỐC] Có hai cách chính để bạn thống trị hay chinh phục người khác. Một là thông qua biệ...

[CHINA'S SOFT POWER - QUYỀN LỰC MỀM CỦA TRUNG QUỐC] Có hai cách chính để bạn thống trị hay chinh phục người khác. Một là thông qua biện pháp mạnh của bạo lực, uy hiếp và ép buộc, cái gọi là Quyền Lực Cứng. Còn hai là thông qua văn hóa, lý luận, giao thương, trí tuệ và giá trị - những cái gọi là Quyền Lực Mềm.



Cho dù bạn thích hay không, muốn hay không, thì Trung Quốc vẫn là một cường quốc với nhiều tham vọng để chinh phục thế giới. Nhưng khác với trước đây, thay vì sử dụng bạo lực để ép người khác phải theo mình, thì Trung Quốc đã bắt đầu học hỏi Phương Tây nhất là Mỹ để nâng tầm ảnh hưởng quốc gia thông qua Quyền Lực Mềm.

Sau đây là những cách họ đang làm.

1. CON ĐƯỜNG TƠ LỤA (NEW SILK ROAD)- Vào năm 2013, Chủ Tịch Trung Quốc, ông Xi Jinping (Tâp Cận Bình) công bố một dự án để xây dựng một con đường giao thương từ Đông Á sang Đông Âu dựa theo Con Đường Tơ Lụa huyền thoại. Với lượng vốn đầu tư theo ước tính là $900 tỷ USD, đây là một tham vọng để tái xây dựng hình ảnh và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc trong khu vực Châu Á. Thay vì chờ đợi sự giao thương thụ động tự nhiên, chính quyền Trung Quốc muốn thiết lập gián tiếp sự giao thương với các quốc gia trong khu vực.

2. THINK TANK (CHÍNH SÁCH) - Đây là một trong những cách cổ điển để thiết lập ra chính sách. Bạn là một chính phủ với tham vọng gì đó, bạn muốn thực hiện dự án của mình thì phải làm sao. Think Tank chính là bộ não suy nghĩ của quốc gia. Thay vì phải tranh luận về phương hướng ở cấp chính quyền trung ương thì think tank thay thế vai trò đó. Hiện tại thì Mỹ có 1,872 think tank còn Trung Quốc thì có 512. Đây là cách họ thúc đẩy chính sách từ kinh tế, quân sự, dân sự cho tới chính trị. Khi có một nguồn dư luận chỉ trích thì sẽ luôn có đội ngũ trí thức để tranh luận lại. Nếu chính trị gia thực hiện cuộc chiến trên chính trường thì think tank là cuộc chiến trí thức.

3. PHIM ẢNH - Với hơn 1 tỷ dân, thị trường phim ảnh Trung Quốc đứng vị trí nhất nhì, và ước tính sẽ vượt qua Mỹ về doanh thu với quy mô $8.6 tỷ USD. Để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc, các hãng làm phim Mỹ đã bắt đầu chỉnh sửa nội dung và tuyển dụng diễn viên Trung Quốc để câu view. Từ khoản đầu tư $1 tỷ vào hãng phim Paramount cho tới việc rót vốn cho hàng loạt dự án phim ảnh nhỏ lẻ, phim ảnh đã trở thành công cụ để quảng bá hình ảnh Trung Quốc cho khán giả toàn cầu. Vài ví dụ phim ảnh là: The Great Wall do Matt Damon đóng vai chính, Independence Day 2 với sự tham gia của Angelababy.

4. TÀI CHÍNH - Với tổng lượng tiền gửi ngân hàng theo ước tính là $26 nghìn tỷ, ai cũng muốn một phần của miếng bánh tài chính của Trung Quốc. Tiền Trung Quốc không chỉ lôi kéo các quỹ đầu tư và ngân hàng Mỹ, mà còn hiện diện trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm khắp nơi. Với quy mô đầu tư mạo hiểm tương đương với Mỹ, Trung Quốc đang cạnh tranh rót vốn vào các dự án startup và công ty công nghệ với hơn $2 tỷ đầu tư riêng vào khu vực Silicon Valley. 

Đồng tiền đi đôi với quyền lực, hiện tại thì sự ảnh hưởng của Trung Quốc đang xuất hiện mọi nơi. Nếu sắp tới thị trường chứng khoan Trung Quốc mở cửa thì sự ảnh hưởng trên toàn cầu sẽ càng gia tăng.

5. NGƯỜI NỔI TIẾNG - Người nổi tiếng đóng vai trò đại sứ cho đất nước và văn hóa quốc gia của mình, cho dù họ thích hay không. Đây là cách phát triển quyền lực mềm hiệu quả nhất. Khi thế giới nghĩ tới Trung Quốc, trong đầu họ chỉ nghĩ tới gái xinh và diễn viên như Angelababy. Điều này thay thế hình ảnh của một Trung Quốc độc tài với những hình gái thân thiện.

6. DU HỌC SINH - Với hơn 800,000 du học sinh trên thế giới chủ yếu là ở Mỹ, Úc và Châu Âu, sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở các trường đại học là điều không thể chối cãi. Sinh viên Trung Quốc đã trở thành những con bò vắt sữa của các trung tâm giáo dục với mức học phí trung bình $20,000-$30,000/người/năm. Nhiều trường đại học ở Úc có thể được lầm tưởng là trường Trung Quốc vì lượng du học sinh từ đại lúc quá nhiều.

Không phải tất cả du học sinh ủng hộ chế độ toàn trị. Nhưng chính quyền Trung Quốc từ lâu đã sử dụng số lượng du học sinh của mình để gây ảnh hưởng thông qua các buổi giao lưu văn hóa, trao đổi chính sách và tranh luận. Họ quảng bá hình ảnh Trung Quốc bằng cách phát triển hiệp hội sinh viên, Viện Khổng Tử và các diễn đàn cho sinh viên. Trong giảng đường, nếu các giáo sư có nói gì gây phẫn nộ hay phát biểu tiêu cực về quê hương đại lục thì các sinh viên Trung Quốc sẽ lên án ngay lập tức. 

KẾT LUẬN - Sẽ quá lố để nói rằng Trung Quốc đang thành công với phương pháp quyền lực mềm của mình. So với Mỹ và Châu Âu thì Trung Quốc không có nhiều điểm thu hút về mặt văn hóa và giá trị tinh thần. Trung Quốc không có lý tưởng tự do dân chủ để quảng bá, không có lịch sử chống độc tài để tự hào hay hình ảnh của một nhà nước thân thiện để nói tới.

Trung Quốc cũng không có số lượng doanh nghiệp tạo phim ảnh và nội dung nhiều bằng Mỹ. Nhưng sự ảnh hưởng của họ ngày càng được thấy rõ. Thay vì sử dụng bạo lực thì họ đã bắt đầu thay đổi phương pháp sang Quyền Lực Mềm. Điều này là tốt và xấu. Xấu vì nó gián tiếp quảng bá cho quyền lực độc tài. Tốt là vì nó dần dần biến Trung Quốc từ bạo lực sang tinh tế, từ chuyên chế sang khoan dung. 

Dù thích hay không thì Trung Quốc sẽ tiếp tục lan rộng và bành trướng thông qua Quyền Lực Mềm. Còn bạn thì thích hay ghét điều này?

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo