Di sản nào của lãnh đạo khi nằm xuống? Sao lãnh đạo chết mà dân lại hoan hỉ, tệ hơn còn lấy số đánh đề. Thực ra dân có đến mức tệ thế không?...
Di sản nào của lãnh đạo khi nằm xuống?
Sao lãnh đạo chết mà dân lại hoan hỉ, tệ hơn còn lấy số đánh đề. Thực ra dân có đến mức tệ thế không? Nghe đơn giản mà có lần một sếp cấp cao trong hệ thống nhà nước đã hỏi tôi một câu y chang vậy đó...
Năm 2004 Tổng thống Ronald Reagan mất. Tôi tình cờ được xem truyền hình trực tiếp lễ tang ông. Xem từ đầu đến cuối không sót chút nào, có nguyên do đầu tiên là báo chí VN khi trước ra rả chửi mắng và chế giễu ông là một “tên hề”, “diễn viên hạng 2”...
Điều tôi hơi ngạc nhiên là dân chúng Mỹ rất yêu quý ông và CNN điểm lại những thành tựu đáng nhớ, thậm chí chưa từng có: lạm phát giảm từ cỡ hơn 12% còn đâu đó hơn 4%, kinh tế tăng trưởng mạnh, chi tiêu công tăng mạnh nhưng thuế lại giảm và việc làm tăng...
Danh sách thành tựu của ông cực dài và họ gọi đó là “di sản của Tổng thống đáng kính Ronald Reagan”
Trong các di sản có một thứ không lớn lắm nhưng đã quyết định khá nhiều tương lai nước Mỹ, đó là chương trình gọi nôm na là “Chiến tranh giữa các vì sao”
Chương trình “Chủ động phòng thủ chiến lược” (SDI) ra đời năm 1983 là sáng kiến của Tổng thống Ronald Reagan. Đó là một hệ thống thiết bị và vũ khí bay trong không gian hoặc tọa lạc trên mặt đất nhằm ngăn chặn mọi cuộc tấn công vào nước Mỹ bằng tên lửa hạt nhân chiến lược. Với chương trình này, Mỹ chiếm hầu hết các quỹ đạo đẹp trên vũ trụ và kiểm soát không gian. Có lẽ một nghệ sĩ với tư chất bay bổng, sáng tạo như ông mới có một tư duy táo bạo như vậy.
Di sản sau cùng mình ấn tượng là một Thư viện lớn do ông xây tặng người dân, trong đó có cả một chiếc máy bay Không lực 1 khổng lồ của ông.
Tổng thống Mỹ, dù giỏi hay kém đều có thành tựu và di sản, mà những thứ đó đều có hệ quy chiếu duy nhất là họ đã làm gì cho đất nước, cho người dân.
Quay lại xứ Đông Lào, lãnh đạo có những người chắc giàu hơn Tổng thống Mỹ nhiều, song họ đã làm gì cho nước cho dân thật khó nói, chỉ có đống nợ và các vấn đề họ để lại thì nhìn rõ, kinh khủng. Và không khí ngột ngạt lúc họ đương chức, kể cả mấy bài diễn văn, mấy bài báo của họ cho ta cảm giác lạnh xương sống của những năm xưa, rồi lo tranh đoạt...
Đừng nói không ai cho họ làm điều tốt. Khởi xướng cũng được rồi dân làm.
Nói vậy thôi, vẫn mơ về một xứ Đông Lào nhân văn hơn, có những lãnh đạo ý thức về di sản của mình hơn, đừng để lúc chết mà mấy chục triệu nhân dân Facebook toàn là cười vui không hà ;)
Nguyễn Bá Ngọc
Không có nhận xét nào