Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐANG RƠI TỰ DO (Bài 2)

GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐANG RƠI TỰ DO (Bài 2) . Lẽ ra, bài này sẽ bập ngay vào đoạn sau của bài 1, với những căn nguyên đã đẩy ngành giáo dục xuố...

GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐANG RƠI TỰ DO
(Bài 2)
.
Lẽ ra, bài này sẽ bập ngay vào đoạn sau của bài 1, với những căn nguyên đã đẩy ngành giáo dục xuống dốc bốn mươi năm nay nhưng vài ngày nay, đọc những thông tin trên mạng, tôi có tham vọng làm một cái gì đó để vãn hồi một không gian hòa bình, một mặt bằng thân thiện cho toàn thể anh chị em quan tâm, tránh việc càng ngày càng làm cho nó bụi mù lên bởi bốn chữ “Công nghệ giáo dục”.
.
Và đây là những dòng tâm huyết, gửi đến cả hai “Phe”, tôi hy vọng, khi mỗi bên thấu tình, đạt lý thì ta sẽ tháo cái ngòi nổ này, tiếp tục cuộc đấu tranh với những bất cập của GD ở ngay địa bàn gọi là chính thống, gọi là “đại trà”
.
BẤT KÍNH CHƯA BAO GIỜ LÀ VĂN HÓA.
Người trên ta, thầy ta, cha mẹ ta, thậm chí cả “Đảng ta” chưa bao giờ là những chủ thể hoàn thiện, hết lỗi lầm.
Bỏ qua, phớt lờ là vô trách nhiệm xã hội. Nhiều khi họ phạm những lỗi nghiêm trọng.
Nhưng đấu tranh bằng những hành vi bất kính, lộn xộn, cào bằng và võ đoán thậm chí chửi rủa thì không có hiệu quả và dễ bị trả giá.
Phe B (tôi gọi tắt như là phe CNGD) sẽ có cơ hội “gói” tất cả diện này với những nhân sỹ, trí thức chính trực vào “Đám đông” và tìm ra vài điểm yếu, vài cái sai của bên A để hình thành những khắc họa bẩn thỉu như là một lũ ghen ăn ghét ở, phe nhóm, âm mưu này nọ.
Cuộc đấu tranh với bên B vì thể yếu hẳn đi.
Một phần công luận có thể đảo chiều về phía B và có thể tạo ra hiệu ứng ngược.
Đấu tranh là một khoa học. 
Tôi kể bạn nghe câu chuyện này.
Ngày xưa có một nàng dâu buổi sáng đánh trâu ra đồng cày, chị không tháo mấy cây văng ở cửa chuồng, cứ dùng roi quất vào mông trâu. Con trâu hốt hoảng, điên cuồng nhưng không thể chui ra được.
Ông bố chồng ngồi trong bàn trà nhìn thấy cảnh ngang ngược này, lên tiếng “Con ơi, con không tháo cây văng ra, thì nó chui ra thế nào được?”.
Nàng dâu dừng vụt mông trâu, thưa với bố:
-Dạ, thưa bố, được ạ. Cái lỗ trên cây tẩu hút thuốc phiện của bố nhỏ như hạt đậu vậy mà mấy con trâu chui qua hết thì con này phải chui qua cửa được ạ!.
Ông bố tê tái lòng và bỏ nghiện từ đó.
Hôm qua, “Nàng dâu” Bác sỹ Lê Bá Vận chỉ mất hai trang giấy khổ A 4 đã tống tiễn tất cả những ý kiến còn mơ hồ hoặc bênh vực Mr Bùi Hiền mà không cần một lời thóa mạ.
Với Công nghệ giáo dục thì …dễ hơn.
Tôi thưa với bạn đây.
.
ĐỔI MỚI, CẢI CÁCH KHÔNG PHẢI LÀ ĐỔI GIÓ.
Trước năm 1958 miền bắc dùng chiếc cày có tên là “cày chìa vôi”, còn có tên là “cày 51” . Nó nhỏ, mũi nhọn, thẳng, không có cái miếng sắt cong như cánh bèo lượn lệch về một phía.
Sau đó, người ta vui mừng đón nhận một công cụ mới là cái  “cày cải tiến”.
.
Vâng. Đích thị là cải tiến!.
Cái cày này hơn hẳn cái cày cũ hai điểm: 1. Nó có miếng sắt cong vừa nói, miếng sắt này sẽ lật miếng đất vừa cày lên, nay úp xuống bên cạnh, vùi luôn mớ cỏ trên miếng đất ấy. 
Điều này cái cày cũ không làm được. 2. chính vì đất lên đến đâu lật qua bên đến đó nên giảm lực cản cho cái cày , người đi cày đỡ vất vả nhiều khi phải cầm đốc cày khi điều khiển.
Đó. Đến đây ta buộc phải thừa nhận là việc cải tiến cái cày là cần thiết và nó có nhiều lợi ich rõ nét hơn cái cày chìa vôi.
Nếu hồi đó có FB, có báo chí, có thẩm định thì tất cả những người dùng cày cải tiến phải ghi nhận sự thực là nhẹ hơn, năng suất cày cao hơn, năng xuất lúa và hoa màu cũng cao hơn.
Cách nhìn nhận số tỉnh áp dụng và những kết quả (có thật) của CNGD hiện nay là như vậy.
CNGD đến khi nền giáo dục cũ bộc lộ những điều thâm căn cố đế, tiêu cực (mà tôi sẽ nói trong bài tới) nên hẳn nhiên CNGD có nhiều điểm trội!.
Bản chất sự tiến bộ ở đây  là sự so sánh sơ giản, sự yên tâm tạm thời và những số đếm đại thể.
Nhưng.
Nếu bây giờ có một cuộc thẩm trắc giữa vùng dùng cày cải tiến này với những phương pháp canh nông khác thì tình hình sẽ khác.
Kiểu dùng cày cải tiến kia, cho dù ăn đứt cày “51” cũ nhưng nếu nó cứ phải dùng sức người sức trâu, đội mưa đội nắng, vừa đập roi vừa hô vắt diệt suốt…bốn mươi năm nay thì đó là cả một vấn đề. 
Lẽ ra, tôi sẽ dành vài dòng nói về chuyện, chính cài cày cải tiến của thầy Hồ Ngọc Đại còn đầy khuyết lệch nhưng thiết nghĩ, không cần thiết nữa vì đến hôm nay nó đã quá rõ rồi.
Vấn đề ở đây nằm ỡ quỹ thời gian 40 năm đằng đẵng, thậm chí theo tuyên bố của ông Thứ trưởng bộ GD cách đây vài hôm, nó đã được viện nọ vụ kia, hội đồng này thẩm định, đánh giá tà tốt. Nó được những người ủng hộ bên B coi những sạn sượng, bất cập nhan nhản là “những lỗi nhỏ” thì đã là nghiêm trọng.
Bốn mươi năm ấy , người Nhật, Mỹ,  Israel, Trung Quốc, Ấn Độ đã tạo ra bao nhiêu chuyển biến lẫy lừng.
Nhưng các thầy, cả CNGD lẫn phe “đại trà” đến hôm nay, ngày 12 tháng chín năm 2018 vẫn biến hàng triệu công dân nhỏ bé thành đàn phu chữ, mỗi ngày ngồi huấn nhục sáu bảy giờ!. Khối lượng thông tin bơm vào đầu các em nhiều hơn khối lượng thông tin một chủ tịch huyện nhiều. 
Vấn đề này tôi sẽ làm rõ, RẤT RÕ ở bài sau.
Không thể chấp nhận!.
Phương tây có vài câu ngạn ngữ “Hãy cho tôi biết anh chơi với ai, tôi sẽ biết anh là ai”. Đại loại thế.
Giờ tôi phỏng theo đó mà hỏi: Một buổi sáng anh cho con tôi học mấy giờ liền, tôi sẽ biết anh là ai?.

Trong một bình luận với phe cấp tiến, tôi đã dùng hình ảnh “CNGD đã thổi vào môi trường GD VN một làn gió mới” là mới thật.
 Nhưng CNGD chưa đủ “Trình” để tạo một vùng khí hậu mát lành.
Cái đích “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui!” còn khuya mới đạt được.
Về nét này, CNGD có những điểm tương đồng với GD đại trà, tôi sẽ làm rõ sau.
.
BIẾT MỘT, HAI LÀ KIẾN THỨC. BIẾT NHIỀU HƠN LÀ VĂN HÓA. 
Tôi dành phần này nói với bên B, thuộc  “phe” CNGD.
Năm 2007 Hãng Toyota lập tức thu hồi vài chục ngàn xe Camry thế hệ mới xuất tại Mỹ.
Họ chịu tốn kém kinh khủng cho khâu bồi thường và thay đổi chỉ một lỗi nhỏ: Tấm đệm kê chân ở sát chân ga, chân phanh.
Lý do vì nó mềm quá, khi tài xế vận động bàn chân, nó bị xô đẩy lên, cộn cứng vào gầm bàn đạp chân phanh thế là phanh không có hiệu lực, cái xe lao vào sườn đồi. Cực kỳ nguy hiểm.
Những lỗi (Nội dung) của một tập sách CNGD rất nhiều và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả triệu mầm non  nhưng khi phản ứng với dư luận, không thấy ai ở Ekip CNGD  danh chính ngôn thuận nhận trách nhiệm.
Những người phát ngôn dạng này, dạng khác thì nhằm vào những người …viết sai chính tả thuộc bên A để chỉ trích, và tiện tay, họ cho rằng “Việc chấp nê “vài” cái lỗi của sách CNGD là dụng ý xấu!.
Thái độ đó, hành vi đó không thể coi là khách quan, khoa học và cầu thị.CÀng không phải văn hóa tranh luận.
Vậy thì làm sư phạm kiểu gì?.
Ở đây, tôi chỉ muốn đối thoại với lớp thần dân của ông Hồ NGọc  Đại chứ chưa muốn đối diện với chính vị này.
Ông Thầy giỏi giang, bề thế, đắc thế này lắm tài nhiều tật lắm nhưng chuyện đó là chuyện cá nhân, nói sau!.
Có một nhóm ý kiến nêu hiện tượng, cuộc chơi xì khói lửa này nằm trong một âm mưu như là lật đổ nhau để tranh ăn qua mớ sách GK.
Có một số ý kiến chỉ ra cái nôi sinh ra CNGD là nhằm vào những lợi ích liên quan đến tiền, đến đất đai.
Trong bối cảnh VN tôi cho rằng có hết, có thực 100%.
Muôn dân sẽ phải đấu tranh với nó để tìm ra chân nguyên của vấn đề.
Nhưng trước hết, chuyện nào ra chuyện đó, phải hướng tới việc  bảo vệ quyền được học hành tử tế cho con cháu ta, tránh bị tha hóa bởi những cung cách vong bản và phi lý.
Trưa nay, 12/8/2018 tôi đi qua cổng một trường tiểu học, thấy các cháu học sinh lớp 1 lớp 2 ra về luc hơn 11 giờ, trên vai đeo dăm ký sách, tôi tưởng tượng ra trong nhà tôi có một con em là cán bộ cao cấp của một sở GD hoặc Bộ GD, tôi về đến nhà, khỏi tắt máy xe, chỉ thẳng vào mặt nó mà nói rằng: Đó là một tội ác!. Mày muốn giữ cái Đức cho nhà này thì hãy làm gì ngay!.
Phải thay đổi!.
2018, Không thể để đàn cháu biến thành đàn phu chữ, cũng không thể an tâm duy  trì việc tôn vinh cái cày cải tiến!.
Chiều 12/8/2019.
Nguyễn Huy Cường.







Không có nhận xét nào

Quảng Cáo