Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ THẦY DỊCH GIẢ NGUYỄN NGHỊ

Về thầy dịch giả Nguyễn Nghị  Có thật thầy là một vị dịch giả giỏi không ? Mình cho là KHÔNG.  Thầy chưa thể gọi là bậc thầy chữ Việt vì nhi...

Về thầy dịch giả Nguyễn Nghị 

Có thật thầy là một vị dịch giả giỏi không ? Mình cho là KHÔNG.  Thầy chưa thể gọi là bậc thầy chữ Việt vì nhiều đoạn thầy dịch chả hơn Google Translate là mấy.  Nhưng còn đáng sợ hơn, sách dịch của thầy có khi là sách cách mạng cũng nên.  Sách cách mạng nghĩa là sao ? Nghĩa là nhiều đoạn trong sách bị người ta tự ý đục bỏ hoặc tự ý chỉnh sửa, làm thay đổi cả nội dung câu văn, và đáng buồn hơn, có thể làm độc giả hiểu lầm cả ý của tác giả bản nguyên gốc.

Mình đọc báo thấy có việc thầy Nguyễn Nghị đã nhận được giải thưởng dịch thuật Phan Châu Trinh nào đó ở Việt Nam, rồi thấy thầy còn trả lời phỏng vấn trong bài "Vấn đề là làm sao tránh được các thảm họa" tại đây >> https://laodong.vn/van-hoa/dich-gia-nguyen-nghi-van-de-la-lam-sao-tranh-duoc-cac-tham-hoa-312374.bld.

Mình không biết ban giám khảo giải thưởng đã dựa vào những điều nào để bình bầu thầy là dịch giả xuất sắc ? Và không biết khi thầy trả lời phỏng vấn làm sao tránh thảm họa dịch thuật, thầy đã nghĩ gì về các quyển sách có thể bị thầy dịch bị dịch bậy hoặc tự ý đục bỏ các câu văn quan trọng hơi nhiều.

Mình thấy trên mạng có bài viết Đọc Bản Dịch Ông Nguyễn Nghị Quyển Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX Của Giáo Sư Lê Thành Khôi phê bình sự dịch thuật của thầy về sách thầy Lê Thành Khôi tại đây >> https://vietbao.com/a266937/doc-ban-dich-ong-nguyen-nghi-quyen-lich-su-viet-nam-tu-nguon-goc-den-giua-the-ky-xx-cua-giao-su-le-thanh-khoi.  Bạn đọc coi chơi.

Vậy mà, mình thấy nhiều bài báo khen tụng thầy lên tới mây về sự dịch quyển "Xứ Đàng Trong" của Li Tana.  Mình thử đọc vài trang trên ybook.vn, thì ôi thôi, please.  Chỉ mới có phần dịch đoạn giới thiệu mà nó đã đầy vấn đề trong đó.  Mình rất thắc mắc là ở Việt Nam, không hiểu có các vị thầy nào biết tiếng Anh không, tại sao họ không lên tiếng cho thiên hạ nhờ về bản dịch này nhỉ ? Hay là người ta "khiêm tốn" không lên tiếng vì tôn sư trọng đạo như trong vụ dịch bậy của thầy Đào Duy Anh ? 

Đây, mình mới đọc khoảng vài trang sample và xin chỉ ra luôn  vài chỗ mà bạn tự kiểm và tự hỏi về trình độ dịch thuật của thầy Nguyễn Nghị.  Có vài bạn khi xưa nói chúng ta cần thông cảm, vì khi dịch, NXB có thể cắt xén những phần dịch "nhạy cảm" hoặc sửa đổi câu văn.  Thế mình hỏi bạn, bạn đọc một quyển sách dịch (mà nhất là sách về sử), mà câu văn bị sửa đổi, bị điều chỉnh, bị làm sai lệch đi, thì bạn đang đọc sử hay bạn đang đọc sách cách mạng ? 

Mời bạn đọc và tự nhiên phản luận.  Mình đọc và so sánh vài trang sample này và xin được hỏi bạn, bạn có chắc bạn lại không bị người ta cho vào tròng khi họ dịch sách và bán cho bạn đọc, như vụ dịch thuật bộ sử đồ sộ Đại Nam Thực Lục của Viện Sử Học cả chục năm nay không ?

****

1. Đoạn "while the Nguyen kingdom was established on the former lands of Champa, an Indianized kingdom which had a brilliant culture and a remarkably different tradition from that of the Vietnamese".  Thầy dịch là "trong khi vương quốc của họ Nguyễn lại được thiết lập trên một vương quốc đã được Ấn Độ hóa, có một nền văn hóa rực rỡ và một truyền thống rõ ràng là khác với người Việt."

KHÔNG BẠN Ạ ! Trong bản tiếng Anh, câu ấy cần dịch là "trong khi vương quốc của họ Nguyễn lại được thiết lập trên những vùng đất xưa của Chiêm Thành, một vương quốc Ấn hóa với nét văn hóa rực rỡ và một nền phong tục hoàn toàn khác biệt với người Việt".  Thầy đã không dịch "vùng đất xưa của Chiêm Thành" đó bạn.  

Ở thế kỷ 21, mà thầy vẫn còn sợ dịch "những vùng đất xưa của Chiêm Thành" bạn nhỉ ? Đọc câu dịch trên mà mình thấy đầy cả sự dối trá trong ấy.

****

2. Thầy bỏ luôn không thèm dịch đoạn này "I became interested in the phenomenon of new political forces rising in the southern direction and successfully challenging the political centre in the north. This did not begin or end in the late 16th century".  Chắc là hơi nhạy cảm phải không bạn ? 

****

3. Thầy dịch luộm thuộm, tựa như văn bất thành cú đoạn rất dài này "This gradual move expansion to the south kept creating a frontier where Confucian scholarship, even though became the dominant ideology in the north ..."

Cách dịch của thầy, mình nói bạn đừng buồn, nhiều đoạn mình nghĩ giống tựa Google Translate dịch vậy thôi.

****

4. Đoạn "The difference between the two terms indicated clearly that while the two regions were distinct, for southerners they were also equal.", thầy dịch thành "Sự khác biệt giữa hai tên gọi này còn cho thấy một cách rõ ràng là hai miền đất tuy có khác nhau, nhưng đối với người ở phía nam, hai miền này cũng phải được coi là bình đẳng."

Làm sao mà thầy dịch đoạn "for southerners they were also equal" thành ra là "nhưng đối với người ở phía nam, hai miền này cũng phải được coi là bình đẳng.".  Ở đâu ra nhưng và cũng phải vậy bạn nhỉ ? 

Mà ví dụ nếu ta dịch lại câu ấy là "Sự khác biệt giữa hai tên gọi này cho thấy một cách rõ ràng là khi mà hai miền đất khác biệt nhau, với người miền Nam, họ cũng bình đẳng (so với người Đàng Ngoài)", bạn thấy câu dịch này có khác câu của thầy Nguyễn Nghị không ? 

****

5. Thầy tự ý bỏ luôn không dịch đoạn văn cực kỳ nhạy cảm và quan trọng này "Though these changes in two centuries no doubt played a constructive role in Vietnamese culture, they did create disruptions within communal solidarity which were unacceptable to the 19th century Vietnamese literati who wrote the official history of those two centuries. As David Marr has pointed out, Vietnamese: historians often are asked to balance the elements of continuity in their story against the elements of change, to delineate the persistence of
traditional symbols and attitudes from the apparent acceptance or development of new concepts and values among the people being studied.4 

The unorthodox, or non-Confucian elements of Dang Trong society, such as slavery, or contacts - even marriage alliances - between the Nguyen and the Cham, the Japanese, and the Khmer, all paid the historiographical price for achieving such balance in the 19th century, perhaps just as had occurred with non-Confucian elements in the official history written in the 15th century.5 *".

Và thay vào đó, thầy dịch ra một đoạn ngắn chút xíu không đầu không đuôi, chả ai hiểu tại sao lại có câu này "Những thay đổi diễn ra trong hai thế kỷ chắc chắn đã đóng một vai trò tích cực trong nền văn hóa Việt Nam.".  

Mà nếu bạn đọc tiếng Anh, câu mà thầy dịch CHỈ là phần mở đầu cho đoạn sau rất quan trọng đó bạn.  Tại sao thầy không thèm dịch đoạn văn cực kỳ quan trọng này, bạn cứ đi hỏi thầy (food for thoughts - và chắc sẽ có cả đống bạn sẽ nói là do ban biên tập đã đọc và bỏ không dịch - nhưng dù là thầy hay ai đó đục bỏ, thế mình hỏi bạn - bạn có bao giờ nghĩ là người ta dịch và cho bạn đọc sách dịch và xem bạn như những con bò không ? )

Đoạn này hơi quan trọng đó bạn.

****

6. Cụm từ "official Hanoi historians" mà thầy dịch ra thành "một số nhà viết sử của Việt Nam".  

KHÔNG BẠN Ạ, câu ấy chả có "một số" hay "các nhà viết sử Việt Nam" như thầy dịch gì cả, mà chính xác nó cần được dịch là "Các cán bộ sử gia Hà Nội".  Cán bộ sử gia Hà Nội là ai ? Chắc là cô Li Tana muốn chỉ các cán bộ Viện Sử Học cũng nên.  Thầy Nguyễn Nghị, chả hiểu trình độ Anh ngữ ra sao, mà lại dịch dịch theo cách quơ đũa cả nắm thành ra là "một số nhà viết sử của Việt Nam".  Hình như khi người ta viết "các cán bộ sử gia Hà Nội" tức official Hanoi historians, thì câu ấy hoàn toàn khác với ""một số nhà viết sử của Việt Nam" đúng không bạn ? Nếu cô Li Tana đã muốn chỉ các sử gia Việt Nam, xưa và nay, trong và ngoài nước, chắc cô đã không dùng cụm từ "official Hanoi historians" rồi bạn ạ.

****

v.v

Bạn đã thật sự đọc và so sánh bản dịch Xứ Đàng Trong này của thầy Nguyễn Nghị chưa ? Hay bạn cũng nên làm điều đó.  Đừng quá tự hào về các bản dịch sử của các dịch giả nổi tiếng bên Việt Nam hiện nay, vì không chừng, bạn đang đọc các quyển sử bị họ, đã đồng lõa hoặc bị ép buộc với các NXB mà dịch bậy, dịch lệch, để rồi bạn hô hào là "tinh hoa" dịch thuật, nhưng có khi người biết ngoại ngữ, họ đọc cả bản dịch và bản gộc rồi tự hỏi "làm thế nào mà các vị thầy đại thụ ở Việt Nam lại có thể dịch ... bậy đến thế" ?

Và đây mới chỉ là 3 trang mở đầu cho một quyển sách luận án tiến sĩ cả trăm trang về sử Đàng Trong.  Bạn có chắc trong tay bạn là một bản dịch quý giá không ? 

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian











Không có nhận xét nào