HAI NGÀY NỮA, VIỆT NAM SẼ ĐIỀU TRẦN TRƯỚC UỶ BAN CHỐNG TRA TẤN CỦA LIÊN HỢP QUỐC Hôm nay ngày 12/11/1018 , Ủy ban Chống Tra tấn của Liên Hợp...
HAI NGÀY NỮA, VIỆT NAM SẼ ĐIỀU TRẦN TRƯỚC UỶ BAN CHỐNG TRA TẤN CỦA LIÊN HỢP QUỐC
Hôm nay ngày 12/11/1018, Ủy ban Chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc đã khai mạc phiên họp định kỳ lần thứ 65 để đánh giá việc thực hiện Công ước Chống tra tấn của các quốc gia thành viên.
Tại kỳ họp này Ủy ban sẽ xem xét báo cáo của các quốc gia Canada, Guatemala, Maldives, Hà Lan và Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam báo cáo về việc triển khai thực hiện công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc, sau khi phê chuẩn Công ước này vào tháng 2/2015.
Tham dự lần báo cáo này, Việt Nam đã cử một phái đoàn hùng hậu gần 30 người đến Geneva (Thụy Sỹ), do Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an dẫn đầu.
Theo lịch đã được công bố, Ủy ban sẽ xem xét báo cáo của Việt Nam trong hai phiên, mỗi phiên kéo dài trong ba giờ vào ngày 14 và 15 tháng 11. Vào lúc 10h ngày 14/11 tại Geneva (tức khoảng 16h cùng ngày ở Việt Nam) là phiên Việt Nam trình bày báo cáo và Ủy ban chất vấn. Đến 15h ngày 15/11 (tức khoảng 21h cùng ngày ở Việt Nam) là phiên phái đoàn Việt Nam trả lời các câu hỏi chất vấn của Ủy ban.
Sau khi phiên điều trần kết thúc, Ủy ban sẽ dành thời gian (khoảng vài tháng) để ban hành một văn bản “Quan sát Kết Luận” về Việt Nam - đây là văn bản chính thức cuối cùng đánh giá về việc thực hiện Công ước chống tra tấn của Việt Nam, trong đó nội dung chú trọng đến việc nêu ra các vấn đề mà Ủy ban thấy quan ngại và đưa ra các khuyến nghị để Việt Nam thực thiện. Rồi sau đó Việt Nam phải tiếp tục báo cáo cho Ủy Ban vào lần tiếp theo do Ủy ban ấn định thời gian, thông thường là 4 năm/ lần theo quy định của Công ước.
Phiên điều trần này sẽ được phát trực tiếp trên Web TV của Liên Hợp Quốc mà những ai quan tâm đều theo dõi được.
“Dù Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Chống tra tấn nhưng luật hình sự Việt Nam không có quy định về tội danh tra tấn theo định nghĩa của Công ước, nên không một viên chức chính quyền Việt Nam bị truy tố về tội tra tấn dù tình trạng này diễn ra rất phổ biến. Điều này cho thấy chính quyền Việt Nam chỉ giỏi đối phó hơn là thực thi các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế”, ông Các nói.
———-
Phạm Lê Vương Các
Các tài liệu phục vụ cho phiên báo cáo Việt Nam có tại: https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/treatybodyexternal/SessionDetails1.aspx?SessionID=1237&Lang=en
Không có nhận xét nào