Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

HIỂU SAO CHO ĐÚNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI?

HIỂU SAO CHO ĐÚNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI? Vừa rồi có vụ công ty quản lý quỹ của NH Nông nghiệp phá sản, mà công ty đó quản lý tiền gửi của BHXH....

HIỂU SAO CHO ĐÚNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI?

Vừa rồi có vụ công ty quản lý quỹ của NH Nông nghiệp phá sản, mà công ty đó quản lý tiền gửi của BHXH. Điều đó làm cho nhiều người dân nhớn nhác, thậm chí nhiều người đến rút tiền tại ngân hàng Agribank! Nhiều người khác thì tâm tư với nguy cơ vỡ quỹ BHXH. Khách quan mà nói, lo ngại thế là quá đúng. AE cán bộ công chức, nhất là lực lượng vũ trang bây giờ nhiều người cố kiết bảo vệ chế độ vì sợ mất sổ hưu. Giống như công chức, quân đội, cảnh sát chế độ cũ sau 75 bị mất sạch lương hưu và trợ cấp. Giờ chế độ còn lù lù ra đó mà vẫn sợ mất sổ hưu mới đau!

Tổng quan là như thế, nhưng phân tích như stt đính kèm đây lại sai rất cơ bản. Stt lấy từ cmt mình viết bên nhà chủ stt, có bổ sung.

Bác này có tính toán sai sót rất cơ bản, không hiểu sao mà lắm tương tác thế, hơn ngàn? Số tiền 32% đâu chỉ có BHXH, BHXH chỉ có 25% thôi, còn lại là các loại bảo hiểm khác, người lao động có thể được nhận vào các thời điểm khác, không phải chỉ lúc nghỉ hưu. Ví dụ BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động, BH Y tế là dễ thấy nhất, thậm chí còn bị trục lợi rất nhiều bởi bên Y tế cấu kết với bệnh nhân (tức người lao động). Đánh giá vấn đề này không phải đơn giản như thế này, bài tính cũng không đơn giản thế. Vì BH còn phải tính đến xác suất bệnh tật, tử vong...

VN có tuổi thọ trung bình là 73,4 tuổi, theo số liệu năm 2017, cũng không phải là thấp so với tuổi thọ trung bình của thế giới là 69. Tuy nhiên, 64% số người cao tuổi sống ở nông thôn, đa số là không đóng BHXH. Như vậy, có vẻ như người dân TP chết sớm hơn dân nông thôn, tức là tuổi thọ trung bình của người đóng BHXH có lẽ chỉ khoảng 70 tuổi trở xuống.

Cái sai nữa là người chết không phải là mất tất tiền BH XH mà có 1 phần tử tuất, tuy không lớn, nhưng chết trẻ được nhiều hơn chết già. Như bố mình mất năm 68 tuổi, có lẽ gần bằng tuổi thọ trung bình của người đóng BHXH, tiền tử tuất đâu đó khoảng 70 triệu lấy từ BHXH và BHYT chi trả hầu hết tiền viện phí 1 tháng cuối đời lúc nằm viện. Tính ra 1 tháng nằm viện để chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối (thở máy và truyền giảm đau 24/7, phòng tiêu chuẩn cao) là khá nặng tiền nếu không có bảo hiểm. Mình nhớ là chỉ phải đóng cỡ 3 triệu tiền phụ trội do đổi phòng VIP 2 bệnh nhân.

Tính toán lãi lỗ của 1 "công ty" bảo hiểm không đơn giản như bác này tính. Vì tiền BH đóng phụ thuộc vào mức lương của người lao động (NLĐ), mức lạm phát. Ví dụ lạm phát cao mà lương chưa kịp tăng theo, nhất là lương ngân sách, thì bảo hiểm sẽ bị thiệt, do mức đóng bảo hiểm không tăng kịp. Nếu NLĐ chết trẻ thì BHXH được lợi nhưng BH YT lại thiệt, vì nói chung là người ta hay đau ốm trước khi chết, trừ chết đột tử. 

Bảo hiểm thất nghiệp thường có lợi cho NLĐ làm việc cho tư nhân hay nước ngoài. Mình đã chứng kiến có người bị/được cho nghỉ việc. Trợ cấp thất nghiệp đâu đó 6 tháng, lương cũng hơn 10 triệu/tháng (do lương đóng BH cao), 6 tháng đó người ấy cày việc ngoài thêm, trong khi tìm việc mới, cuộc sống có khi sung túc hơn lúc đi làm! Nhưng với NLĐ hưởng lương ngân sách thì hầu như không bao giờ bị sa thải, toàn bị đì cho tự xin nghỉ, để không có trợ cấp thất nghiệp. 

Tính lời lãi của công ty BH nói chung khá phức tạp, do phải tính đến xác suất tai nạn, bệnh tật, tử vong... của khách hàng. Để tính tương đối chính xác thì cần có big data hay số liệu thống kê của nhiều năm trước. Hùng mạnh như công ty bảo hiểm AIG của Mỹ, mẹ của AIA VN, vẫn tèo khi rơi vào khủng hoảng tài chính năm 2008, CP Mỹ phải mua lại cổ phần. Sau khi kinh tế ổn định, CP Mỹ lại bán cổ phần đó ra cho tư nhân, để cứu sống AIG, tránh cho khách hàng của nó bị thiệt hại. Vụ 11-9 cũng làm cho AIG thiệt hại nặng.

Trái phiếu CP không phải lúc nào cũng lỗ nhé. Giai đoạn lạm phát phi mã hồi xưa thì trái phiếu mới thành giấy lộn thôi. Hồi ấy nhà nước ép dân mua công trái, như 1 hình thức cướp tiền của dân để cứu nhà nước. Công trái đó sau này lĩnh tiền thì gần như giấy lộn, hồi ấy tiền gửi ngân hàng cũng bị như vậy.

Bây giờ thì  không đến nỗi tệ, trái phiếu CP vẫn là kênh đầu tư an toàn. Thường các quỹ BH hay phải mua trái phiếu CP, như 1 sự bảo đảm an toàn hơn cả. Tây cũng vậy.

Nói chung là bài này có nhiều vấn đề chưa chuẩn cho dù ý tưởng thì cũng đúng thôi (người ta trục lợi quỹ BH). 

Vậy hiểu thế nào cho đúng về việc đóng tiền BHXH và các loại BH bắt buộc khác?

Câu hỏi này hay được đặt ra khi người ta được chào mời mua BH nhân thọ hoặc BH thân vỏ xe ô tô. Theo mình thì việc mua BH là cần thiết. Nếu so với lãi suất ngân hàng thì thường lãi do BH là thấp hơn. Nhưng việc nhận tiền BH nó hoàn toàn khác với nhận lãi NH, do liên quan đến nguy cơ rủi ro về sức khỏe và tính mạng. Thường người có tiền và kiến thức thì lo xa hơn người ít tiền và ít hiểu biết. Điều trái khoáy là bệnh nhân nghèo ở nông thôn đi khám chữa bệnh mới cần BH thì lại không có, trong khi người trung lưu trở lên thì lại có cả mớ bảo hiểm. Người ta đã dư tiền để trả viện phí rồi nhưng lại không phải trả, do BH trả hết. Hay đơn cử như ca sỹ Trần Lập chết trẻ mà (nghe nói) có mua đến mấy BH nhân thọ. Nói chung là người nào có công việc và cuộc sống bấp bênh càng nên mua bảo hiểm (các loại, bao gồm cả y tế và xã hội).

Vấn đề ở đây là quỹ BHXH, YT...ở VN do cơ quan nhà nước quản lý và hay bị trục lợi. Như vụ vỡ quỹ vừa rồi hoặc việc trục lợi BH YT xảy ra khá phổ biến trong thời gian qua, do bệnh nhân cấu kết với nhân viên BHYT và bệnh viện để rút tiền BH. Việc trục lợi BH này thì BH tư nhân cũng dính thường xuyên, kể cả BH nhân thọ và nhất là bảo hiểm ô tô.

Vậy điều đáng phê phán là việc quản lý quỹ BH chứ không phải là phân tích như bác này. Thường ở mọi quốc gia thì BHXH phải mua trái phiếu CP, đó là kênh đầu tư an toàn nhất, gắn liền với vận mệnh quốc gia. Như ở VN thì big 4 ngân hàng lớn nhất của nhà nước cũng là kênh gửi tiền đáng tin cậy nhất, vì nó cũng gắn với an nguy của chế độ. Còn ai đó muốn quỹ BHXH phải tư nhân hóa thì quá tếu, bởi vì cần giật nước cái chế độ này trước rồi hãy nghĩ đến chuyện đó. Trước mình đã viết stt về quỹ BH XH tư nhân ở Chile thời hậu độc tài.

Dương Quốc Chính







Không có nhận xét nào