Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

TRUMP MUỐN GÌ Ở TQ QUA CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI ?

TRUMP MUỐN GÌ Ở TQ QUA CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI ? Điều mọi người dễ dàng nhìn thấy đó là Trump  yêu cầu giảm thâm hụt và  cân bằng thương mại g...

TRUMP MUỐN GÌ Ở TQ QUA CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI ?
Điều mọi người dễ dàng nhìn thấy đó là Trump  yêu cầu giảm thâm hụt và  cân bằng thương mại giữa hai quốc gia. Nhưng thực chất đó chỉ là cái cớ để Trump phát động cuộc chiến chống TQ trên nhiều mặt trận . ( trừ mặt trận quân sự là chưa mở, bởi giải pháp quân sự là giải pháp cuối cùng ). Vậy mục đích của Trump là gì ?
Nói thẳng ra mục đích của Trump đó là muốn một nước TQ ngoan ngoãn không đe dọa đến vị trí siêu cường số 1 của Mỹ. Là TQ không có vành đai hay con đường gì hết. Là TQ chấm dứt gian lận thương mại , chấm dứt lập các căn cứ quân sự trá hình tại các quốc gia mà TQ dùng " bẫy nợ " để buộc họ phải " nhượng địa, nhượng tô ". Và trên hết là một TQ chấm dứt hỗ trợ cho chính phủ độc tài của các quốc gia thi hành chính sách " thù địch " với nước Mỹ ( Iran Syria Venezuela... ) danh sách các quốc gia này ông Trump đã đọc tại diễn đàn LHQ. Và thôi cái trò chống phá Mỹ khi bỏ phiếu tại hội đồng bảo an LHQ. Tức là một TQ phải thay đổi mục đích toàn diện từ kinh tế ( phát triển bền vững chứ không phải nhờ gian lận hay ăn cắp công nghệ ) đến chính trị ( bỏ mục tiêu xây dựng XHCN ) và quân sự ( xây dựng lực lượng quân sự để bảo vệ đất nước chứ không phải để uy hiếp đến sức mạnh quân sự của Mỹ trên toàn cầu ).
Vậy đến đây chúng ta đặt câu hỏi. Tại sao ông Trump " liều " như vậy khi dám " tuyên chiến " với một quốc gia có nền kinh tế thứ 2 thế giới mà không sợ thiệt hại sao ?
Thật ra ông Trump không hề " liều " bởi binh pháp có câu " biết địch biết ta , trăm trận trăm thắng " đọc và hiểu câu này thì rất dễ , nhưng vận dụng câu này vào thực tế thì đc mấy người ?
Nói trắng ra là ông Trump đã nắm đc " tử huyệt " của TQ từ lâu nên ông ấy mới mạnh dạn " tuyên chiến " với TQ.
Vậy " tử huyệt " của TQ là ở đâu ? Cũng phải khen ông Trump là có một đội ngũ cố vấn là những bộ óc hàng đầu thế giới. Chính những bộ óc này đã chỉ cho ông Trump thấy " tử huyệt " của TQ.
Và " tử huyệt " đó chính là... DẦU. 
Riêng đối với Trung Quốc thì cái gì trên đời này cũng đều sản xuất được nhưng dầu là không. Mà 90% năng lực sx của TQ đều phụ thuộc vào dầu mỏ.  nếu không muốn nói là đến 99%. Vì sử dụng năng lượng xanh và sạch của TQ trong sx chiếm vô cùng nhỏ và ít.  
Vậy TQ muốn tồn tại và phát triển thì đương nhiên phải nhập khẩu dầu của thế giới và vận chuyển về nước. Nhưng do truyền thống xâm lược và bành trướng từ ngàn xưa đến nay ( không một quốc gia nào chung đường biên giới với TQ mà TQ chưa từng xâm lược ). Tất cả các quốc gia này đều dè chừng khi chơi với TQ. Nói trắng ra là TQ không có bạn bè đúng nghĩa , ngay đến Bắc Triều Tiên đồng minh ( duy nhất ) với TQ cũng là mối quan hệ như " kẻ tôi tớ " của TQ , chứ không phải đối tác hay bạn bè thật sự. Và Bắc Triều Tiên cũng thừa hiểu mối quan hệ này. Và thừa biết TQ sẵn sàng " bán đứng " kẻ tôi tớ " này nếu đc giá để đổi lấy các lợi ích chính trị , kinh tế... ( TQ từng bỏ phiếu lên án và cấm vận Triều Tiên khi thử vũ khí nguyên tử và tên lửa đạn đạo đổi lấy lợi ích kinh tế chính trị thời ông Obama làm tổng thống ).
Trở lại vấn đề . Vậy các quốc gia trên lục địa chung biên giới với  TQ sẽ không cho TQ lắp đặt hệ thống dẫn dầu đi ngang quốc gia họ. Phía bắc và phía tây TQ rất gần các mỏ dầu lớn của thế giới . Vậy tuyến đường còn lại để đem dầu về TQ chính là tuyến đường biển. Nhìn vào bản đồ đường biển của TQ ta thấy phía trên TQ là... Nga và Nhật Bản 2 quốc gia không phải là đồng minh TQ nếu không muốn nói là " đối thủ " vậy chắc chắn họ sẽ không cho TQ tự do vận chuyển dầu ngang qua lãnh hải họ mà không có điều kiện. Phía đông thì có Nam Hàn và Đài loan , lùi xuống phía nam thì sẽ là biển đông nơi mà có một đống là đồng minh của Mỹ chờ đợi. Mà 99% hàng hóa từ biển đông thông thương với thế giới đều phải đi qua eo biển Malacca. Không nói thì mọi người cũng biết ai là người kiểm soát eo biển chiến lược này.  Hết phần 1.

PHẦN 2.

Tại eo Malacca chỉ cần Mỹ và đồng minh lấy cớ ... tập trận thời gian khoảng 1 tháng và tuyên bố sẽ bắn đạn thật và phóng tên lửa , nghiêm cấm mọi tàu bè qua lại thì TQ sẽ hỗn loạn ngay và luôn. Cho nên theo nhận định của một số chuyên gia hay ví von nền kinh tế TQ giống như gã khổng lồ đứng trên đôi chân của em bé. Bởi TQ không thể tự chủ đc về mặt an ninh năng lượng , trong khi đây là quốc gia mới bước vào thời kỳ đầu công nghiệp hóa nên vấn đề năng lượng là vấn đề sống còn đối với nền kinh tế.
Còn Mỹ thì đã bước vào thời kỳ tự động hóa hay công nghệ bốn chấm gì đó hoặc sử dụng trí thông minh nhân tạo...
Đương nhiên lên kế hoạch và " tuyên chiến " với TQ đòi hỏi đội ngũ cố vấn tổng thống làm việc hết sức tỉ mỉ và bài bản. Mọi người đừng nhầm lẫn cuộc chiến thương mại với TQ là cả cuộc chiến, mà nó chỉ là một phần trong cuộc chiến tổng lực mà ông Trump nhắm vào TQ.
Chúng ta có thể phán đoán để tóm lược kế hoạch cuộc chiến này  gồm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 gồm 3 phần : đó là Trade War . Phần 1
 áp thuế đối với 50 tỷ đô hàng xuất khẩu TQ, 
Phần 2
Áp thuế đối với 200 tỷ đô hàng xuất của TQ.
Phần 3
Là áp thuế lên 267 tỷ đô hàng hóa còn lại.
Nếu TQ không nhượng bộ thì giai đoạn 2 sẽ tiếp tục.
Giai đoạn 2 sẽ gồm
Phần 1. Yêu cầu TQ rút hết các trang thiết bị quân sự trên các đảo và bãi đá ở biển đông mà TQ đã hứa với Mỹ là không quân sự hóa nó.
Phần 2. Tố cáo chính phủ TQ phạm tội ác chống lại loài người tại diễn đàn LHQ với các hồ sơ người Duy ngô Nhĩ ,Tây Tạng... và hồ sơ mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công.
Phần 3. Công nhận sự độc lập của chính thể Đài Loan. Dùng Đài loan làm nguồn cảm hứng cho các phong trào ly khai của các dân tộc đang bị áp bức.
Phần 4. Là gạt TQ ra khỏi ghế thành viên thường trực HDBA LHQ. Nói thêm về phần này một chút.
Mọi người chắc còn nhớ cái ghế thường trực này vốn là của... Đài loan mà TQ với sự hỗ trợ của LX đã " cướp " được. Vậy công nhận Đài loan là quốc gia độc lập thì trả ghế này lại cho Đài loan là điều hợp lẽ. Và nước Nga của Putin hiện nay chắc không quên " mối thù " với TQ. Bởi LX là kẻ giúp đỡ TQ nhiệt thành nhất để cướp lấy ghế từ Đài loan. Nhưng TQ trả ơn bằng cách... đâm sau lưng LX. Nguyên nhân LX sụp đổ có phần " giúp sức " từ TQ không ít. ( tôi sẽ có bài viết về đề tài này ).
Bởi vậy nước Nga hiện nay chả dại gì ủng hộ TQ mà không bỏ phiếu ủng hộ Đài loan lấy ghế. Chí ít cũng bỏ phiếu trắng để đổi lại các biện pháp nới lỏng cấm vận của Mỹ hơn là chuốc thêm các biện pháp cấm vận ngặt nghèo hơn nữa. Đây là bài học nhãn tiền của LX khi ủng hộ TQ chiếm ghế Đài loan. Và nước Nga khao khát sửa chữa sai lầm này hơn cả... Mỹ.
Mà cuộc chiến này khi đến giai đoạn 2 phần 4 này thì đương nhiên và buộc phải áp dụng giai đoạn 3.
Giai đoạn 3.
Đây là giai đoạn cuối cùng ( không kể giải pháp quân sự ).
Giai đoạn này chỉ có một phần. Đó là cuộc chiến tranh lạnh và toàn diện với TQ bắt đầu từ việc... các quốc gia đồng minh ( kinh tế , quân sự , chính trị ...) của Mỹ đồng loạt lên án TQ và đình chỉ các hiệp định đã ký với TQ song song đó là rút nhân viên ngoại giao về nước và cắt đứt quan hệ thương mại , văn hóa , quân sự...với TQ.
Chỉ sơ sơ ta thấy trong tay ông Trump có quá nhiều lựa chọn tốt để tấn công TQ.mà chỉ cần vài cái trong đó cũng đủ để TQ sụp đổ kinh tế. Kéo theo sụp đổ chế độ.
Trong khi đó TQ có cái gì để đấu với ông Trump ?
Sau khi định lôi kéo các đồng minh của Mỹ lập liên minh kinh tế làm đối trọng nhưng bất thành, dù TQ có hứa hẹn rất nhiều ưu đãi . Bởi ai cũng biết chính sách tráo trở của TQ.
Vậy TQ chỉ còn mỗi cái áp thuế lên hơn 200 tỷ đô hàng hóa,  TQ thua xa Mỹ với hơn 500 tỷ đô hàng hóa.
Nghe nói mới giai đoạn 1 phần 2 là áp thuế 200 tỷ đô hàng thì TQ đã có dấu hiệu tung cờ trắng.
Nhưng với bản chất gian manh của TQ tôi nghĩ là các nhượng bộ của TQ rất hạn chế và mang tính đối phó câu giờ cho hết nhiệm kỳ tổng thống Mỹ , đợi tổng thống sau lên hy vọng sẽ khác. Đây là sự suy nghĩ rất ấu trĩ của các cố vấn cho Tập Cận Bình. Bởi dù cho là tổng thống của cộng hòa hay dân chủ đều sẽ đi theo con đường này do Trump vạch ra. Người đi trước đã thắng lợi mà ít thiệt hại cho Mỹ thì cớ gì không chọn con đường đó ? 
Đến đây sẽ có người hỏi là ... nếu " tử huyệt " của TQ là dầu thì không lẽ các đời tổng thống trước của Mỹ không lẽ không nhìn thấy ? Mà phải đợi đến bây giờ ?
Tôi xin trả lời là : đương nhiên họ có nhìn thấy. Nhưng nhìn thấy là một chuyện có dám đánh vào đó hay không lại là chuyện khác.
Như ông Obama là một mẫu chính khách sa lông. Đây là mẫu người rất có tài hùng biện ăn nói thuyết phục công chúng bằng... lời nói hơn là hành động. Mẫu người này khi gặp vấn đề nan giải thì họ thường chọn phương án an toàn ít mạo hiểm. Vì họ tin là nếu xung đột thương mại với TQ thì dù cho TQ thiệt hại 10 thì Mỹ thiệt hại ít cũng 8 phần. Thế là họ chọn phương án an toàn cho kinh tế Mỹ và cũng là sự an toàn cho các tập đoàn tài phiệt Mỹ đồng nghĩa với sự an toàn cho nhiệm kỳ tổng thống.
Còn Trump là mẫu doanh nhân nên rất ưa ... mạo hiểm và càng muốn thử thách, nên gặp vấn đề nan giải thì sẽ chọn phương án có nhiều thử thách và ẩn số.bởi ông ta làm tổng thống không phải muốn đc ghi tên vào lịch sử nước Mỹ để lưu danh muôn thuở. Mà ông ấy muốn  thử thách để làm việc tốt cuối cùng của cuộc đời dành cho nước Mỹ trước khi sang bên kia thế giới.

Theo mọi người thì khả năng TQ chịu đựng đến phần mấy của giai đoạn nào trong cuộc chiến này rồi tung cờ trắng ? 
Và ông Trump bỏ qua cho TQ phần nào khi họ đã tung cờ trắng ?
Hoàng Thái Dương




Không có nhận xét nào