Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về các danh từ liên quan tới Cao Miên trong bộ sử dịch Đại Nam Thực Lục

Về các danh từ liên quan tới Cao Miên trong bộ sử dịch Đại Nam Thực Lục Nếu bạn đọc bài mình viết về thuyết của thầy Nguyễn Văn Nghệ (xem &g...

Về các danh từ liên quan tới Cao Miên trong bộ sử dịch Đại Nam Thực Lục

Nếu bạn đọc bài mình viết về thuyết của thầy Nguyễn Văn Nghệ (xem >> http://www.thesaigonposts.com/2018/11/ve-nhan-inh-cao-mien-hay-chan-lap-cua.html) , mình có nêu rõ với cứ liệu là các cán bộ Viện Sử Học đã tùy tiện mà dịch bậy tên nước Cao Man 高蠻 thành ra Cao Miên 高綿.  



Như vậy nếu bạn là các nhà nghiên cứu địa danh Cao Miên / Cao Man, xin bạn rất cẩn thận khi dùng bản dịch Viện Sử Học.  Cũng như nhiều lần mình đã đưa ra, chúng ta hoàn toàn không biết những lỗi này là do các cán bộ Viện dịch ẩu hoặc do họ cố tình dịch bậy bẻ cong lịch sử.

Nếu bạn ủng hộ thuyết Cao Man có từ thời vua Thiệu Trị thì xin bạn suy nghĩ lại, vì mình có nêu rõ là Cao Man đã có từ thời vua Minh Mạng, độ năm 1833-1835 (xem https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2118360408414910).

Và đáng buồn hơn, đó là các cán bộ Viện Sử Học đã tự ý chú thích bậy vào sử kiện.  Ví dụ đoạn sử kiện trong Đại Nam Thực Lục Đệ Tam Kỷ Quyển LXIII, Bính Ngọ, Thiệu Trị năm thứ 6 [1846], mùa đông, tháng 12, "Giao xuống cho đình thần và những viên khâm điểm ở các địa phương hội bàn. Họ đều nói : “Nước Cao Miên đời cổ gọi là nước Chân Lạp, tiếp giới với phía nam [nước ta], từ trước làm tôi thờ bản triều, đã trải đời nọ đời kia. Khoảng năm Gia Long [1802-1819] bị nước Xiêm lăng bức. Thế tổ Cao hoàng đế ta sai quan đến bảo hộ, trấn trị cõi đất, yên định nhân dân. Người Xiêm sợ không dám cử động gì. Khoảng năm Minh Mệnh [1820-1840], người Xiêm ngầm mưu đánh úp, Phiên [Mên] vương là Chăn, một mình chạy lạc lõng, đến nương náu ở tỉnh Vĩnh Long...".

Khi mình đọc đoạn dịch này và so sánh với bản Hán ngữ, thì mình bật ngửa vì trong bản Hán ngữ, tên nước Cao Miên 高綿 trong đoạn dịch "Nước Cao Miên đời cổ gọi là nước Chân Lạp" hoàn toàn không có, mà đáng ra tên nước là Cao Man 高蠻. Và [Mên] trong đoạn "Phiên [Mên] vương là Chăn" hoàn toàn chưa bao giờ có trong bản Hán ngữ cả, nên chúng ta không biết các cán bộ Viện Sử Học đã dựa vào đâu mà chú thêm chữ [Mên] nào đó cho danh từ Phiên Vương (nghĩa là tại sao cán bộ Viện Sử Học lại chọn chữ Mên mà không là Cao Man chẳng hạn) (và từ bao giờ mà chú bậy Mên mà không viết rõ thêm tại sao chú Mên là chấp nhận được trong việc dịch thuật bạn nhỉ) ? 

Mình chưa dò kỹ hết các sử kiện thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức xuống luôn tới hết thời Đồng Khánh về chữ Cao Miên / Cao Man / Mên này.

Nhưng hy vọng nếu bạn đọc bài viết này, bạn hãy coi chừng nếu bạn dựa vào bản dịch Quốc ngữ của Viện Sử Học khi tra về cụm từ Cao Miên, vì có thể sự dịch thuật của Viện Sử Học rất có vấn đề đó bạn.

Có khi bạn hãy tự học Hán ngữ và dò từ từ nếu bạn yêu mến sử Việt.  Chúng ta không phủ nhận công lao của các cán bộ Viện Sử Học đã đóng góp rất nhiều cho công cuộc dịch thuật sử học nước nhà, nhưng những cục sạn như vậy là những điều mà các cán bộ Viện Sử Học nên xấu hổ.  Sử dịch sai một chữ đã là có thể giết chết cả một thế hệ, làm thế nào mà cả nhóm dịch giả cán bộ Viện Sử Học lại có thể dịch Cao Man là Cao Miên, hay hào hữu là "bọn cường hào gian ác" lẫn đủ thứ vấn đề trong công cuộc dịch thuật Đại Nam Thực Lục như bản dịch chúng ta đang cầm trong tay hiện nay được nhỉ ? 

Xin bạn cẩn thận.

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo