Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

VÒNG QUAY NHÂN QUẢ

VÒNG QUAY NHÂN QUẢ Một mình bạn, tôi hay vài nhóm người khác nữa cũng không thể hít hết khí trời; không thể uống hết nước sông, hồ, ao; khôn...

VÒNG QUAY NHÂN QUẢ

Một mình bạn, tôi hay vài nhóm người khác nữa cũng không thể hít hết khí trời; không thể uống hết nước sông, hồ, ao; không thể đánh bắt hết hải sản ở biển, vịnh; không thể ở hết những mảnh đất trên lãnh thổ đất nước; không thể chặt hết cây ở rừng; chẳng thể lấy hết thực vật hay săn bắt hết động vật tự nhiên. Nhưng cũng chính vì thế, chúng ta đều trở thành những con người phụ thuộc chéo lẫn nhau bởi những chuỗi luân chuyển thức ăn hoặc các sự tác động của môi sinh một cách liên tục và rộng khắp.

Và vì vậy, nếu chúng ta chỉ khai thác và huỷ hoại những sinh vật và thiên nhiên, chúng ta cũng không bận tâm xem chúng có thực sự an toàn cho việc sử dụng chúng hay không, chúng ta sẽ không thể có đủ những thứ trên hoặc nếu có thì cũng không thể đảm bảo an toàn cho sự sinh tồn của mình. Chúng ta sẽ nhiễm bệnh (virus, vi trùng, vi khuẩn), tích tụ độc tố, hấp thụ những hoạt chất có tính bào mòn thể chất, gây hại cho những sự trao đổi và chuyển hoá chất trong cơ thể. Chúng ta trở thành nạn nhân của chính chúng ta trong các mắt xích liên kết của các hành vi xã hội hoá trong quá trình sinh tồn của mình.

Chúng ta không thể nhận biết và kiểm soát được hết những mối nối cách biệt khác của những sự hoán chuyển đối với các hành vi tương tác liên tục và rất phức tạp trong cuộc sống hướng đến chúng ta. Mỗi chúng ta chỉ như một nút liên kết trong mạng nhện đa tầng và hỗn tạp trong toàn thể sự liên hệ và vận hành của xã hội.

Do vậy, chúng ta có hai trách nhiệm: thứ nhất là luôn kiểm soát nghiêm ngặt các đối tượng được luân chuyển đến mình làm sao để những thứ đó không có tính gây hại; và thứ hai là phải đảm bảo chúng được tiếp chuyển tới những người khác cũng với một tình trạng ít nhất là tương tự như vậy hoặc phải tốt hơn lúc trước. Nếu mỗi cá thể mối nối trong chuỗi sinh tồn có tính xã hội hoá ngày càng cao và phức tạp không thể thực hiện tốt hai nhiệm vụ ấy, tất thảy chúng ta sẽ bị lây nhiễm theo hiệu ứng dây chuyền và lan rộng không thể kiểm soát hay khắc phục được. Và những thành tố liên kết, khi đó trở nên thoái hoá và bất dung với phần còn lại, sẽ bị cô lập và cách lý khỏi hệ thống chuỗi liên kết này.

Nhìn nhận đồng thời ở hai khía cạnh với nhận định trên: thứ nhất là giữa các quốc gia với nhau trong thời đại toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng - những quốc gia có cùng hoặc tương đồng về hệ giá trị sẽ liên kết chặt chẽ với nhau và ly tâm với những nhóm quốc gia, dân tộc quá khác biệt hoặc không thể dung hợp; và thứ hai là trong lòng một quốc gia - những nhóm cá thể suy thoái sẽ bị tách biệt theo từng phạm vi và mức độ nhất định cho đến khi nó có thể được sửa chữa và trở lại chuẩn mực theo lẽ thông thường.

Những dòng sông, những mặt biển cả, những cơn gió trên bầu trời, sẽ hoà trộn, đem đến và phủ lấp chúng ta bằng những gì mà chính chúng ta đã cho đi. Bởi thế, chỉ khi biết tạo nên những điều tốt đẹp cho thiên nhiên, chúng ta sẽ nhận lại sự tốt đẹp từ chúng. Bằng không, chúng ta phải tự mình gánh lấy những hậu quả của những gì do chính chúng ta khởi tạo ra.

Lê Luân



Không có nhận xét nào