Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

HÃY GÓP LỜI, CHO BỚT NỖI ĐAU.

HÃY GÓP LỜI, CHO BỚT NỖI ĐAU. . Sáng nay, bảy người ở Vĩnh Phúc lìa đời khi đi đưa đám tang người thân. Khi xem bản tin trên báo chí, tôi ch...

HÃY GÓP LỜI, CHO BỚT NỖI ĐAU.
.
Sáng nay, bảy người ở Vĩnh Phúc lìa đời khi đi đưa đám tang người thân.
Khi xem bản tin trên báo chí, tôi chợt nhớ ngay một điều mà tôi định viết bấy lâu nay.
Giây phút này tôi lẩn thẩn nghĩ: Ai đó, hoặc tôi hô lên một tiếng, rồi mỗi người một câu về cái nét “Không giống ai” trong việc tang ma ở ta, có thể đã ngăn chặn bớt chút nào những câu chuyện tang thương này.
.
Tôi chứng kiến một đám ma bà cụ dư 80 tuổi, mẹ của một Sếp lớn ở Hà nội tại huyện Thanh Ba đầu năm 2018.
Đoàn xe ô tô con từ HN, Hải Phòng và các tỉnh lên đậu từ nghĩa địa ở đốc Chìa vôi sát Yên Khê vào gần nhà máy rượu Đồng Xuân, có nhẽ đến dư trăm chiếc.
Những người đến đây (cũng như nhiều đám ma to khác) gồm hai diện:
Diện thứ nhất là thân quyến.
Diện thứ hai là những bè bạn, lính lác, người chịu ơn người nằm đó hoặc chịu ơn con cái họ.
Trong “diện thứ hai” này có ba nhánh:
1.Những người có thành ý.
2.Những người đến chỉ để có mặt, để “ghi điểm” với Sếp.
3.những người đến theo nghĩa “trả nợ”. Anh đã đếm thăm viếng mẹ tôi thì tôi đến thăm viếng đám này.
Tạm khoanh chừng ấy thôi.
Đã thấy nó phiền đến như thế nào.
Vì cái như là “Lệ làng” này tồn tại và phát triển, trở thành những dàng buộc không tên.
Không đi thì áy náy.
Đi thì phiền phức cho cả người đi và người tiếp đón.
Ở đây cần điểm một nét có thật này:
Do hoàn cảnh, nhiều khi xong đám, tang chủ chả biết đã có những ai đến thăm cả…
Hôm nay tôi viết những dòng này, không hẳn để bộc lộ về thứ văn hóa ứng xử khá dềnh dàng, ước lệ, phiền phức ở xứ mình mà tôi lưu ý đến vấn để “sở trường” của tôi là…Giao thông.
Đám ma tôi nếu trên ở Thanh Ba Phú Thọ mà tôi chứng kiến, chưa hẳn là đám “to” nhất.
Nhưng nó đã góp vào mặt đường hàng trăm chuyến xe, tăng thêm đáng kể tiềm năng hiểm nguy, va chạm dẫn đến mất an toàn.
Chỉ hai năm nay thôi, ở Việt Nam có không ít hơn dăm chục vụ đám ma, đám hỏi, đám cưới, chuyến thăm viếng mộ phần bị tai nạn khiến nhiều người chết.
Câu chuyện sáng nay ở Vĩnh Phúc không phải chuyến xe rủi ro cuối cùng.
Nỗi đau này xuất phát từ những tư duy bé nhỏ, từ những ước lệ, tiền lệ không còn phù hợp với xã hội mới nữa.

Khi đi nước ngoài, tôi thường tìm hiểu kỹ về những nội dung tổ chức tang chế, lề thói, tập tục thì thấy nó khác bên ta rất nhiều: nó gọn, thành tâm, trang trọng và ngắn gọn.
Nó không dùng cả hecta đất để tạo mộ, nó không dình dang vài ngày để làm khổ mọi người.
Đặc biệt ở Malaysia, dân đạo Hồi có một tục lệ rất đáng lưu ý:
Chôn người chết càng nhanh càng tốt, không quá 12 giờ. Khi chôn, không có quan tài. Người thân rắc hoa xuống huyệt mộ rồi người ta đặt người mới chết xuống. Người tân tiếp tục rắc hoa lên chốc rồi mới lấp thành một ngôi mộ nhỏ. Họ đóng cọc đánh dấu xong, là xong.
Hàng chục triệu gia đình như thế ở nước này, thấy vẫn phát triển và thịnh vượng.
Hôm ở Volgograd bên Nga, tôi thấy có một đám ma đưa một ông Viện sỹ, cựu đại tá đi, đám chỉ có 19 người đưa tiễn.
Nhưng khi chôn xong. họ ở lại đọc kinh, ăn bánh kẹo, chuyện trò thêm khoảng hai giờ sau khi chôn, rất chân tình, rất tình cảm.
Bao giờ chúng ta cùng thấy là phải thay đổi?.
Bao giờ người không đi đám không phải áy náy với tang chủ?.
Bao giờ tang chủ cảm thông và không lấy làm nặng nề khi người này người kia không đến đám ma nhà mình?.
Bao giờ cộng đồng thấy đám ma nhà kia “bé’, gọn, trang trọng mà kính trọng?.
Thì bấy giờ, xã hội sẽ phát triển hơn.
Và bấy giờ sẽ ít hơn, hình ảnh ở Vĩnh phúc hôm nay!.
27/3/2019
Nguyễn Huy Cường











Không có nhận xét nào