Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

PHÁT BIỂU "VIỆC CÁC EM BÉ BỊ NHIỄM SÁN LỢN KHÔNG CÓ GÌ NGUY HIỂM LÀ TÀN NHẪN VÀ KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM.".

PHÁT BIỂU "VIỆC CÁC EM BÉ BỊ NHIỄM SÁN LỢN KHÔNG CÓ GÌ NGUY HIỂM LÀ TÀN NHẪN VÀ KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM.". Về bệnh ấu trùng sán lợn, ...

PHÁT BIỂU "VIỆC CÁC EM BÉ BỊ NHIỄM SÁN LỢN KHÔNG CÓ GÌ NGUY HIỂM LÀ TÀN NHẪN VÀ KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM.".

Về bệnh ấu trùng sán lợn, tôi không phải ngành y nên mới nhờ Tiến sĩ Vi sinh học tra cứu giúp. Thì ra đó là bệnh nguy hiểm, có thể gây chết người. Vì thế cách chống chế của địa phương và cách truyền thông của Bộ Y tế là chưa thể hiện hết tinh thần trách nhiệm đối với sức khoẻ, tính mạng của người dân, đặc biệt đây là tính mạng của trẻ em. 

Dưới đây là bài tóm tắt:

BỆNH ẤU TRÙNG SÁN LỢN (CYSTICERCOSIS)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 3 loài sán dây có thể gây bệnh cho người là Taenia solium (sán dây heo), Taenia saginata (sán dây bò), và Taenia asiatic. Trong đó, chỉ có sán dây heo có thể gây bệnh nghiêm trọng cho người. 

Người có thể nhiễm sán dây lợn qua 2 cách: (1) ăn thịt heo có chứa nang sán không được nấu chín phù hợp, ấu trùng sán vào ruột người phát triển thành sán dây trưởng thành, ký sinh trong ruột, đẻ trứng, trứng sán theo phân ra ngoài; (2) ăn, uống hay nuốt phải trứng sán, dẫn đến sự di hành và phát triển nang sán trong các mô, đặc biệt là não, gây bệnh ấu trùng sán lợn ở não (neurocysticercosis). 
Như vậy, người có sán trong ruột không chỉ bị bệnh ký sinh trùng ruột, mà là nguồn phát tán trứng sán ra môi trường gây nhiễm cho những người trong gia đình và trong cộng đồng, dẫn đến bệnh ấu trùng sán lợn ở não.

Các triệu chứng của bệnh có thể thấy như: nhức đầu, co giật, động kinh, mù. Bệnh có thể dẫn đến tử vong. Ở các quốc gia còn heo và người nhiễm sán lợn, bệnh bệnh ấu trùng sán lợn ở não là một nguyên nhân hàng đầu gây động kinh ở cả người lớn và quan trọng ở trẻ em. 

Như vậy, nói rằng việc các em bé bị nhiễm sán lợn không có gì nguy hiểm là tàn nhẫn và không có trách nhiệm. 

Việc cho rằng tỉ lệ dương tính sán lợn của các em bé xét nghiệm trong những ngày gần đây ở Bắc Ninh, 11,9%, "chỉ xấp xỉ bằng mức nhiễm bình quân chung 12% của 55 tỉnh, thành phố” là không hiểu biết hay không trung thực. Không chỉ 11,9% là tiệm cận cao nhất của kế quả thống kê. Kết quả thống kê này là của cách đây 10 năm (năm 2009). Trong 10 năm qua, Chính phủ và các ban ngành các cấp từ trung ương đến địa phương đã có bao nhiêu cố gắng trong kiểm soát sát sinh và an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ em. Có thể nói hay không: việc sử dụng con số 11,9% thấp hơn 12% là ngụy biện, nhằm che đậy bao dung cho việc làm sai trái vô đạo đức của công ty cung cấp thức ăn và ban giám hiệu, giáo viên các trường? 

Nguồn tham khảo
https://edition.cnn.com/2015/01/20/health/tapeworms-invade-brain/index.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_%E1%BA%A5u_tr%C3%B9ng_s%C3%A1n_l%E1%BB%A3n
Taenia solium Cysticercosis, The Lancet 362(9383): 547-556.



Hình: Search Google cụm từ Cysticercosis: bệnh ấu trùng sán lợn sẽ ra nhiều hình ảnh, trong đó có những hình ảnh cộng hưởng từ của người mắc bệnh ấu trùng sán lợn ở não cho thấy nhiều nang sán trong não. 

** Sán gạo heo là một trong những bệnh có thể gây chết người. Bệnh này có thể xóa bỏ dễ dàng nhờ kiểm soát sát sinh và An toàn thực phẩm mà để cho trường học (là nơi các em được bảo vệ) nhiễm sán từ thức ăn là không chấp nhận được.

Thân ái
LMC




Không có nhận xét nào