Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỪ THANG TRE ĐẾN THANG MÁY

TỪ THANG TRE ĐẾN THANG MÁY Phi lộ : Người ta nói lịch sử để lại những bài học bởi vì dù các sự kiện lịch sử diễn ra không bao giờ giống hệt ...

TỪ THANG TRE ĐẾN THANG MÁY

Phi lộ : Người ta nói lịch sử để lại những bài học bởi vì dù các sự kiện lịch sử diễn ra không bao giờ giống hệt nhau “không ai tắm 2 lần trên cùng một dòng sông” nhưng có một điều : Nguyên nhân giống nhau thì kết quả sẽ giống nhau, chính vì điều đó mà mới có “bài học lịch sử”. Cũng như từ thang tre rồi sẽ có thang máy và những câu chuyện xảy ra với thang tre sẽ giống như thế (tuy không hoàn toàn) ở thang máy.

Dẫn chuyện :

"1942 Khoảng cuối năm
Hồ Chí Minh ghi bài thơ “Tặng cháu Nông Thị Trưng”, trên trang đầu quyển vở Người biên dịch tác phẩm Phép dùng binh của ông Tôn Tử:

Vở này ta tặng cháu yêu ta,
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là.
Mong cháu ra công mà học tập,
Mai sau cháu giúp nước non nhà .

 Trích : Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 3- Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2006

Bàn : Dù “cháu yêu” ta hay “yêu cháu” cũng phải nhớ phép dùng binh Tôn Tử. Mấy cậu như Thủy Vũng Tàu, Linh Đà Nẵng không học sách này nên bị tó.

Hồi ký của bà Trưng tên thật là Nông Thị Ngát :

Cái tết năm 1942 (bà Trưng lúc này 22 tuổi) là cái tết đầu tiên tôi phải sống xa gia đình nên không sao tránh khỏi nỗi nhớ nhà, tôi xin Chú:

- Thưa Chú, tết này Chú cho cháu về quê để gặp bà con trong xóm!

Chú cười và nói:

- Cháu thật dại, kẻ địch rất chú ý đến ngày Tết của dân tộc, để rình mò bắt cán bộ cách mạng vì nó biết là ngày Tết thế nào những người thoát ly đi hoạt động bí mật sẽ về nhà thăm gia đình. Thế mà cháu còn xin về địa phương trong dịp Tết thì chẳng khác gì cháu tự đưa mình vào miệng cọp. Cháu muốn về, qua Tết xong Chú sẽ cho cháu về.

Nghe Chú nói vậy, tôi ngồi một chỗ, nước mắt cừ tràn ra. Các thứ ngon như bánh khảo, cam, bỏng... Chú đưa cho tôi, Chú còn chặt cả còng gà đưa cho tôi, Chú nói:

- Quà tết của cháu đây, cháu ăn đi, đừng khóc, đừng khóc nữa. Qua Tết, chú cho đi... 

Rồi Chú cũng cảm động, giọng nói của Chú khác hơn lúc bình thường” 

Trích : Những ngày sống gần Bác - Hồi ký của bà Nông Thị Trưng - Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Cao Bằng xuất bản - 1990. Trang 49, 51).

Bàn : “ Giọng nói của Chú khác hơn lúc bình thường”- Chi tiết thần sầu.

Và kết thúc, “Đi tìm cái thang đã mất” :

“…Điều tôi đặc biệt lưu ý trong hồi ký của bà Nông Thị Trưng là chiếc thang tre bắc lên lán 3 (lán Bác Hồ ở).

Là dân miền núi, nhưng tôi không thể tưởng tượng ra chiếc thang tre đặc biệt này, tôi đem điều đó phàn nàn với nhà nghiên cứu Vương Hùng, người thầy, người anh, người bạn của tôi, một thời là Phó Ty Văn hóa Cao Bằng. Ông Vương Hùng bảo: “Trong Bảo tàng Cao Bằng có lưu giữ chiếc thang tre của Bác Hồ ở lán Khuổi Nặm từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, sau đó Bảo tàng Việt Bắc lên lấy về Thái Nguyên cùng 2 chiếc trống đồng to”.

Thông tin của ông Vương Hùng làm tôi thật sự phấn khích. Tôi xuống ngay Thái Nguyên tìm. Bạn bè Thái Nguyên mách nên về Hà Nội tìm ở chỗ anh Chu Đức Tính.

Tôi xuống Bảo tàng Hồ Chí Minh, xin vào “tìm chiếc thang” ở kho tư liệu nhưng việc không thành. Quay ngược trở lại Thái Nguyên, tôi cậy nhờ chị Nguyễn Thị Lệ Thu, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng anh Hưng làm ở phòng di sản, giúp lần tìm manh mối. Một tuần sau anh Hưng điện bảo “Cái thang ấy trả về Cao Bằng lâu rồi!”.

Tôi lại trở về Cao Bằng, bắt đầu lại từ điểm xuất phát, hỏi bảo tàng Cao Bằng, hỏi Khu Di tích Pác Bó... Chẳng ai biết chiếc thang tre từ thời xa xưa cả. Đột nhiên giữa tháng 8-2012, anh Phùng Chí Kiên, Giám đốc Bảo tàng Cao Bằng điện thoại bảo tôi: “Thấy rồi, thấy rồi!”.

Tôi lao vội đến chỗ anh Kiên, anh liền dẫn tôi vào một căn nhà xây 2 tầng, chỉ tay lên phía trên cầu thang: “Thang ở trên đầu chúng ta”.

Tôi ngước nhìn, thấy một chiếc thang tre cũ kỹ gác áp vào trần nhà. Phùng Chí Kiên cho người đem cái thang xuống, đưa ra sân rộng của Bảo tàng, gác lên gốc cây để tôi chụp ảnh.

Đó là một chiếc thang được làm bằng một cây tre gai bổ đôi, dài 3,3m, đầu dưới rộng 45 cm; đầu trên rộng 29cm, có 8 bậc. Phùng Chí Kiên khẳng định: “Đây là chiếc thang tre Bác Hồ dùng ở lán Khuổi Nặm năm 1941”.

Đầu tháng 11-2012, trong buổi tiếp đoàn học giả Trung Quốc do giáo sư Hoàng Tranh dẫn đầu lên khảo cứu Pác Bó, ông Đinh Ngọc Hải, nguyên Giám đốc Khu Di tích Pác Bó thêm một lần khẳng định với tôi: 
- Cái thang tre ấy do tôi xuống Thái Nguyên lấy về. Hồ sơ có ghi rõ: Thang tre Bác Hồ dùng ở Khuổi Nặm.

…. Còn bây giờ, tôi mơ một ngày sẽ được trèo lên chiếc thang tre, như các ông Dương Đại Lâm, bà Nông Thị Trưng đã từng trèo lên gặp Bác Hồ”.

 Trích : Đi tìm cái thang bác Hồ- Hoàng Quảng Uyên.

Bàn : Thôi, khỏi cần bàn ! Bây giờ xài thang máy rồi đâu dùng thang tre nữa.

Ngô Nhật Đăng



Không có nhận xét nào