ĐÂU LÀ TRỌNG TÂM CỦA VẤN NẠN GIAN LẬN THI CỬ. . Từ năm 2011, khi còn công tác tại báo Tầm nhìn tôi đã nêu một giải pháp chống gian lận thi c...
ĐÂU LÀ TRỌNG TÂM CỦA VẤN NẠN GIAN LẬN THI CỬ.
.
Từ năm 2011, khi còn công tác tại báo Tầm nhìn tôi đã nêu một giải pháp chống gian lận thi cử trong phần cuối của loạt bài “GD Việt Nam nhìn từ Ngã tư Bảy Hiền”.
Đó là việc, học sinh học hết cấp III Phổ thông, được cấp một loại “Bằng” có tên gọi: ĐÃ HỌC XONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC.
Là xong.
Thanh niên vào đời bằng tấm giấy này có thể:
Thi vào đại học, Cao đẳng.
Xin học nghề.
Đi du học.
Đi xuất khẩu lao động.
Cùng lúc đó, có một định chế lệnh cho các cơ sở tiếp nhận thanh niên buộc phải tuân thủ theo cái “Chuẩn” này, không đòi hỏi bằng cấp như hiện nay.
Chắc chắn sẽ có nhiều người phản bác và thắc mắc.
Thưa các vị.
8 năm nay người ta chưa làm theo hướng này nhưng ở bình diện cuộc sống, nó vẫn có ý nghĩa của nó.
Chúng ta quan sát thử vài hình ảnh.
Hơn 70 % học sinh tốt nghiệp phổ thông chắc chắn không vào đại học, cao đẳng trong những năm qua, nghĩa là hàng chục triệu thanh niên đã đi làm, đã góp đầu trong đội quân Grab, công nhân ở các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trên toàn quốc và cả ở nước ngoài. Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông tốn kém, căng thẳng mấy năm trước vơi họ vô giá trị.
Vậy, ở góc độ kỹ thuật và tài chính, có thể thấy tính vô dụng của kỳ thi tốt nghiệp hoặc nói cách khác: Chất lượng của lớp thanh niên này nằm ở quá trình học chứ không nằm trong tấm bằng tốt nghiệp mỏng tang. Nhiều người vẫn làm tốt công việc của mình.
Về tiền bạc, để tránh áp lực thi cử (cho đợt thi tốt nghiệp) đương nhiên tránh cả áp lực chi tiêu cho khoản này của cả chục triệu phụ huynh gần mười năm nay cũng là hàng chục ngàn tỷ đồng.
Và, chắc chắn là TRIỆT TIÊU 100% GIAN LẬN THI CỬ ở đợt thi này.
Đó là kỳ thi tốt nghiệp cấp III.
.
Câu chuyện Đại học.
Thực ra, trên thế giới có hai kiểu làm đại học đang được áp dụng.
Kiểu thứ nhất là thi cử.
Kiểu này nếu nghiêm túc, sẽ bảo đảm cho nhà trường đại học tuyển được lớp sinh viên khá đủ trình độ để học.
Nhưng đó là cách nói kiểu nguyên tắc, kiểu pháp lý.
Thực tế thì khác.
Trong ngạn ngữ Việt có câu “Học tài thi phận”. Vẫn có một sai số dành cho những em học lực không tệ nhưng thi hỏng.
Trong phần này tôi chưa “Đụng” đến diện tôi tạm gọi là “Hà Giang”
Vẫn tiếp phần “Thi cử” này, hãy nhìn số SV phải “Nợ” môn, phải bỏ học vì đuối, phải thôi học vì lực học không ổn ở tuyến đại học, cao đẳng toàn VN rất nhiều.
Nó cho thấy, chất lượng của ngay việc “Thi” có vấn đề.
Ngay khi không có vấn đề gian lận, thì đây không phải là cái gì sáng láng lắm.Nó không phải là một công cụ tin cậy để ngành GD đại học có một lượng SV tốt.
Trong một bài sau, khi đi sâu vào đề tài này tôi sẽ trình làng loại sinh viên năm thứ hai, thứ ba với tình hình chất lượng khiến chúng ta phải sửng sốt. Nó kém, thậm chí nó đớn nát như người chưa học phổ thông. Chuyện này không hiếm. Các cạn chờ đón đọc.
Kiểu thứ 2:
Ở miền bắc Việt Nam có một thời, khoảng đầu những năm sáu mươi, khi ấy cả huyện mỗi năm có chừng dăm chục người học xong cấp III, hệ 10 năm rồi phần lớn vào thẳng đại học.
Cần biết, những sinh viên này, sau này trưởng thành rất tốt. Họ là những cán bộ khoa học đầu ngành, đứng trên bục giảng đại học VN và thế giới là chuyện không hiếm.
Vấn đề ở đây là việc học, cách dạy xưa không như bây giờ. Nó khuyến khich năng lực học hành của SV rất tốt.
Ngay bây giờ, nhiều trường đại học tiếp nhận sinh viên trên thế giới không qua thi cử, chỉ xét đến quá trình học tập và với công nghệ giảng dạy, phương thức đào tạo tốt, họ có thể đào tạo được những cử nhân chất lượng.
Một góc độ khác thể hiện qua hình ảnh sau đây:
Một vị phó chủ tịch huyện, học xong cấp III, đi bộ đội vài năm, về hậu phương có cơ gì đó vào công tác rồi phấn đấu vài năm, lên được P.Chủ tịch.
Vị này được “Cập nhật” vào học tại chức tại một đại học bằng cách học chưa đến một nửa thời gian của SV học chính quy, nửa thời gian còn lại còn phải bù đầu với cuộc sống, công tác và vẫn…tốt nghiệp.
Cho thấy, cái “Đại học” ở ta không phải cái gì ghê gớm lắm.
Nếu thấy trò nâng “Điểm chuẩn” lên cao vút mỗi kỳ xét tuyển, thực chất chỉ là “Màu mè” thôi, không phải công cụ lọc, để có lớp SV ưu tú, giỏi giang.
Cứ xem, sau kỳ thi đại học, có cả một “phong trào” hạ điểm chuẩn, bới lông tìm vết, xục xạo tìm kiếm và mời gọi, kéo bằng được những thanh niên vừa thi vào thẳng…đại học, là biết!.
Vậy nhưng, trên thực tế vừa bộc lộ một vấn nạn: Chạy điểm, chạy điểm cao để “vào” các trường “son” như trường An Ninh, Quân đội, vì sao?.
Thưa các bạn.
Đó mới là vấn đề.
Đó là một bi kịch lớn của thời đại này với đất nước Việt Nam.
Hãy đặt câu hỏi: “Sao bọn khốn kia không đua nhau vào đại học Mỏ địa chất, Thủy hải sản, Lao động xã hội, Cơ khí chế tạo, Hóa ứng dụng, Thú Y, Xây dựng v.v…?”
Câu trả lời là một thực tế đau lòng, hình như vuột khỏi tầm quan sát của giới truyền thông và các chuyên gia xã hội khi nói về chuyện gian lận thi cử kia.
Nó chính lá tâm lý ăn sẵn, tâm lý ham thống trị, tâm lý vụ lợi khi chọn những trường CA, Quân đội.
Bởi vì, khi học những trường này, SV đã được hưởng nhiều đặc ân hơn những trường khác. Khi ra trường, hầu như phụ huynh không phải cầm vài trăm triệu đi xin việc.
Họ chưa chắc đã vào trường bằng mọi giá để sẵn sàng bảo vệ tổ quốc hoặc xông pha vào những sứ mệnh vinh quang đâu mà nó nhằm vào môi trường BAO CẤP. nhằm vào cái nơi mà thời bình, cống hiến thì ít nhưng hưởng thụ thì nhiều. Họ hướng vào những lợi thế đó, ít nhất là chuyện gia đình không phải “chạy việc” rát bỏng khi ra trường như các lĩnh vực khác.
Nắm được điều đó, điều chỉnh được điều đó, tình hình sẽ ổn ngay.
Ví dụ, sinh viên vào trường Quân Đội sẽ phải khổ luyện ở các đơn vị huấn luyện từ một đến hai năm, ra lửa ra khói, có đủ “điểm thực tế” mới được học tiếp. Ra trường, phải trực ở các đơn vị công tác nơi biên giới, miền núi, hải đảo 3 năm trở lên, sẽ nhiều anh bổ ngửa ra ngay!.
Giữa thời bình mà con quan, mà khá nhiều thanh niên từ mơ mộng đến dành mọi nỗ lực để…không vào những ngành khoa học mũi nhọn gần gũi với công cuộc dựng xây, phát triển đất nước đã là một cái ẩn họa.
Giữa thời bình mà một bộ phận thanh niên vẫn bằng mọi giá tìm vào nơi trú ẩn an toàn, nhàn hạ, dễ tiến thân rất không bình thường là quân đội, CA cũng là một hiểm họa.
Cái cần điều chỉnh, từ Nhà nước, Nhân Dân, từ nhận thức của lớp thanh niên là ở chỗ ấy chứ không phải việc lôi cổ mấy ông chức trách ngành GD vào tù hoặc đuổi học mấy cô chiêu cậu ấm đã bị phát hiện!.
Tình hình này còn nặng nề lắm.
Vài năm tới, không khá hơn được đâu, nó chỉ “Khác” kiểu Hà Giang hôm nay một chút về cung cách thôi.
1/5/4/2019
Nguyễn Huy Cường.
Không có nhận xét nào