Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

ĐỐI THOẠI SHANGRI LA VÀ SÁCH LƯỢC QUÂN SỰ (phần 1)

ĐỐI THOẠI SHANGRI LA VÀ SÁCH LƯỢC QUÂN SỰ (phần 1)  Như đã phân tích về đối đầu địa chính trị Mỹ-Trung có ngoại giao, tình báo, thương mại t...

ĐỐI THOẠI SHANGRI LA VÀ SÁCH LƯỢC QUÂN SỰ (phần 1) 

Như đã phân tích về đối đầu địa chính trị Mỹ-Trung có ngoại giao, tình báo, thương mại thì hôm nay chúng ta đề cập đến vấn đề quân sự. Và vì Mỹ-Trung đã bắt đầu giai đoạn mới “bên bờ vực chiến tranh” gần hơn trước đây nên sự đánh giá toàn diện giai đoạn cũ để chuẩn bị giai đoạn mới là cần thiết.

Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy có sự nhất quán và xuyên suốt từ năm mà Mỹ sẽ đẩy mạnh việc đối đầu với Trung Quốc về vấn đề quân sự cho chiến lược lớn và thông điệp đó được gửi qua các kỳ đối thoại Shangri La (sau đây gọi là đối thoại) từ 2016 đến nay.

Tại đối thoại năm 2016 thì Mỹ thông báo sự hiện diện của khối đồng minh chiến lược. Chúng ta thấy tại đối thoại lần đó có mặt của các nước lớn bắt đầu chính thức bên cạnh Mỹ (và giờ vẫn bên cạnh Mỹ) như Anh, Pháp, Đức, Úc, Ấn, Nhật và New Zeanland, Canada. Tại đối thoại này, Mỹ nói rằng chính phủ mới sẽ kế thừa tiếp chính sách xoay trục Thái Bình Dương thời Obama và phát triển chính sách này sâu rộng hơn.

Trung Quốc năm 2016 cũng thấy điều đó nhưng có phần chủ quan và xem thường. Tại đối thoại 2016, Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng của quân đội Trung Quốc đã phản ứng căng thẳng và hiếu chiến. Đến nỗi ôn hoà như đoàn Pháp còn phải nói là “phía Trung Quốc luôn muốn gây sự”.

Trung Quốc không nói chơi, sau khi Tập cam kết với  Obama sẽ giữ nguyên hiện trạng Biển Đông thì đã vi phạm cam kết. Điều này vừa được Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nhắc lại vừa qua. 

Sở dĩ Trung Quốc dám xé bỏ cam kết này vì Mỹ bầu Trump. Trump không phải nhà chính trị và lâu nay ham kiếm tiền. Con gái của Trump lại có công ty làm ăn kha khá ở Trung Quốc. Chính vì vậy mà tình báo Trung Quốc tung ra luận điểm là Mỹ và Trung Quốc sẽ “không đánh nhau”, Trump vì có lợi ích gia đình làm kinh tế ở Trung Quốc nên sẽ “bán Mỹ cho Trung Quốc”.

Một bộ phận trong giới quan sát chính trị Việt Nam một là bị Trung Quốc mua chuộc nên cố ý, hoặc là tầm nhìn chính trị thấp nên vô tình, đã góp tay tuyên truyền Mỹ và Trump “vì kiếm tiền” nên cuộc hô hào chỉ là để mua lòng dân tuý. 

Đảng CSVN lừng chừng trong việc “chọn phe đồng minh quân sự” lúc này cũng là vì quan điểm của thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng “Trump thắng cử là sự khủng hoảng mô hình chính trị của Mỹ” được đưa ra và một phần dân VN lề trái  ở Mỹ và trong nước tán đồng.

Điều gì xảy ra phía sau việc lề trái VN và tướng an ninh tình báo VN (vốn đối đầu nhau) lại ca chung bài ca “hoài nghi Mỹ và chửi Trump” ? Phải có bàn tay kẻ thứ 3.

Đến đối thoại 2017, Mỹ đã cho thấy cái mà họ nói năm trước. Từ thông báo ra mắt khối đồng minh 8 nước tại 2016 đến việc đặt tên cho chính sách mới là Ấn Độ-Thái Bình Dương. Nghĩa là đã cụ thể hơn, có đồng minh thì phải có chính sách để cùng nhau làm. Có đồng minh lớn mà không có chính sách lớn thì ai sẽ đặt niềm tin.

Tại đối thoại này, điều các nước nhỏ mong muốn trong khu vực là hoà bình và ổn định. Các nước nhỏ ADMM cần Mỹ làm nhiều hơn để các nước nhỏ yên tâm một khi phải “chọn phe” như hàm ý của thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Cũng trong năm này, vì Mỹ chưa rõ kế hoạch chi tiết, đảng CSVN cử Thứ trưởng Công an  Bùi Văn Nam dẫn đoàn đi Shangri La để tỏ ra một thông điệp là Việt Nam chưa có quyết sách chọn đồng minh trong quốc phòng mà phải là vấn đề an ninh trước nhất.

Cũng vì cái này mà bên trong nước, người ta cho là đảng muốn giảm vai trò an ninh đối ngoại của tướng Tô Lâm để ông Bùi Văn Nam lên thay. Trung Quốc thấy vậy bèn tung tin ly gián thêm, nói là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không muốn ông Tô Lâm lên đại tướng, là “trong Bộ Công An có hai bộ công an”.

Đến đối thoại 2018, để đáp ứng nhu cầu chính đáng và hợp lý của các nước nhỏ, Mỹ cụ thể hoá chính sách. Các thông điệp mà Mỹ đưa ra lúc đó là ổn định, trấn an và răn đe. Nghĩa là Biển Đông phải ổn định (để tất cả còn làm ăn), trấn an là Mỹ hứa thì Mỹ sẽ làm, và răn đe Trung Quốc. 

Ba thông điệp này để các nước yên tâm trong việc “chọn phe theo Mỹ”.

Lúc này vì quan hệ lâu đời của hai đảng anh em và sự hoài nghi cố hữu về Mỹ, đảng CSVN tuy có cử phái bộ quốc phòng tham dự nhưng phát biểu thận trọng và được đánh giá là “nhạt” để chờ Mỹ làm. Chính vì hiểu cái này nên tôi đã viết bài “Thực chất hoá chiến lược” ngay sau đối thoại 2018 để nhắc nhở dư luận là Biển Đông sẽ là trọng tâm nổi sóng trong tương lai. 

Một khi Mỹ đã có 3 cam kết chi tiết, cụ thể thì chắc chắn đối đầu Trung-Mỹ về thực chất sẽ sớm xảy ra. 

Cũng chính vì biết Mỹ sẽ thi hành thực tế kế hoạch “đánh Trung Quốc”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới chỉ đạo Bộ chính trị và ban bí thư có khoá học tập chuyên đề để “thay đổi đường lối đối ngoại trong tình hình mới” sau đối thoại 2018. Sau khi thấy đảng đã công bố việc này, tôi mới lưu ý thêm là “Mỹ muốn chiến tranh”.

Từ đối thoại 2018 đến đối thoại 2019, các bạn thấy là ba thông điệp Mỹ đưa ra cho chính sách quân sự tại Biển Đông thì Mỹ đều có làm. Đó là phái bộ quân sự Indo-Pacific thăm Philippin để trấn an vụ Thị Tứ, thăm Việt Nam khi có tin đồn bất ổn về Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để đảng CSVN yên tâm Mỹ sẽ giúp nếu có nước nào muốn gây rối (thông điệp bảo vệ). Là các chuyến đi con thoi của ngoại trưởng Pompeo ở Asean và ủng hộ tài chính (bảo hộ). 

Cũng trong giai đọan này, để gần Mỹ hơn, đảng CSVN phong đại tướng cho Tô Lâm và tiếp tục để ông đảm nhiệm an ninh tình báo đối ngoại như một sự thể hiện cho Mỹ và các đồng minh thấy đảng CSVN có sự lựa chọn dần. Hiển nhiên điều này làm Trung Quốc không vui. 

Trung Quốc không vui nên tiếp tục quân sự hoá Biển Đông tiếp và đẩy mạnh chiến tranh tàu cá là hai mũi nhọn mà Trung Quốc quyết tâm làm. Và vì các nước nhỏ cần thực chất, Mỹ bèn đưa chiến tranh tàu cá vào danh mục đối đầu quân sự cho Hải quân Mỹ. Bên cạnh đó là dự luật trừng phạt Biển Đông mà hai đảng Mỹ vừa thống nhất trình. 

Trung Quốc lồng lộn với đoàn Mỹ tại Shangri La 2019 chủ yếu là vì hai điều này sẽ bẻ gãy các chiến thuật bành trướng hữu hiệu lâu nay của họ tại Biển Đông, là góp phần làm các nước nhỏ thực sự chọn phe theo Mỹ. Mất vũ khí thì ai mà không tức giận ?

Để góp phần đổ thêm dầu vào lửa, sau khi hai đoàn Mỹ-Trung khẩu chiến tại đối thoại hôm nay, Ủy ban quân sự của Hạ Viện Mỹ đã có 3 nghị sĩ phát biểu tán đồng quan điểm cứng rắn mà Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Shanahan vừa trình bày. 

Ba nghị sĩ vừa phát biểu thì một người trung lập, một thuộc Cộng Hoà và một thuộc Dân Chủ là một thông điệp mà Mỹ gửi ra cho thế giới và Trung Quốc thấy. Nghĩa là toàn hệ thống chính trị Mỹ dù là phe nào đều đứng sau quan điểm cứng rắn về quân sự của Mỹ hiện nay.

Đây cũng là lời tuyên bố chính thức cho sự thay đổi chính sách của Mỹ với Trung Quốc. Thay đổi từ “Kềm chế” sang “chuẩn bị” rồi “đối đầu”.

“Để có hoà bình thì phải chuẩn bị chiến tranh”. Đó là thông điệp kết luận của Ủy ban Quân Sự Hạ Viện Mỹ. Tôi cho đó cũng là thông điệp trong tư duy các nước dự Đối thoại Shangri 2019 này.

H.M 

Bài sau sẽ phân tích về chiến lược bao vây quân sự để ép Trung Quốc bên ngoài và quấy rối dân sự bên trong sau đối thoại Shangri La 2019 này.












Không có nhận xét nào