Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NHỮNG ĐỨA CON RƠI CỦA Võ Văn Kiệt

Những đứa con rơi của võ văn kiệt NHỮNG ĐỨA CON RƠI CỦA Võ Văn Kiệt Võ Văn Kiệt còn có bí danh là Sáu Dân, Chín Hòa, Chín Dũng,....

Những đứa con rơi của võ văn kiệt
NHỮNG ĐỨA CON RƠI CỦA Võ Văn Kiệt

Võ Văn Kiệt còn có bí danh là Sáu Dân, Chín Hòa, Chín Dũng,... tên thật là Phan Văn Hòa, là con thứ chín cũng là con út trong gia đình có tám người con, sáu trai hai gái nên lúc nhỏ Kiệt còn được gọi là Chín Hòa. Cha ruột của Võ Văn Kiệt là Phan Văn Dũng, mẹ ruột họ Võ nên sau này hắn lấy họ mẹ là Võ Văn Kiệt.

Võ Văn Kiệt sanh năm 1922 tại làng Bình Phụng, cái ấp nghèo thuộc xã Trung Lương, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Chín Hòa lớn lên trong nghèo khó theo cha nuôi cũng là chú họ tên là Phan Văn Chi lênh đênh trên chiếc xuồng con gặt thuê cấy mướn cho các điền chủ trên các triền của con sông Tiền, sông Hậu…

Trong đám tang mẹ, Chín Hòa đã gặp được người họ hàng bên mẹ đó là lão Hà Văn Út, một cán bộ Việt minh lúc bấy giờ. Hà Văn Út đã dụ dỗ cu nhóc Chín Hòa đi làm "cách mạng". Mười tám tuổi, Phan Văn Hòa tham gia diễn thuyết tuyên truyền cách mạng ở quê hương. Và rồi cái đêm lịch sử 23/11/1940, Phan Văn Hòa là một trong những người chỉ huy trẻ tuổi của cuộc dấy loạn ở Vĩnh Long. Người dân nơi đây gọi đó là “Đêm cộng sản nổi dậy” và sau này quen gọi là Nam Kỳ khởi nghĩa. Trong cái đêm dấy loan đó, nhiều kẻ bị bắt bị giết, trong số đó có một người anh trai của Chín Hòa… Đêm đó, cha của Chín Hòa là Phan Văn Dựa mài cây mác thật bén bảo: Mày cầm theo cây mác. Thằng nào bắt mày đâm cho tao”.

Sau cái đêm dấy loạn ở Vĩnh Long một thời gian thì Phan Văn Hòa được đón về Đìa Cháo giữa rừng U Minh. Hai năm sau, từ Rừng U Minh, những tên cộng phỉ nhận được tin từ Việt Bắc, Hán tặc hồ chí minh đã thành lập Mặt trận Việt minh. Lá cờ đỏ sao vàng mà theo Võ Nguyên Giáp khẳng định là "Hiệu kỳ này do hồ chí minh mang từ nước ngoài (Phúc Kiến) về và chánh thức treo đầu tiên giữa hang Cốc Pó vào ngày 19/5/1941 dịp khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam Độc lập Đồng Minh Hội - gọi tắt là Việt Minh". Võ Văn Kiệt mừng rơi nước mắt và nguyện theo Việt Minh làm tay sai cho Hán tặc hồ chí minh.

Tại đại hội đảng toàn quốc lần thứ II năm 1951, Võ Văn Kiệt ra Việt Bắc tham dự với tư cách là Phó Bí thơ tỉnh ủy Bạc Liêu trong đoàn đại biểu Nam bộ. Sau đó hắn được Hán tặc hồ chí minh cho đi tập huấn tại lớp "HOA NAM" ở trường nguyễn ái quốc III, khoá 6 tháng rồi trở lại Nam bộ hoạt động. 

Khi tên tội đồ Lê Duẩn được Hán tặc hồ chí minh điều ra Bắc, tên tội đồ Nguyễn Văn Linh, bí danh Mười Cúc, chú của tay "kinh tế da" Nguyễn Xuân Nghĩa lên làm bí thơ Xứ ủy và lúc này Võ Văn Kiệt - Sáu Dân từ miền Tây về Sài Gòn - Gia Định làm bí thơ Khu ủy thay cho tội đồ Nguyễn Văn Linh. 

Võ Văn Kiệt có người vợ đầu tên là Trần Kim Anh, bà này con thứ sáu của một điền chủ, lấy nhau lúc bà 17, ông Kiệt 27 tuổi. Bà có với Võ Văn Kiệt 04 người con: Phan Chí Dũng (sinh năm 1951), Phan Hiếu Dân (sinh năm 1955), Phan Thị Ánh Hồng (sinh năm 1958) và Phan Chí Tâm (sinh năm 1966). Năm 1966, bà cùng hai người con út, một trai một gái, đã thiệt mạng khi quân đội Hoa Kỳ bắn chìm tàu Thuận Phong trong một cuộc càn quét qua chiến khu Củ Chi.

Phan Chí Dũng, người con trai đầu của Võ Văn Kiệt bị bắn chết vào ngày 29/4/1972 tại kênh Tây Ký, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Vân, tỉnh Rạch Giá trong một lần đi trinh sát. Ngoài 4 người con với người vợ đầu, Võ Văn Kiệt còn có một người con sinh năm 1952 ở miền Bắc tên là Phan Thanh Nam sanh ngày 25/02/1952. Mẹ của Phan Thanh Nam là Hồ Thị Minh, chủ bút đầu tiên của tờ Phụ nữ cứu quốc Nam Bộ. Phan Thanh Nam dựa hơi cha quậy nát ngành giao thông để rồi khi cha về vườn hắn phải chạy xuống Long An mang theo cái công ty TRACODI của hắn để đẻ ra cái nhà máy bột giấy Phương Nam với cục nợ đầm đìa. 

Chủ đầu tư của bột giấy Phượng Nam là Công ty TNHH Một thành viên Phát triển công nghiệp và vận tải (Tracodi) thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 - một đơn vị ngoài ngành giấy. Mặc dù vốn chủ sở hữu khi xây dựng dự án bột giấy Phượng Nam chỉ có 39,3 tỷ đồng (khoảng 1% so với tổng vốn đầu tư) nhưng công ty đã đi vay được 2.597,1 tỷ đồng từ nguồn vốn nước ngoài và đã được nhà nước Việt cộng bảo lãnh. Bọt giấy Phượng Nam là một trong số những dự án thua lỗ nghiêm trọng thuộc ngành công thương, đang thuộc diện "ưu tiên xử lý"của Việt cộng hiện nay. Bột giấy Phương Nam Được xây dựng tại Long An, có tổng mức đầu tư ban đầu là 1.487 tỷ đồng, sau điều chỉnh tăng lên 3.409 tỷ đồng. 

Ngoài những người vợ và những người con trên, Võ Văn Kiệt còn có người vợ chánh thức là Giáo sư - Tiến sĩ Phan Lương Cầm người Huế. Có nguồn tin cho hay Phan Lương Cầm đã tháp tùng Phan Văn Hòa tức Võ Văn Kiệt trong một chuyến đi Đông Đức khi Võ Văn Kiệt được Lê Duẩn triệu tập ra Bắc lần thứ 2 vào năm 1973 và với nhiệm vụ "nữ hộ lý", Phan Lương Cầm đã có một đứa con với Võ Văn Kiệt.

Vì không tin cái bào thai trong bụng Phan Lương Cầm là tác giả của mình nên Phan Văn Hòa, tức Võ Văn Kiệt không chịu cưới bà này vì lý do tập trung vào "giải phóng" Miền Nam. Đồng thời Phan Văn Hòa hứa hẹn với Phan Lương Cầm là đợi khi nước nhà thống nhứt thì sẽ tổ chức cưới hỏi, nhận con với điều kiện là đứa con kia không được mang họ Phan, họ của bà Phan Lương Cầm và cũng là họ gốc của Võ Văn Kiệt. Để tránh tiếng, Phan Lương Cầm đã xuống Hải Dương đẻ ra đứa con trai và giao cho một gia đình họ Võ tại đây đặt tên cho con là Võ Văn Thưởng để ám chỉ đến Võ Văn Kiệt và cũng là gởi thông điệp cho Võ Văn Kiệt rằng đây là con ruột của Võ Văn Kiệt, mang họ Võ là họ của bà vợ đầu tiên mà Võ Văn Kiệt đã thương tiếc đổi từ Phan Văn Hòa sang Võ Văn Kiệt để tưởng nhớ.

Đồng thời để tránh bị dị nghị nên đứa trẻ sanh ra với giấy khai sanh tên Võ Văn Thưởng phải đôn năm sanh từ 1973 lên 1970. Sau khi Việt cộng cướp xong Miền Nam thì Võ Văn Thưởng được đưa vào Vĩnh Long, quê hương của Phan Văn Hòa - Võ Văn Kiệt để định cư cho gần họ hàng, gần gũi với quê cha. Để thực hiện lời hứa của mình, 9 năm sau ngày "phỏng bi", tức vào năm 1984 khi Võ Văn Thưởng tròn 9 tuổi, Võ Văn Kiệt đã cưới Phan Lương Cầm làm vợ chánh thức.

Trong đám con chánh thức và con rơi của Võ Văn Kiệt thì Võ Văn Thưởng là đứa con giống Võ Văn Kiệt nhứt nhứt từ dung diện tới tánh cách vì vậy tên này được thăng chức ào ào và nay là trưởng ban tuyên láo của Việt cộng. Còn lại những đứa con khác thì chỉ giống Võ Văn Kiệt ở cái tánh cách mafia mà không thừa hưởng được bản chất ngụy quân tử của cha tụi nó Võ Văn Kiệt. Tên Phan Thanh Nam thì ăn trây ỉa trét ở TRACODI, sau này tên Phan Sào Nam cũng là con rơi của Võ Văn Kiệt, là Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty cổ phần VTC online dính líu trực tiếp tới game bài RikVip và Tip.Club đã bị Hán nô Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo đánh sập và lôi ra cả lố tướng tá côn an dưới trướng của Ả Trần Đại Quang mà cá nhơn Phan Sào Nam đã được hưởng gần "một ngàn rưỡi tỷ đồng" chỉ sau 28 tháng vận hành game đánh bạc này.

Nghe đâu tay chủ tịch Vinasun là Đặng Phước Thành cũng là con rơi của Võ Văn Kiệt khi Võ Văn Kiệt được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang giai đoạn 1955 - 1959 và khi tới ấp Hưng Quới II, xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp hiện nay, Võ Văn Kiệt đã lấy một người phụ nữ ở đây sanh ra Đặng Phước Thành vào năm 1957. Để kỷ niệm nơi Võ Văn Kiệt đã ăn nằm với mẹ mình, Đặng Phước Thành đã cho  xây dựng tại nơi đây khu quần thể Nam Phương Linh Từ, khởi công xây dựng từ ngày 30/10/2009 trên diện tích 5 hecta với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng.

Cổ nhơn đã phán "Giống Rồng thì đẻ ra Rồng. Liu Điu thì đẻ ra dòng Liu Điu", cha nào con nấy là vậy đó./.

Tran Hung.
















Không có nhận xét nào

Quảng Cáo