[ VIỆT NAM GIỎI TOÁN NHƯNG VẪN NGU - NGỘ NHẬN ] Mỗi lần khi nhìn lại các bài toán lớp 10-12 như nhìn một ngôn ngữ khác. Suy ngẫm thì không b...
[VIỆT NAM GIỎI TOÁN NHƯNG VẪN NGU - NGỘ NHẬN] Mỗi lần khi nhìn lại các bài toán lớp 10-12 như nhìn một ngôn ngữ khác. Suy ngẫm thì không biết hồi đó mình làm sao có thể lên lớp được. Nhớ lại thì toán là một sự ám ảnh của mình và rất nhiều người.
Ai cũng nói Việt Nam giỏi toán, cái này đúng một phần. Giỏi ở đây thực sự mà nói là học vẹt, nhồi kiến thức, nhồi công thức toán rồi thi lấy điểm. Còn tính ứng dụng thì rất ít. Là một người học đã học đại học và đi làm, tôi phải nói rằng tôi chưa bao giờ áp dụng toán cao cấp và trung cấp, chỉ chủ yếu sử dụng sơ cấp cộng trừ nhân chia (+ – x /).
Ở các nước Phương Tây thì họ vẫn dạy toán, nhưng không có nặng như Việt Nam. Và tùy theo định hướng của học sinh, họ phân chia loại toán ta. Ví dụ:
1. Bạn kia muốn học luật để làm luật sư thì đâu cần toán cao cấp làm gì.
2. Bạn kia muốn làm kỹ sư phần mềm thì đương nhiên cần toán, nhưng chỉ học thứ cần thiết.
3. Bạn kia phân vân thì có thể học mức độ vừa phải.
Họ dạy toán phù hợp với công việc và ngành nghề. Nhiều khóa kỹ thuật cần học viên phải có trình độ toán nhất định. Nếu không có thì có thể học lại toán phù hợp với chương trình.
Ở đây tôi muốn nói là học sinh Việt Nam bị nhồi toán quá nhiều trong khi đa số không áp dụng. Điều này gây rất nhiều lãng phí. Ở bên ngoài thì đa số công việc chỉ dùng toán sơ cấp và có phần mềm hỗ trợ. Cho nên ép tất cả học sinh và sinh viên nhồi vào đầu những thứ cao siêu là không cần thiết. Không những vậy nó còn tốn thời gian và làm nản trí người học.
Toán vẫn quan trọng, nhưng nếu nó liên quan và áp dụng. Còn nếu chỉ học toán để nhồi công thức thì vô nghĩa. Vì nhồi thì chỉ cần học vẹt, nhớ cho có, lúc thi thì áp dụng công thức, ai mà chẳng làm được. Điều quan trọng là tính ứng dụng của kiến thức chứ không phải số lượng kiến thức.
Những việc như phân tích tài chính, kế toán, thiết kế – dùng toán rất ít, chủ yếu là cộng trừ nhân chia. Cao hơn là lập trình thì đa phần chỉ cần cơ bản, chừng nào lên cao nữa thì mới cần những thuyết toán cao cấp. Các ngành kỹ thuật thì cần nhưng không nhiều như chương trình học cấp 3.
Nếu tôi là Bộ Giáo Dục, tôi sẽ cắt giảm lượng toán xuống, phân chia ra từng phần. Học sinh định hướng nghệ nghiệp rồi chọn loại và trình độ toán. Hiện tại quá lãng phí thời gian. Thay vì biến học sinh thành những thiên tài toán học thì hãy dạy học Microsoft Word và Excel, dạy học ngoại ngữ, dạy họ cách tự học và những kỹ năng cần thiết.
Chúng ta không cần một thế hệ thiên tài biết tất cả, cũng không cần một triệu nhà toán học. Chúng ta cần một lực lượng thanh niên biết sử dụng máy móc, biết khám phá, biết sáng tạo và tìm tòi học hỏi. Đừng nhồi họ nữa.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Không có nhận xét nào